Rủi ro công nghệ Biofloc

Ngành nuôi trồng thủy sản nước ta đang đứng trước nhiều khó khăn, cải tiến công nghệ là vấn đề luôn được quan tâm. Tuy nhiên, bùng phát công nghệ theo kiểu phong trào có đảm bảo được hiệu quả? Biofloc du nhập vào Việt Nam khi dịch bệnh EMS bùng phát, là công nghệ thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư thủy sản Việt Nam, nhưng dường như biofloc chưa được quan tâm đúng mức.

cong nghe biofloc
Ao nuôi tôm theo công nghệ Biofloc ở Indonesia.

Công nghệ biofloc cơ bản được Giáo sư Yoram Avnimelech khởi xướng ở Israel và do Robins McIntosh thực hiện đầu tiên trong nuôi tôm thương phẩm ở Belize. Một số nước trên thế giới như Israel, Indonesia…đã nghiên cứu và thực nghiệm thành công công nghệ này…đạt sản lượng cao trên cả tôm và cá rô phi.

Biofloc là một khối tập hợp các loại tảo đơn bào, tảo đa bào, phân, mảnh vụn thức ăn, xác vi sinh vật, vi khuẩn và kể cả động vật không xương sống có kích thước nhỏ. Kích thước floc khoảng 0,1 -2mm.

Hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu amino acid. Floc đạt yêu cầu nhỏ hơn 15ml/l nước. Tôm cá sẽ sử dụng khối vi khuẩn này để làm thức ăn, do đó FCR giảm thấp và chi phí thức ăn cũng giảm.

Dù vậy, cần lưu ý vấn đề kiểm soát hàm lượng vi khuẩn trong ao nuôi. Lượng vi khuẩn phát triển trong ao cũng khó biết được là vi khuẩn có lợi hay vi khuẩn có hại. Môi trường nước trong công nghệ biofloc có đảm bảo lượng vi khuẩn phát triển hoàn toàn là vi khuẩn có lợi hay không. Nếu vi khuẩn có hại phát triển thì sẽ gây hại đến sức khỏe tôm cá. Thậm chí tỉ lệ chết còn tăng lên khá nhanh so với dịch bệnh EMS. Vậy công nghệ biofloc có thực sự tốt cho tôm cá nuôi?

Hệ thống biofloc hoạt động dựa theo nguyên lí vi khuẩn dị dưỡng ăn vật chất hữu cơ. Vi khuẩn sẽ tiêu thụ năng lượng và hàm lượng oxy hòa tan để phát triển. Do đó, ao sử dụng công nghệ này phải được sục khí liên tục 24 giờ/ngày. Vị trí lắp đạt quạt nước phải được tính toán kĩ lưỡng để đảm bảo đượckhả năng tạo khối vi khuẩn. Đây cũng là điểm hạn chế trong công nghệ này, tốn nhiều tiền cho nhiên liệu, tôm cá có thể chết nếu chỉ ngừng quạt nước trong 1 giờ.

Thông thường, hàm lượng nitơ trong ao đủ cho tôm cá sử dụng, nhưng đối với hệ thống biofloc, phải đảm bảo được tỉ lệ C/N trên 10. Người ta thường bổ sung mật rỉ đường, tinh bột hay ngũ cốc ép viên. Việc kiểm soát hàm lượng Carbon, Nitơ trong ao là rất khó, không thể điều chỉnh theo tỉ lệ tối ưu như các nghiên cứu đã làm.

Ao nuôi theo công nghệ biofloc phải được lót bạc và lượng nước trao đổi bị hạn chế, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Tuy không tốn kém về chi phí thức ăn  nhưng với chi phí thực hiện như vậy thì giá thành đầu ra sẽ khá cao, sản phẩm nuôi khó cạnh tranh trên thị trường.

Nếu thực hiện biofloc theo đúng mô hình tiêu chuẩn của nó sẽ mang lại nhiều lợi ích đáng kể. Biofloc có thể giúp kiểm soát được lượng nitrogen trong ao nuôi, cải thiện được tăng trưởng vật nuôi, môi trường nước ổn định, giảm sức tải sinh học, giảm chi phí sản xuất và gia tăng lợi nhuận do có thể nuôi ở mật độ rất cao.

Đòi hỏi công nghệ kĩ thuật cao, và quản lí môi trường tốt, công nghệ biofloc tuy có mới, nhưng chưa chắc đạt hiệu quả khi áp dụng ở Việt Nam. Việt Nam đang trên đà phát triển, nhưng vẫn chưa đủ mạnh để chạy theo các công nghệ hiện đại như vậy trong khi khâu quản lí còn nhiều bất cập, và trình độ kĩ thuật chưa được nâng cao

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Biofloc technology của giáo sư Yoram Avnimelech, Israel Institute of Technology Haifa, Israel.
2. Biofloc Technology (BFT): A Review for Aquaculture Application
and Animal Food Industry, Maurício Emerenciano, Gabriela Gaxiola and Gerard Cuzon.
3. BIOFLOC-BASED SHRIMP CULTURE SYSTEMS: ADVANTAGES, CHALLENGES, AND THE STATE OF CURRENT RESEARCH,  Andrew J. Ray and John W. Leffler.
4. BIO-FLOC CÔNG NGHỆ MỚI ỨNG DỤNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN PGs. Ts. Nguyễn Văn Hòa, Khoa Thủy Sản, Đại học Cần Thơ
5. Những phát triển gần đây trong công nghệ Biofloc Viết ngày 02/10/2012, www.atcvietnam.com.vn
6. Công nghệ biofloc cho nuôi trồng thủy sản THƯƠNG MẠI THỦY SẢN - Số 155 Tháng 11/2012

Đăng ngày 20/08/2013
Lê Hải Quỳnh
Kỹ thuật

Tổng quan về công nghệ MBBR trong nuôi trồng thủy sản

MBBR là Moving Bed Biofilm Reactor, hứa hẹn là công nghệ xử lý nước thải ưu việt trong nuôi trồng thủy sản.

công nghệ MBBR
• 18:17 25/09/2021

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP không chỉ loại bỏ hiệu quả nồng độ Ammonium mà còn xử lý đến 90% chất hữu cơ.

Chế biến cá tra
• 07:00 22/04/2020

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản bằng cảm biến nano

Sử dụng được cả trên bờ, dưới nước để quan trắc chất lượng nước, hệ thống cảm biến nano do Viện Công nghệ nano (INT) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu giúp người nuôi trồng thủy sản yên tâm khi chất lượng nước nuôi được cảnh báo tự động kịp thời khi có sự cố.

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản
• 14:35 05/02/2020

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ

Quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ là khâu quan trọng, đòi hỏi người nuôi có sự hiểu biết cần thiết về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường và biến động của chúng.Từ đó, có biện pháp điều chỉnh phù hợp, giảm nguy cơ thiệt hại, góp phần vào thành công của vụ nuôi.

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ
• 08:46 30/10/2019

Gan tôm như thế nào mới gọi là “chuẩn”?

Trong hành trình nuôi tôm, ai cũng mong muốn tôm mau lớn, khỏe mạnh, ít bệnh, năng suất cao và đầu ra ổn định. Tuy nhiên, có một cơ quan cực kỳ quan trọng trong cơ thể con tôm mà nhiều bà con còn ít chú ý tới hoặc chưa thật sự hiểu rõ – đó chính là lá gan tụy.

Gan tôm
• 09:46 17/04/2025

Thả tôm giống với các bước cần lưu ý điều gì?

Thả tôm giống là một trong những công đoạn quan trọng nhất, quyết định đến 60–70% sự thành công của vụ nuôi. Dù bạn là người nuôi tôm truyền thống hay đang áp dụng mô hình nuôi công nghệ cao, thì việc thả giống đúng kỹ thuật luôn là điều kiện tiên quyết để tôm phát triển khỏe mạnh, hạn chế bệnh tật và đạt năng suất cao. Vậy khi thả tôm giống, cần lưu ý những gì?

Thả tôm giống
• 10:07 16/04/2025

Năng xuất nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao và các yếu tố kỹ thuật

Năng suất sản xuất tôm thẻ chân trắng mô hình siêu thâm canh, công nghệ cao dao động 4 - > 8 tấn/1.000 m2. Với mật độ thả dày ≥ 250 con/m2, mức nước sâu (h > 1,5m). Tỷ lệ sống > 70 %, tôm phát triển tốt, tăng trưởng đạt mức cao, ADG: 0, 3 – 0,4 gr/ngày. Đạt size tôm lớn 28 – 26 con/kg sau 100 ngày nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:00 13/04/2025

Kỹ thuật nuôi tôm sú và các biện pháp phòng bệnh

Tôm sú (Penaeus monodon) là một trong những đối tượng nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao tại Việt Nam và nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Tôm sú thích nghi tốt với môi trường nước lợ và có tốc độ tăng trưởng nhanh, giá trị dinh dưỡng cao và được thị trường quốc tế ưa chuộng. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm sú hiện đang đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là các vấn đề về dịch bệnh. Bài viết này sẽ giới thiệu các kỹ thuật nuôi tôm sú trong môi trường nước lợ và các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Tôm sú
• 13:20 02/04/2025

Cảng biển An Thới – Nhịp sống sớm mai đậm đà hơi thở biển Phú Quốc

Khi mặt trời vừa ló rạng nơi đường chân trời, cảng biển An Thới – một trong những cảng nhộn nhịp và đặc trưng nhất của Phú Quốc – đã bắt đầu sôi động. Không cần nhiều dụng cụ, đôi khi chỉ với một tấm lưới nhỏ, người dân nơi đây đã có thể kéo lên những mẻ cá tươi rói, lấp lánh trong nắng sớm như những món quà của biển cả dành cho cư dân đảo.

Cảng biển
• 05:22 19/04/2025

Một số loài nấm dễ xuất hiện trong ao nuôi

Trong hành trình nuôi tôm, ai cũng quen với những “hung thần” như vi khuẩn Vibrio, khí độc NH₃, NO₂ hay tảo độc bùng phát. Nhưng ít ai chú ý đến một nhóm “sát thủ thầm lặng” khác – nấm thủy sinh.

Nấm ở ao nuôi
• 05:22 19/04/2025

Phòng chống dịch bệnh thủy sản trong mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng đang đến gần, kéo theo nguy cơ bùng phát nhiều loại dịch bệnh trên thủy sản, đặc biệt là tôm, cá nuôi nước ngọt và nước lợ. Để đảm bảo năng suất và chất lượng, người nuôi cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh kịp thời và hiệu quả.

Ao tôm
• 05:22 19/04/2025

Cá thủy tinh: Vẻ đẹp trong suốt từ thế giới dưới nước

Trong vô số loài cá cảnh đang làm mưa làm gió trên thị trường, cá thủy tinh (Glassfish) nổi bật như một viên ngọc trai trong suốt giữa đại dương sắc màu.

Cá thủy tinh
• 05:22 19/04/2025

Thủy sản quý 1, trọng tâm quý 2 và nhiệm vụ Chính phủ giao năm 2025

Với kết quả của ngành thủy sản trong quý 1, Bộ NN&MT đề ra nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm quý 2, tập trung thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu được Chính phủ giao để hoàn thành trong năm 2025.

Tôm
• 05:22 19/04/2025
Some text some message..