Ruồi lính đen: Chiến binh mới của ngành thức ăn thủy sản

Dùng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn trong nuôi trồng thủy sản góp phần tăng tính bền vững của ngành, đồng thời giải quyết các vấn đề thiếu hụt nguồn protein gây ảnh hưởng đến chất lượng và giá cả thức ăn.

ruồi lính đen
Ruồi lính đen.

Sản lượng nuôi trồng thủy sản hiện nay đã tăng gấp đôi so với 15 năm trước, sự bùng nổ quá nhanh của ngành gây sức ép lớn đến môi trường và lên cả các ngành công nghiệp phụ trợ, sau thời gian dài chỉ tập trung phát triển năng suất và sản lượng, giờ đây vấn đề nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững phải được quan tâm hơn bao giờ hết. Trong ngành công nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản, nguồn protein chính đang phụ thuộc vào trữ lượng cá nhỏ, cá tạp khai thác ở đại dương.

Đã từ lâu, khai thác thủy sản không còn tập trung vào đánh bắt cá làm thực phẩm cho con người, mà phần lớn sản lượng cá từ đại dương được dùng để sản xuất nguyên liệu phục vụ cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi – thủy sản. Sử dụng nguồn cá hoang dã tự nhiên để sản xuất bột cá và dầu cá là nguyên nhân quan trọng làm sụt giảm nguồn lợi thủy sản. Nỗ lực tăng trữ lượng các loài cá đang bị khai thác để làm thức ăn công nghiệp không chỉ cứu những loài này, mà còn phục hồi các loài cá lớn khác đang bị con người tranh giành thức ăn của chúng - chính là các loài cá nhỏ - để cho cá nuôi trong trang trại ăn, mà vẫn nghĩ rằng ngành nuôi trồng thủy sản không gây tác động xấu đến trữ lượng cá tự nhiên. Mục tiêu hiện nay là giảm sử dụng bột cá và dầu cá khi sản xuất thức ăn để giảm áp lực nguồn lợi với nguồn cá nhỏ ngoài tự nhiên như: cá thu, cá mòi, cá cơm, krill, …

Gần đây ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens) nổi lên như một loại thức ăn hoàn hảo trong các trang trại nuôi thủy sản, nhanh chóng được xem là ứng cử viên sáng giá để làm nguồn protein thay thế bột cá, thậm chí còn được xem là có tiềm năng hơn so với đạm thực vật – như bột đậu nành, bột bắp – vốn được các nhà sản xuất thức ăn thủy sản sử dụng từ nhiều năm nay.


Ấu trùng ruồi lính đen.

Thật ra, ruồi lính đen đã quen thuộc từ lâu trong sản xuất phân hữu cơ, xử lý chất thải, thậm chí làm thức ăn cho một số động vật trên cạn. Ruồi lính đen lớn nhanh, dễ nuôi, chúng thậm chí ăn cả phân và xác động vật. Ruồi lính đen cái có thể sinh hàng trăm quả trứng trong một lần, trứng chỉ cần 4 ngày để nở thành ấu trùng, bắt đầu có thể ăn chất hữu cơ. Sau 14 ngày phát triển, ấu trùng biến thái hoàn chỉnh thành ruồi lính đen trưởng thành. Ruồi con thường được tìm thấy gần nguồn rác hữu cơ, nơi có nhiều ruồi trong giai đoạn sinh sản và trứng.

Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản khẳng định việc sử dụng ruồi lính đen làm thức ăn cho cá mang đến kết quả thật sự lạc quan và triển vọng. Ấu trùng ruồi lính đen cung cấp nguồn protein cao và được đa số loài cá ưa thích. Theo dõi thực tế sản xuất cho thấy, cá hồi được cho ăn ruồi lính đen có tốc độ phát triển ngang bằng cho ăn bột cá và thịt cá sau quá trình trao đổi chất hoàn toàn không có bất kỳ tác động tiêu cực đối với người sử dụng. Trên thực tế, con người còn có thể ăn trực tiếp ấu trùng ruồi lính đen.

Tuy nhiên, sử dụng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn nuôi trồng thủy sản đang vướng phải hai rào cản lớn là: khả năng mở rộng quy mô sản xuất công nghiệp và rào cản pháp lý. May mắn là vấn đề này có thể được khắc phục khi tiến hành nghiên cứu sâu hơn và cải tiến công nghệ. Các nhà sản xuất có quyền hy vọng là khi tiến bộ kỹ thuật giúp ấu trùng ruồi lính đen chứng minh sự vượt trội của mình so với các nguồn protein và chất béo khác, thì vấn đề pháp lý sẽ trở nên thuận lợi hơn.

Thông qua việc sử dụng ấu trùng ruồi lính đen thay thế thức ăn chứa bột cá và dầu cá. Nông dân không chỉ cải tiến kỹ thuật canh tác của mình, mà còn đang góp phần thực hiện cuộc cách mạng của ngành thủy sản – cuộc chiến để xây dựng ngành nuôi trồng thủy sản bền vững.

Đăng ngày 05/12/2019
Thảo Nguyễn
Nguyên liệu

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 15/04/2024

Giun biển làm thức ăn thủy sản

Nghiên cứu mới đã cho thấy tiềm năng của giun enchytraeid, loài ăn các vật liệu hữu cơ như rong biển mục nát, như một sự thay thế bền vững hơn cho các thành phần thức ăn thủy sản truyền thống.

Giun biển
• 09:57 15/04/2024

Nên dùng thảo dược nào cho tôm thẻ?

Tập trung tìm kiếm các giải pháp thay thế từ tự nhiên, đó chính là thảo dược!

Thảo dược
• 08:00 10/04/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:44 29/03/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 01:43 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 01:43 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 01:43 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 01:43 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 01:43 20/04/2024