Săn cá xanh giữa đại ngàn

Những tốp thợ “sơn tràng” chuyên lên miền thượng du Nam Đông (Thừa Thiên Huế) săn tìm loài cá xanh (dân địa phương gọi là cá mát), cứ bảo rằng, loài đặc sản riêng có của vùng miền núi với đặc tính thịt thơm ngon, đang dần mất hút giữa đại ngàn…

sau da
Truy tìm sâu đá để câu cá xanh

Mưu sinh nơi thượng nguồn

Sinh ra gần vùng sông nước Khe Tre (thị trấn Khe Tre, huyện Nam Đông), ông Lê Văn Sáu (64 tuổi), được biết đến như những người thợ “sơn tràng” đầu tiên lên với vùng đất này để tìm vận may của núi rừng. Ở thanh niên, trong ký ức của ông là những tháng ngày “ăn rừng ngủ rú” theo đuôi cá xanh.

Thời xây dựng kinh tế mới, ông Sáu “gác kiếm”, bỏ lại sau lưng tiếng xì xào tiếc rẻ của đám bạn rừng để chuyên nghề đánh bắt cá xanh. Loài cá với kích thước vừa phải, chỉ bằng 3 đến 4 ngón tay người vốn là thức ăn quen thuộc của đồng bào. Cá sống ở thượng nguồn con thác nên rất sạch. Chỉ khi những quán ăn, nhà hàng của người Kinh mọc lên, khách thập phương kéo về cũng là lúc loài cá xanh có giá hơn bao giờ hết.

Những chuyến săn tìm của ông Sáu cùng con rể Phan Văn Vy thường bắt đầu từ sáng sớm tinh sương hay chiều tối. Họ đi ngược lên vùng thượng nguồn suối Khe Tre, Cha Mon, La Ma, Mù Nú, sử dụng nhiều phương thức đánh bắt. Cuốc bộ từ sáng lên tới thượng nguồn thủy điện Thượng Lộ, người mệt lả, ông Sáu cùng con rể chèo thuyền men theo con nước lên với thượng nguồn. Tháng 4 trong cái nắng hanh hao của núi rừng cũng là lúc mùa cá xanh bắt đầu sinh sản.

Trước đây, cá xanh nhiều vô kể, chỉ cần đi dọc khe suối đến vùng thác nước chảy là có. Giờ người bắt ngày một đông, môi trường ô nhiễm nên loài cá này ngày một khan hiếm. Ông Sáu bảo rằng, có lẽ do loài cá thịt thơm ngon, nó “ý thức được giá trị” của nó nên càng tinh khôn, khó bắt.

Săn cá xanh dựa vào hai thời điểm, lúc 5 đến 6 giờ sáng và 19 đến 20 giờ tối. Buổi sáng, loài cá này bơi ngược lên thác nước chảy mạnh, náu mình trong thác ghềnh để tìm loài sâu đá (tức con mòi). Loài vật này kích thước bằng hai hạt gạo, có đuôi dài, thường sống “ký gửi” nơi đá suối chìm sâu dưới nước. Bởi thế, buổi sáng thợ bắt cá thường đi sớm, canh đúng thời điểm cá ngược dòng lên thác tìm sâu. Tốp thợ lật từng hốc đá, bắt loài sâu này móc vào cần với lưỡi câu cực nhỏ. Thác sâu bao nhiêu, thả cước dài bấy nhiêu. Thợ bắt cá sẽ đứng trên ghềnh đá, thọc lưỡi câu liên tục, cá tưởng động mồi nên tìm đến ăn. Vào buổi chiều tối, cá nằm ở hốc đá phía hạ nguồn con suối, thợ săn bắt có thể đánh cá bằng lưới hoặc “thuốc cay” từ rễ, lá cây tự chế. Họ lấy rễ cây rau răm trời (dạng như cây rau răm nhà) hoặc thân cây gai, mang giã nhuyễn, tìm đến những điểm cá trú ẩn phả vào nước, cá xanh cùng các loại khác nằm trong hốc đá không chịu nổi mùi cay đành trồi lên khỏi mặt nước.

Mỗi chuyến “săn rừng” của ông Sáu với con rể thường đi vài ngày. Ngoài cơm đùm gạo bới, họ dùng nước suối và đá tuyết mang theo đựng trong thùng xốp để giữ cá tươi lâu. Mỗi chuyến, hai bố con ông Sáu đánh chừng 3 - 4kg cá xanh. Với giá 350 nghìn đồng/kg “bán tươi” cho các nhà hàng lớn ở Nam Đông, hai “thợ săn” cũng rủng rỉnh ít tiền đắp đổi cuộc sống. “Thời điểm tết, cá xanh có giá 800 nghìn/kg tươi và 1,2 triệu đồng/kg khô nhưng không có mà bán. Con cá giờ “bỏ chạy” xa lên phía thượng nguồn rồi”, ông Sáu vừa nói, tay chỉ lên phía núi rừng xa mờ.

Tìm cá, gặp… trăn

Mỗi chuyến đi rừng ngày một cực nhọc hơn do tuổi tác, nhưng chưa bao giờ ông Sáu thấy loài cá xanh khan hiếm như thời điểm hiện nay. Ông bảo từ khi thủy điện Thượng Lộ chặn dòng xây dựng, đường cao tốc La Sơn-Túy Loan thi công, những thác nước không con chảy mạnh, dòng suối bị ô nhiễm là nguyên nhân loài cá đặc sản này ngày một tuyệt diệt. Theo kinh nghiệm mấy chục năm trong nghề của ông Sáu, cứ sau tầm tháng 9 - 10 (DL), khe suối qua cơn lũ rừng, loài cá xanh xuất hiện nhiều. Giờ đã qua mấy mùa lũ mà cá cũng bỏ người đi!

ca hap hanh
Cá xanh hấp hành

“Mấy năm trước, mỗi đêm tui kiếm được cả chục ký, giờ bắt hai ngày mà chỉ bán vừa đủ chi phí, đủ tiền mua gạo”, ông Sáu nói như trách móc núi rừng. Với những thợ săn cá chuyên nghiệp như ông Sáu, băng rừng cả đêm lẫn ngày, do đi dọc khe suối nên nguy hiểm nhất với họ không phải rắn rít, thú dữ mà là loài trăn. Những chuyến gặp trăn “khủng”, chiến đấu để giành sự sống đã cho ông Sáu những kinh nghiệm… nhớ đời.

Ông Sáu kể: “Mấy chục năm trước, đi dọc khe La Ma qua Mù Nú, ban đêm mình giẫm phải loài trăn vốn thích nơi ẩm ướt. Trong phút chốc chúng cuốn chặt mình đến nghẹt thở. Dù có cây rựa trên tay nhưng khi trăn quật trong đêm tối, rựa rơi không tìm thấy. Rứa là tui nhanh tay chụp được đuôi trăn đưa vào miệng cắn. Chỉ có cắn vào đuôi nó mình mới thoát được”.

Rồi có lần ông Sáu đi cùng tốp 14 người cắt lá nón nơi thượng nguồn suối Reo. Con trăn lớn quấn một người trong đoàn, dù tốp thợ sơn tràng đã dùng rựa chặt 3 nhát vào thân loài trăn dữ nhưng vẫn không kịp cứu người bạn khi cả trăn và người lao xuống vực thác. Cũng tại thượng nguồn suối Reo này, có lần trong chuyến đi rừng bắt cá, ông Sáu cùng người con rể “hồn bay phách lạc” khi thấy con trăn ước chừng 10m, nặng 70kg, đang nuốt chửng một con nai nhỏ. Không dám động đến “ngài”, hai cha con liền chọn hướng khác đi. “Đi rừng gặp trăn là chuyện thường, trăn lớn thì rất thiêng, mình không đụng nó thì nó chừa đường sống cho mình. Dân đi rừng ai cũng hiểu điều đó”, ông Sáu nói.

Theo đồng bào miền núi, cá xanh (còn gọi là cá mát) sống thành đàn ở các vùng khe suối, thượng nguồn các con sông và chúng thường làm tổ trong các hang đá. Cuối mùa xuân, đầu mùa hạ là mùa sinh sản của loài cá này. Cá xanh thường được chế biến thành các món như hấp hành, nướng, xào rau rớn với đặc tính thịt chắc, thơm ngon. Lòng cá xanh có nhiều chất dinh dưỡng, thường được nấu cháo cho trẻ nhỏ.

Báo Thừa Thiên Huế, 17/04/2016
Đăng ngày 19/04/2016
Nguyễn Khánh
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 11:41 18/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:41 18/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 11:41 18/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 11:41 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 11:41 18/11/2024
Some text some message..