Xuất thân là một "lái" cua nên anh Hoàng Anh rất am hiểu về giá trị của con cua Cà Mau, cũng như cách chọn lựa cua như thế nào cho chất lượng. Trong quá trình làm nghề thu mua cua, những khách hàng thân thiết của anh tin tưởng về chất lượng cũng như nguồn gốc của cua Cà Mau (chủ yếu là các nhà hàng, khách sạn ở TP Hồ Chí Minh, Hà Nội…) nên họ yêu cầu anh sản xuất cua thịt theo hình thức đông lạnh (cua đã luộc chín). Vậy là vợ chồng anh bắt đầu tìm hiểu và làm thử để cung cấp cho khách hàng.
ừ công việc “lái” cua, vợ chồng anh Trương Hoàng Anh, ấp Tân Hiệp, xã Tân Đức, có nhiều thuận lợi tạo ra sản phẩm mới từ cua thịt.
Đa số cua dùng để luộc lấy thịt là những con cua yếu, nhỏ, ngộp nước… nhưng vẫn đảm bảo chắc thịt, khi luộc vẫn giữ được phẩm chất của con cua Cà Mau. Anh Hoàng Anh chia sẻ: “Khâu nguyên liệu có vai trò khá quan trọng quyết định sản phẩm cua nên mình rất cẩn thận. Hiện nay lượng cua nguyên liệu của mình không đủ để luộc nên phải mua cua từ những thương lái khác, khoảng 100 kg/ngày (vào con nước). Bình quân 6 kg cua nguyên vỏ sẽ cho ra 1 kg thịt cua. Mỗi con nước sẽ cho ra thành phẩm khoảng 50 kg thịt cua các loại (có hạn sử dụng trong vòng 6 tháng)”.
Tuỳ theo yêu cầu khách hàng sẽ phân loại từng bộ phận cua riêng; cua thịt cũng được chia ra một số loại như: thịt càng cua, thịt ngoe cua…
Chị Bùi Thị Lanh (vợ anh Hoàng Anh, hội viên phụ nữ ấp) cho biết: “Hiện tại giá chung khoảng 700.000 đồng/kg, riêng thịt càng cua có giá khoảng 1,3 triệu đồng/kg”.
Công đoạn hút chân không trước khi đông lạnh, giúp cho thịt cua đảm bảo tươi ngon và bảo quản được lâu hơn.
Hiện tại, đến con nước, gia đình chị Lanh tạo việc làm cho từ 10-15 lao động tại địa phương, chủ yếu là phụ nữ, với thu nhập khoảng 250.000 đồng/ngày. Từ các khâu luộc cua, tách thịt… đều được nhân công làm; riêng công đoạn hút chân không sẽ được chị Lanh đảm nhận.
Chị Hoàng Thị Nhật, Chủ tịch Hội LHPN xã Tân Đức, phấn khởi: “Bước đầu chỉ làm thủ công nhưng đã đạt hiệu quả khả quan. Hội phụ nữ đang tìm kiếm nguồn vốn để hỗ trợ hội viên mở rộng quy mô sản xuất, từ đó sẽ giải quyết việc làm cho nhiều lao động phụ nữ nhàn rỗi ở địa phương”.