Sản xuất lươn giống, ngành nghề mới cần được phát triển

Phong trào nuôi đã phát triển hơn 10 năm, nhưng cho đến nay, điệp khúc “Lươn thả vào bể nuôi là chết” hình như không có gì xa lạ đối với những hộ đang nuôi lươn thương phẩm vùng đồng bằng sông Cửu Long.

san xuat giong luon
Ương lươn giống trong bể Composite. Ảnh tepbac.com

Niềm mong ước của hộ nuôi cũng như giới chuyên môn là làm thế nào để sản xuất được lươn giống. Nhưng những nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng cũng như sinh sản hiện còn rất ít và còn nhiều điều thú vị chung quanh giới tính của lươn.

Khi mới sinh ra, chúng là “chị em gái với nhau” sau đó lưỡng tính và cuối cùng là giới tính đực. Trong suốt  “cuộc đời ” của lươn, có thể là “cha và mẹ” ở mỗi giai đoạn khác nhau. Có tác giả cho rằng thời gian tự chuyển giới từ cái sang đực có khi trải qua thời gian là 1 năm và việc chuyển đổi giới tính cũng có thể xãy ra tùy theo mật độ của lươn cái (lươn đực sẽ biến thành lươn cái khi số lượng lươn cái thấp - Trích từ bài viết của Tiến sĩ Dược Khoa Trần Việt Hưng). Đây là một trong những vấn đề được quan tâm khi nghiên cứu cho lươn sinh sản.

Năm 2006, Trung tâm Giống Thủy sản Nước ngọt Nam bộ (TTGTSNNNB ) đã tiến hành một số thực nghiệm về khảo sát đặc điểm sinh học và nghiên cứu sinh sản nhân tạo lươn. Bước đầu thu được những kết quả tốt về thuần dưỡng và nuôi vỗ lươn trong điều kiện nhân tạo và tiến hành sinh sản bán tự nhiên đã thu được một số lươn bột và lươn giống. Ứng dụng những kết quả trên, TTGTSNNNB đã phối hợp với Trung tâm Giống Thủy sản An Giang thử  nghiệm sản xuất giống lươn đồng tại 2 địa điểm: Trại Giống Thủy sản của Trung tâm và  hộ dân thuộc huyện Châu Thành. Sau 2 năm thực hiện đã thu được 22.000 con lươn giống với kích cỡ 3-7gam/con. Đó là kết quả thực hiện của kế hoạch “Tập huấn kỹ thuật và sản xuất thử nghiệm giống lươn đồng (Monopterus albus)”do TTGTSNNNB chuyển giao. Nhưng điều quan trọng không phải là số lượng mà là công nghệ sản xuất giống lươn đồng.

Niềm vui của cán bộ kỹ thuật và hộ nuôi

Dự án “Phát triển mô hình sản xuất giống lươn đồng (Monopterus albus) bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo tại An Giang ” do Trung tâm Giống Thủy sản An Giang thực hiện (Ks. Triệu Thị Y Vanne làm Chủ nhiệm) được triển khai. Thời gian thực hiện là 12 tháng (Tháng 7/2011 đến tháng 7/2012). Khu vực được chọn là vùng nuôi chuyên canh của tỉnh: Châu Thành, Thoại Sơn, Châu Phú và Tân Châu. Đây là công nghệ mới mang tính ứng dụng cao nên trong quá trình thực hiện nhóm cán bộ thực hiện cùng 16 hộ dân đã nổ lực rất nhiều để đạt được chỉ tiêu kỹ thuật đáp ứng với mục tiêu của dự án về tỷ lệ ấp nở, tỷ lệ sống từ giai đoạn ương lươn bột lên lươn giống. Số lượng lươn giống thu được 69.000con so với mục tiêu của dự án 64.000 con đạt 107,81% và ngoài ra còn có khoảng 100.000 lươn giống với kích cỡ từ 3- 5 gam/con từ những hộ lân cận và quen biết của những hộ tham gia dự án sản xuất được. Khi dự án triển khai xuống các địa phương hầu hết các cấp chính quyền cũng cán bộ kỹ thuật rất  phấn khởi: Công nghệ mới được chuyển giao đến nông dân tạo cho họ có được một ngành nghề mới. Hy vọng rằng nghề “nhân”giống lươn đồng sẽ hỗ trợ nhiều hộ dân đang nuôi thương phẩm.

Chúng ta hãy lắng nghe những “nhà khoa học chân đất ” tâm sự.

Anh Nguyễn Ngọc Hân ngụ xã Tây Phú, huyện Thoại Sơn đã từng tâm sự: Thật là vất vã khi phải đi đánh bắt lươn giống ngoài tự nhiên về nuôi thương phẩm, ước gì có thể tự sản xuất được lươn giống.

Anh Nguyễn Văn Nhất ngụ tại xã Tân Phú, huyện Châu Thành là người có thâm niên trong nghề lợp lươn nói: “Hồi trước gánh lợp đặt một đêm được 3-5kg là chuyện bình thường, còn bây giờ chỉ được dăm ba con kể như lỗ sở hụi, phải làm giống mới có con lươn nuôi”

Ông Nguyễn Văn Đường ngụ tại xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành tâm sự: “ Tôi không nghĩ là mình có thể sản xuất được con lươn giống, tôi cám ơn Trung tâm Giống Thủy sản An Giang đã giúp cho gia đình tôi có được cái nghề này. Hiện nay, tôi đang mở rộng diện tích sản xuất từ 20m2 lên 200m2. Gia đình tôi quyết tâm theo cái nghề này”.

Hồ Văn Luông, xã Vĩnh Nhuận, huyện Châu Thành, người nông dân trẻ tuổi nhất (chỉ 20 tuổi khi bắt đầu tham gia dự án) trong những hộ tham gia dự án đã có nhiều cải tiến một số công đoạn của quy trình cho phù hợp với điều kiện của địa phương và gia đình. Anh cũng quyết tâm nhân rộng diện tích và mong muốn được hỗ trợ làm cơ sở chuyên sản xuất lươn giống

Anh Trương Văn Bính, xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú, tâm sự: “Năm đầu làm thất bại, chưa thành công  nhưng tôi nắm được bí quyết rồi, quyết tâm mới được chắc chắc sẽ thành công”. Anh đã thành công thật sự trong năm 2012 và còn chỉ “nghề” anh bạn hàng xóm của mình Đỗ Văn Lai, xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú, sản xuất được khoảng 15.000 lươn giống có được thu nhập vài chục triệu sau 6 tháng. Đó là một điều mà vợ chồng anh Lai chỉ nằm mơ mới thấy. Anh em hàng xóm tới lui xem thấy thích quá và muốn làm theo khỏi vất vả đi làm thuê hay xuyệt điện nữa!

Anh Đặng Quang Sang (tự Hai Đo) là chủ cơ sở sản xuất giống ếch tại xã Mỹ Khánh, TP Long Xuyên: Tôi nghe nói một số anh em nói có dự án sản xuất giống lươn, tôi tìm hiểu học hỏi những người đang làm mô hình và bây giờ làm được vài chục ngàn con. Mừng thiệt, nhưng phải nói là người tỉ mĩ mới làm được.

Và hậu dự án….

Dự án kết thúc thành công với kết quả vượt mục tiêu, đạt 107,81%. Với số lượng lươn giống thu được quả thật rất nhỏ so với nhu cầu con giống của vùng nuôi hiện nay nhưng Trung tâm Giống Thủy sản An Giang đã làm được một việc “Phát ...cái nghề nhân giống lươn cho nông dân” hay nói cho “oách” một chút, đã gián tiếp “Phát …..lươn cho hộ nuôi lươn”. Xin mượn lời của tác giả Thanh Bách: Thành công của dự án không chỉ là thắng lợi về mặt khoa học mà còn gợi mở bài học về trách nhiệm của giới khoa học trong việc tìm ra “chiếc phao” cho nông dân, giúp người nghèo thoát nghèo, người khá làm giàu (trích nguồn:Báo mới.com 29/12/2011).

Hiện nay Trung tâm đã có kế hoạch triển khai như thu mua lươn bột, lươn hương - giống của các hộ đang sản xuất đồng thời tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật để quy trình ngày càng hoàn chỉnh. Xã hội  hóa công nghệ sản xuất giống lươn đồng thông qua các lớp tập huấn, chương trình dạy nghề ngắn hạn của Sở Lao Động thương binh& Xã hội, cùng với việc hỗ trợ nguồn vốn không hoàn lại cho nông dân từ nguồn vốn một số dự án có liên quan khác.Tiếp tục nghiên cứu cải thiện tần suất thu trứng và năng suất lươn giống trên số lượng lươn bố mẹ và cả diện tích nuôi. Phối hợp với TS Lý Thị Thanh Loan nghiên cứu về bệnh của lươn từ giai đoạn ấp nở- lươn giống- lươn thương phẩm. Phổ biến công nghệ thông qua việc chuyển giao công nghệ này cho các đơn vị, cơ sở sản xuất giống, cá nhân trong và ngoài tỉnh có nhu cầu.

Trung tâm Giống Thủy sản An Giang
Đăng ngày 19/10/2012
IVan
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 08:41 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 08:41 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 08:41 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 08:41 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 08:41 16/11/2024
Some text some message..