Sản xuất sinh khối từ tảo biển

Tảo là loài có vai trò quan trọng đối với các vấn đề về môi trường nhờ khả năng hấp thụ khí CO2 và giảm thiểu lượng khí metan sản sinh trong chăn nuôi.

Rong biển
Tảo có kích thước và chất lượng dinh dưỡng phù hợp cho các ấu trùng tôm, cá và các loài thủy sản khác.

Việc sản xuất sinh khối tảo thuần có thể giúp người nuôi chủ động được nguồn thức ăn, qua đó hỗ trợ nâng cao chất lượng con giống.  

Lợi ích từ tảo 

Ngoài các vai trò kể trên, tảo còn chức năng ngăn chặn quá trình axit hóa đại dương, với tốc độ phát triển hàng chục lần so với các loài thức vật khác, tảo biển hấp thụ và thu giữ hàng tấn CO2 mỗi năm nếu được nhân rộng ở quy mô lớn. Do đó, mà người ta đã phát triển nhiều khu vực trồng rong biển với vai trò lưu trữ Cacbon.

Là nguồn thực phẩm dồi dào cho con người, chứa nhiều hợp chất thực vật có lợi, các vitamin và khoáng chất, hỗ trợ chức năng của tuyến giáp (hạn chế được các triệu chứng sưng cổ, cân nặng thay đổi thường xuyên,..),  

Trong tảo có chứa một số loại chất chống ôxy hóa (chẳng hạn như Mn và Zn) giúp chống lại stress oxy hóa và có thể bảo vệ sức khỏe tim mạch, phòng chống ung thư. Bên cạnh đó, với nguồn chất xơ tuyệt vời cao hơn hầu hết các loại trái cây và hoa quả khác, nhờ đó tảo có tác dụng thúc đẩy sức khỏe đường ruột.

Một số giống tảo

Chlorella: Là tảo có tốc độ phát triển nhanh và được xem như nguồn dinh dưỡng có giá trị cao trong tương lai với hàm lượng protein cao khoảng 50% và chứa hầu hết các acid amin thiết yếu như lysine, tryptophan,... lipid của tảo thay đổi từ 10 - 20% với đa số các axit béo không no. Trong thủy sản, Chlorella thường được sử dụng như nguồn thức ăn thích hợp cho luân trùng, moina, ấu trùng cá...

Tảo ChlorellaTảo Chlorella có tốc độ phát triển nhanh và được xem như nguồn dinh dưỡng

Ngoài ra, Chlorella còn được sử dụng trong hệ thống nước xanh ương ấu trùng tôm, cá... với tác dụng ổn định môi trường, hạn chế sự tạo thành các hợp chất độc hại; đặc biệt có thể hạn chế sự phát triển của một số vi khuẩn gram dương và gram âm thông qua sản sinh hợp chất Chlorellin (hợp chất từ các acid béo) 

Nannochloropsis oculata: Được xem như nguồn thức ăn quan trọng cho luân trùng, một số ấu trùng cá và giáp xác khác. Nannochloropsis là một chi tảo lục thuộc họ Chlorellaceae, bộ Chlorellales, lớp Trebouxiophyceae, ngành Chlorophyta. Chi này có hình thái tế bào rất giống với các loài thuộc chi Chlorella.  

Loài tảo này có hàm lượng eicosapentaenoic acid (EPA) cao (3,2% trọng lượng khô), acid ascorbic (0,8% trọng lượng khô) và hàm lượng Vitamin B12 có thể đáp ứng nhu cầu phát triển của các động vật thủy sản ở giai đoạn đầu quá trình phát triển. 

Isochrysis galbana: Là loài tảo đơn bào, có kích thước từ 4 - 5 μm thuộc ngành Haptophyta. Hiện nay, đang được sử dụng rộng rãi để làm thức ăn cho ấu trùng nuôi thủy sản do chúng không độc, sinh trưởng nhanh, tế bào có kích thước nhỏ phù hợp cho sự tiêu hóa. 

Phương thức sản xuất 

- Pha môi trường nuôi cấy: pha môi trường F/2 theo Guillard (1975). Trong 1 lít dung dịch môi trường F/2 gồm: dung dịch đa lượng (75 g NaNO3; 5 g NaH2PO4; 0,45 g EDTA và 3,15 g FeCl3), dung dịch vi lượng (0,98 g CuSO4.5H2O; 2,2 g ZnSO4; 18 g MnCl2; 1g CoCl2; 0,63 g Na2MoO4.2H2O va 0,35 g Silic), vitamin (50 mg Biotin; 200 g Vitamin B1 va 50 mg Vitamin B12). 

- Chuẩn bị bể và túi nuôi cấy: Hệ thống bể, túi nilon dùng để nhân sinh khối tảo. Vệ sinh bằng nước ngọt, khử trùng, dùng dung dịch Chlorine (10ppm) để diệt khuẩn, để ráo 3 – 5 giờ.

Nước dùng để nhân sinh khối có độ mặn từ 25 – 30 ‰, đã được lọc qua hệ thống lọc thô (lọc cát), qua các túi lọc/lõi lọc bông cỡ 1-5 μm và than hoạt tính. Lượng nước cấp 2/3 thể tích bể hoặc túi. Bổ sung dung dịch Chlorine (4 ppm) trong 5 giờ để diệt khuẩn và tảo tự nhiên. Sục khí nhẹ, liên tục trong bể, túi. 

- Cấy tảo giống thuần: Cung cấp 200 – 300 ml giống tảo thuần vào mỗi tùi, bể. Bổ sung môi trường dưỡng chất nuôi tảo (F/2), tỷ lệ 1ml môi trường/lít nước trong bể, túi. 

- Thu hoạch: Tiến hành thu từ 5 – 7 ngày sau khi nuôi cấy. Cắm ống nhựa mềm (đường kính 21 – 27 mm) vào, cách đáy bể, túi khoảng 20 – 30 cm, rút 60 – 70% nước (tảo) ra ngoài. 

- Nuôi cấy lần 2: Bổ sung nước đã lọc như nuôi lần 1 vào bể hoặc túi vừa thu hoạch bằng mực nước ban đầu. Bổ sung môi trường F/2 theo tỷ lệ tương tự như lần 1 sau đó tiến hành thu hoạch giống như trên.  

Chú ý: chỉ duy trì nuôi cấy 2 lần trong cùng 1 bể, túi sau đó vệ sinh, diệt khuẩn dụng cụ nuôi cấy và sử dụng tảo giống từ nguồn giống được lưu trữ giống thuần. 

Đăng ngày 02/06/2023
Nhất Linh @nhat-linh
Sinh học

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 10:07 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 10:07 08/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:07 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 10:07 08/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 10:07 08/11/2024
Some text some message..