Sản xuất tôm - lúa theo GAP

Hệ thống canh tác tôm - lúa đang phát triển mạnh tại các tỉnh ven biển ĐBSCL, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn theo tiêu chẩn VietGAP, GAP, hữu cơ là nền tảng để các tỉnh xây dựng thương hiệu gạo và thủy sản chất lượng cao cho vùng này.

Kiểm tra mô hình tôm - lúa VietGAP
Kiểm tra mô hình tôm - lúa VietGAP

Nâng cao giá trị hàng hóa

PGS.TS Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết: Tiềm năng và lợi thế của việc phát triển hệ thống canh tác tôm - lúa ở khu vực ĐBSCL là rất lớn. Quy mô SX có thể đạt đến 200.000 ha. Hiện tại, diện tích tôm - lúa ở khu vực ĐBSCL đã phát triển được khoảng 160.000 ha, dự kiến đến năm 2015 đạt 180.000 ha, đến năm 2020 ổn định diện tích 200.000 ha. Khi đó sẽ đóng góp thêm khoảng 800.000 tấn lúa trong tổng sản lượng của vùng.

Mặt mạnh của việc SX tôm - lúa là tạo ra sản phẩm sạch, an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GAP, hữu cơ sẽ nâng cao giá trị hàng hóa cho cả tôm và lúa. Hệ thống canh tác tôm - lúa hạn chế sử dụng hóa chất độc hại, sử dụng tài nguyên nước hợp lý theo từng thời điểm và mùa trong năm; không tạo nên những mâu thuẫn trong việc sử dụng nước. Sử dụng hợp lý và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, thích ứng với điều kiện tự nhiên, thời tiết khí tượng thủy văn.

Sản phẩm lúa gạo trong vùng SX tôm - lúa không chỉ là sản phẩm ăn được mà còn gắn liền với ý chí và tính thích nghi cao của cư dân ven biển; là tập quán sinh sống và sẽ hình thành những làng nghề truyền thống trong tương lai.

Thực tế, từ năm 2004 đến nay, 32 hộ dân ở 2 ấp Rạch Sâu và Xẻo Cạn ở xã cù lao Long Hòa, huyện Châu Thành (Trà Vinh) đã tham gia SX lúa sạch theo phương pháp hữu cơ trên diện tích 20 ha. Lúa của bà con được Cty TNHH Dịch vụ - du lịch Hồng Tín ở TP.HCM bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá cao hơn giá lúa thị trường khoảng 30%. Mô hình này, ngoài tăng giá trị lợi nhuận trên cùng diện tích từ tôm - lúa còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái trong vùng.


Bà Phan Thị Thu Sương, PGĐ Sở NN-PTNT Bến Tre nói: SX luân canh tôm - lúa là mô hình mang tính bền vững, ổn định và cần nhân rộng để nông dân thực hiện. Con tôm, hạt lúa đều sạch do không sử dụng thuốc BVTV nhiều nên chất lượng cao. Bến Tre hiện có hơn 6.600 ha luân canh tôm - lúa, năng suất lúa đạt từ 4 - 4,5 tấn/ha; sản lượng tôm nuôi trung bình từ 350 - 400 kg/ha/năm, tăng từ 20 - 30% so với những đồng đất nuôi chuyên tôm không trồng lúa.

Trong đó, mô hình xen canh tôm càng xanh - lúa đã phát triển được 380 ha, luân canh tôm thẻ chân trắng - lúa hoặc tôm sú 6.269 ha. Mô hình đã giúp nhà nông có thể khai thác một cách hiệu quả cả nguồn nước trong hai mùa mặn - ngọt. Giá trị hàng hóa trên cùng diện tích đều tăng, lợi nhuận trồng lúa từ 13 - 14 triệu đ/ha, thu nhập từ nuôi tôm càng xanh từ 20 - 24 triệu đ/ha; nâng tổng thu nhập của mô hình tôm - lúa đạt từ 33 - 38 triệu đ/ha.

Cần sự hỗ trợ

Để đảm bảo mô này phát triển bền vững và cho ra những sản phẩm sạch, rất cần sự hỗ trợ của các cấp chính quyền về cơ chế, chính sách cho bà con để đầu tư cơ sở hạ tầng, tổ chức lại SX theo mô hình hợp tác, áp dụng quy trình SX an toàn theo VietGAP, GAP... Cần quan tâm đến chuỗi giá trị SX lúa gạo nhằm đảm bảo lợi nhuận cho nông dân làm lúa sạch. Mô hình lúa - tôm được người nông dân, nhà khoa học đang khẳng định là mô hình SX bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

PGS.TS Phạm Văn Dư nói: Việc khai thác và phát huy SX lúa - tôm cần được tiếp tục thực hiện với những định hướng rõ về quy hoạch vùng, giống lúa, chất lượng tôm và khai thác các hoạt động SX khác như rau, màu và các loại thủy sản để gia tăng thu nhập cho người dân. Trong đó cần chú ý đến thời vụ, chất lượng giống lúa, phương pháp canh tác theo VietGAP, GAP và xây dựng thương hiệu vùng SX lúa - tôm.

Các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu đã có quy hoạch diện tích SX tôm - lúa thì căn cứ theo đó định hướng và điều chỉnh phát triển cho phù hợp. Các tỉnh Long An, Tiền Giang, Trà Vinh chưa có quy hoạch thì cần sớm làm và định hình vùng SX tôm lúa ổn định để có kế hoạch và đầu tư lâu dài.

Mặt khác, khi các tỉnh đã có quy hoạch vùng lúa - tôm thì cần nhanh chóng xây dựng thương hiệu gạo theo các tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP và các loại GAP khác, gạo hữu cơ. Thương hiệu gạo không chỉ xây dựng với thị trường trong nước mà cần phải mở rộng với thị trường xuất khẩu phù hợp. Theo đó, mỗi tỉnh chọn một địa chỉ SX lúa thuận lợi với những giống lúa đặc biệt hoặc đặc sản kết hợp cùng doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu theo các định hướng VietGAP, GAP hoặc hữu cơ... dựa trên cơ sở xây dựng cách đồng mẫu lớn; xây dựng thương hiệu gạo và tìm đối tác, thị trường tiêu thụ ổn định, lâu dài.

Diện tích SX tùy theo mức độ và thị trường tiêu thụ, khởi điểm có thể là 50 ha và mở rộng dần diện tích theo lộ trình phát triển thương hiệu. Sở NN-PTNT cùng các đơn vị chuyên môn nên phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp tiêu thụ gạo xây dựng các chương trình, dự án kết hợp kinh phí từ hai nguồn (nhà nước và doanh nghiệp) để xây dựng vùng nguyên liệu và thương hiệu gạo.

Việc phát triển SX tôm - lúa bền vững tận dụng đất nước và sử dụng tối ưu các nguồn lực sẽ góp phần tăng thu nhập cho nông dân, đồng thời mở ra một thị trường tiêu thụ nông sản chất lượng cao, góp phần làm phong phú nguồn nông sản xuất khẩu và tăng cường giá trị sản phẩm hàng hóa cho một bộ phận nông dân trong vùng ĐBSCL.

http://nongnghiep.vn
Đăng ngày 30/10/2012
THANH PHONG
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Vệ sinh ao nuôi định kỳ

Luôn giữ môi trường ao nuôi sạch sẽ là yếu tố hàng đầu trong nuôi tôm công nghiệp. Việc ao nuôi sạch sẽ không đem đến các mầm bệnh gây hại cho tôm, cũng như giúp tôm có điều kiện phát triển ổn đinh, tăng trưởng nhanh chóng, đạt năng suất cao cho vụ nuôi. Dưới đây là một số công việc cần làm để vệ sinh ao nuôi định kỳ.

Vệ sinh ao nuôi
• 10:37 12/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 13:32 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 13:32 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:32 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 13:32 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:32 16/04/2024