Sẽ áp dụng trí tuệ nhân tạo quản lý tự động hóa nuôi tôm

Cuối tháng 9 vừa qua, toàn bộ 144ha giai đoạn 1 của Dự án sản xuất tôm giống, tôm thương phẩm và thức ăn cho tôm sử dụng công nghệ cao đã được TP Cẩm Phả bàn giao cho Công ty CP Thủy sản N.G Cẩm Phả.

Đòn bẩy phát triển nuôi tôm công nghệ cao
Dự án sẽ áp dụng trí tuệ nhân tạo vào quản lý tự động hóa các công đoạn nuôi trồng.

Kết quả này thể hiện sự quyết tâm cao của thành phố với sự phát triển từ những dự án trọng điểm mang tính động lực.


Phối cảnh tổng thể dự án.

Năm 2017, Công ty CP Thủy sản N.G Cẩm Phả đề xuất triển khai Dự án sản xuất tôm giống, tôm thương phẩm và thức ăn cho tôm sử dụng công nghệ cao tại xã Cộng Hòa (TP Cẩm Phả) với diện tích 461ha chia làm 3 giai đoạn. Tổng vốn đầu tư khoảng 1.300 tỷ đồng. Khi đi vào hoạt động dự án có công suất sản xuất tôm thương phẩm đạt 13.500 tấn/năm; sản xuất tôm giống đạt 1 tỷ con giống/năm và sản xuất thức ăn cho tôm đạt 30.000 tấn/năm. Dự án sẽ tạo việc làm ổn định cho khoảng 1.100 lao động địa phương, trở thành dự án nuôi trồng thủy sản lớn nhất trên địa bàn thành phố và là dự án đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á.

Theo đó, các đối tác nhập khẩu, cung ứng đầu vào và đối tác công nghệ, quản lý nhà nước có thể tự động truy vấn nguồn gốc, diễn biến tăng trưởng và sản lượng của tôm tại bất kỳ thời điểm nào thông qua hệ thống liên mạng kết nối Internet. Khi dự án hoàn thành cả 3 giai đoạn, Cẩm Phả sẽ trở thành một trong số ít các địa phương có trang trại nuôi tôm tập trung lớn nhất cả nước và khu vực với công nghệ hiện đại nhất.

Xác định đây là dự án tạo động lực cho các dự án nuôi trồng thủy sản khác trên địa bàn, ngay sau khi có quyết định phê duyệt quy hoạch của UBND tỉnh vào tháng 11/2017, thành phố đã rà soát toàn bộ diện tích liên quan đến dự án để đẩy nhanh công tác GPMB. Bởi diện tích quy hoạch lớn, địa hình phức tạp bao gồm nhiều loại đất xen kẽ. Trong đó, tại vùng lõi của dự án có diện tích đất nuôi trồng thủy sản, đất đồi, trên đồi có công trình xây dựng và dưới chân đồi là đất đang trồng lúa.

Theo quy hoạch, tổng diện tích dự án giai đoạn 1 phải thực hiện GPMB là 144ha, ảnh hưởng đến 21 hộ và 2 tổ chức. Trung tâm Phát triển quỹ đất của thành phố đã tập trung cao độ cho công tác GPMB như: Nghiên cứu kỹ các cơ chế chính sách, điều tra cụ thể nguồn gốc đất đai, đảm bảo các thông tin của dự án được công khai, minh bạch đến từng người dân và tổ chức. Trường hợp vướng mắc, Trung tâm phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức đối thoại, tuyên truyền, vận động các hộ nhận tiền, bàn giao mặt bằng. 

Đến tháng 5/2018, thành phố đã chi trả xong tiền hỗ trợ GPMB cho 21 hộ và 1 tổ chức. Tuy nhiên, phần lớn diện tích GPMB liên quan đến Công ty TNHH Hỗ trợ phát triển nông - lâm - ngư Hoàng Hải (gần 120ha) nên công tác GPMB gặp không ít khó khăn. Diện tích lớn, lại là tổ chức có số lượng công trình xây dựng khá nhiều khi có tới 5km hệ thống đê bao đầm; 3km đê ngăn hồ chứa nước ngọt, nước mặn, nước thải với khối lượng đào đắp khoảng 12.000m3. Ngoài ra còn có hệ thống cống thoát nước; ao nuôi công nghiệp; hệ thống nhà bể ươm giống, nhà văn phòng, nhà làm việc, nhà ở cho công nhân, nhà xưởng đã đi vào hoạt động.

Qua điều tra, rà soát, toàn bộ là những công trình xây dựng tự phát, phía công ty không có hồ sơ tài chính, hóa đơn chứng từ chứng minh cung cấp gửi Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố. Theo quy định, thành phố chỉ hỗ trợ 30% vật kiến trúc, cơ sở hạ tầng, tuy nhiên phía công ty không đồng ý phương án đền bù. Sau nhiều lần tổ chức đối thoại với công ty nhưng không nhận được sự thống nhất, ngày 19/9, thành phố đã tiến hành cưỡng chế thu hồi đất, bàn giao toàn bộ mặt bằng cho Công ty CP Thủy sản N.G Cẩm Phả.


UBND TP Cẩm Phả cưỡng chế thu hồi đất của Công ty TNHH Hỗ trợ phát triển nông - lâm - ngư Hoàng Hải.

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Thanh Hà, Giám đốc Công ty CP Thủy sản N.G Cẩm Phả, cho biết: Thông thường việc triển khai dự án từ khâu đề xuất đến xin chủ trương, nhận quyết định phê duyệt và bàn giao mặt bằng ở các tỉnh, thành phố khác sẽ mất 2-2,5 năm. Tuy nhiên, tại Quảng Ninh chỉ chưa đầy 1,5 năm, tỉnh và thành phố đã đảm bảo đủ các điều kiện cho nhà đầu tư triển khai dự án.

Không chỉ hỗ trợ quyết liệt trong công tác GPMB, TP Cẩm Phả luôn đồng hành cùng nhà đầu tư trong hoàn thiện các thủ tục khác có liên quan đến các sở, ngành và UBND tỉnh. Trung tuần tháng 10 này, công ty sẽ tiến hành khởi công dự án với tổng mức đầu tư cho giai đoạn 1 là 400 tỷ đồng, thời gian thi công khoảng 24 tháng. Tại giai đoạn này, đơn vị sẽ triển khai xây dựng trại giống 144ha với công suất 1 tỷ con giống/năm; nuôi thương phẩm 8.505 tấn/năm. Dự kiến tháng 6/2019, công ty đưa vào nuôi trồng đợt 1; đến tháng 10/2020 hoàn thành toàn bộ giai đoạn 1 của dự án...

Báo Quảng Ninh
Đăng ngày 08/10/2018
Hoàng Nga

Tảo sợi trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm là một nghề mang lại thu nhập ổn định và góp phần không nhỏ vào nền kinh tế của nhiều vùng nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên, việc quản lý ao nuôi tôm không hề đơn giản.

Tế bào tảo sợi
• 09:44 28/06/2024

Hậu quả của việc sử dụng tôm có dư lượng kháng sinh cao

Trong cuộc sống hiện đại, tôm là một nguồn thực phẩm phổ biến và quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của người dân. Tuy nhiên, vấn đề sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm, đã trở thành mối lo ngại lớn.

Thịt tôm
• 10:24 27/06/2024

Rối loạn cân bằng do chênh áp suất thẩm thấu

Để đạt được hiệu quả kinh tế tối ưu, người nuôi tôm phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có vấn đề mất cân bằng do chênh áp suất thẩm thấu. Bài viết này sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về khái niệm này, những ảnh hưởng mà nó gây ra và các biện pháp xử lý để đảm bảo sự phát triển bền vững của đàn tôm.

Tôm thẻ
• 08:00 26/06/2024

Thành công từ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao nước ngọt

Tôm thẻ chân trắng không phải là đối tượng nuôi trồng mới, nhưng trước đây nó được nuôi trong nước mặn lợ. Mấy năm gần đây, nhiều tỉnh phía Bắc đã dần bỏ các ao hồ nuôi cá nước ngọt (vì hiệu quả kinh tế thấp, khó bán sản phẩm) để cải tạo ao nuôi tôm và cho hiệu quả tốt. Hiện nay, một số vùng nuôi nước ngọt ở Lộc Hà cũng đang đi theo xu thế đó và bước đầu thành công, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và đa dạng loài nuôi

Tôm thẻ chân trắng
• 10:50 25/06/2024

Bệnh DIV1 trên tôm và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh

Bệnh DIV1 trên tôm do Decapod Iridescent Virus 1 (DIV1) gây ra, được phát hiện lần đầu tiên trên mẫu tôm càng đỏ (Cherax quadricarinatus) vào năm 2014 tại tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc sau đó vi rút tiếp tục gây bệnh cho các trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh tại một số tỉnh của Trung Quốc.

Tôm bệnh
• 01:50 01/07/2024

Tôm hùm, cá biển chết hàng loạt vì lượng oxy hòa tan giảm

Theo lãnh đạo UBND thị xã Sông Cầu, từ ngày 22 đến 24 tháng 6, đã xảy ra tình trạng tôm hùm và cá biển chết hàng loạt tại 6 vùng nuôi thủy sản của xã Xuân Cảnh. Sự cố này đã ảnh hưởng đến 88 hộ nuôi, gây thiệt hại ước tính hơn 7.3 tỷ đồng.

Thủy hải sản
• 01:50 01/07/2024

Áp dụng và phát triển bền vững công nghệ sinh học trong ao nuôi thủy sản

Trong thời đại hiện đại, khi những thách thức về môi trường và tài nguyên đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, việc áp dụng và phát triển bền vững công nghệ sinh học trong các trang trại thủy sản đóng vai trò quan trọng và cần thiết.

Cho tôm ăn
• 01:50 01/07/2024

Tăng cường quản lý NTTS trong thời tiết nắng nóng, mưa bão và hạn hán xâm nhập mặn

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm thời tiết thay đổi theo hướng cực đoan, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, áp thấp nhiệt đới, mưa, bão xảy ra không theo quy luật.

Nuôi thủy sản lồng bè
• 01:50 01/07/2024

Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án mở rộng Cảng Quy Nhơn đến năm 2030

UBND tỉnh Bình Đinh ban hành Quyết định số 988/QĐ-UBND về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án mở rộng Cảng Quy Nhơn đến năm 2030 tại phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn (giai đoạn 1) do Công ty CP Cảng Quy Nhơn làm chủ đầu tư. Quyết định này điều chỉnh cho Quyết định số 2721/QĐ-UBND ngày 29/6/2021 của UBND tỉnh.

Cảng Quy Nhơn
• 01:50 01/07/2024
Some text some message..