Selen hữu cơ: Chất chống oxy hóa mạnh cho cá

Một nghiên cứu trên cá rô phi cho thấy chế độ ăn có chứa L-selenomethionine làm tăng hiệu suất tăng trưởng và kích thích hệ thống miễn dịch chống chọi lại với mầm bệnh.

cá rô phi
Chế độ ăn có chứa L-selenomethionine giúp tăng trưởng nhanh và kích thích miễn dịch trên cá rô phi

Selenium (Se) là một yếu tố vi lượng cần thiết trong chế độ dinh dưỡng cho sự sinh trưởng, phát triển và chức năng sinh lý của cá. Se là một thành phần của men glutathione peroxidase, tham gia xúc tác các phản ứng bảo vệ màng tế bào khỏi bị hư hại do quá trình oxy hóa.

Vai trò quan trọng nhất của Selenium là chống oxy hóa, đặc biệt Selenium dưới dạng selenocysteine liên kết chặt chẽ với enzyme glutathione peroxidase ở bốn vị trí hoạt động và chúng đảm nhiệm vai trò chủ yếu trong việc bảo vệ cơ thể chống các gốc tự do và tổn thương oxy hóa. Arthunr et al. (2003) cho rằng vai trò của các enzyme chứa Selenium là chống oxy hóa trong việc bảo vệ các tế bào thực bào của hệ thống miễn dịch tự nhiên, đây là một trong những khía cạnh đặc trưng nhất của Selenium trong phòng bệnh. Tế bào thực bào như bạch cầu trung tính và đại thực bào, sẽ nuốt và tiêu diệt mầm bệnh. 

Selenium có thể được cá hấp thu từ môi trường nước và thức ăn. Đối với các loài cá sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần chính là ngũ cốc và các hạt có dầu sẽ không chứa đầy đủ hàm lượng Selenium như là thức ăn cho cá da trơn, cá rô phi… Do đó, các đối tượng này được bổ sung Selenium là một việc rất cần thiết. 

Hiện nay, hình thức phổ biến nhất để bổ sung Selenium vào khẩu phần ăn cho động vật thủy sản là Selenium vô cơ (selenite natri và selenate natri). Selenium vô cơ này sẽ được hấp thu thụ động ở ruột và biến đổi trong gan để kết hợp với cysteine hình thành selenocysteine. Tuy nhiên, để cải thiện hoạt tính các Se vô cơ thì việc sử dụng selen hữu cơ (OS) như selenomethionine và selenoyeast sẽ có hoạt tính cao hơn (Bell et al., 1989, Lorentzen et al., 1994). 

Bài viết này cung cấp một cái nhìn tổng quan về các tài liệu khoa học về các tác dụng có lợi khi bổ sung L-selenomethionine vào chế độ ăn. Kết quả từ một thử nghiệm gần đây về cá rô phi được tiến hành ở Thái Lan được thảo luận.

Thử thách protein thủy sinh: một trường hợp cho L-selenomethionine

Se hữu cơ (L-selenomethionine) và Se vô cơ (natri selenite) được thêm vào chế độ ăn cơ bản ở mức 1, 3 và 5mg Se / kg với mức 28% protein thô và nghiệm thức đối chứng không bổ sung Se.

Cá được cho ăn ở mức 5,0 phần trăm trọng lượng thân. Các thông số được đánh giá vào cuối giai đoạn nuôi. Sau tám tuần, cá được cảm nhiễm với vi khuẩn Streptococcus agalactiae ở 1x10 7 CFU / mL. Tỷ lệ chết được quan sát trong 21 ngày.

Hiệu quả của Se đối với cá 

Kết thúc thí nghiệm cho thấy nghiệm thức bổ sung SeMet ở mức 1mgSe/kg  có tốc độ tăng trưởng cao hơn các nghiệm thức còn lại và cao hơn các nghiệm thức bổ sung Se vô cơ (natri selenite). Tế bào lympho cao hơn đáng kể (p <0,05) ở cá được cho ăn SeMet (1mgSe/kg) so với cá được cho ăn chế độ cơ bản. Alanine transaminase (ALT), aspartate transaminase (AST), albumin, globulin và tổng protein không bị ảnh hưởng đáng kể khi bổ sung Se vào chế độ ăn uống. 

Hệ thống miễn dịch (lysozyme, catalase, myeloperoxidase, superoxide effutase và glutathione peroxidase) tăng đáng kể (p <0,05) đặc biệt là cho cá ăn SeMet (1 và 3mg/kg) so với các nhóm còn lại. Malondialdehyd (MDA) cho thấy giảm ở tất cả các mức bổ sung. Cá được cho ăn SeMet (1mg Se / kg) cho thấy tỉ lệ sống cao nhất sau thử thách với S. agalactiae.

Từ kết quả thí nghiệm thấy được bổ sung Se hữu cơ vào khẩu phần ăn của cá kích thích tăng trưởng và miễn dịch hơn so với bổ sung Se vô cơ. Tuy nhiên, Se hữu cơ nên bổ sung ở liều lượng phù hợp, tăng mức độ SeMet trong khẩu phần ăn dẫn đến giảm nồng độ cholesterol trong huyết thanh. 

L-selenomethionine là chất được đánh giá tăng khả năng chống oxy hóa,  giảm stress khi cá chịu áp lực từ môi trường và mầm bệnh. Điều này sẽ dẫn đến cải thiện hiệu suất tăng trưởng và chức năng miễn dịch. Do đó, để duy trì hiệu quả năng cao năng suất trong quá trình nuôi nên bổ sung L-selenomethionine với liều 1mg/kg cho cá rô phi.

Đăng ngày 05/05/2020
Như Huỳnh
Kỹ thuật
Bình luận
avatar

Giảm lượng khí độc khi mưa kéo dài

Mưa lớn và liên tục không chỉ làm giảm độ mặn của nước mà còn có thể dẫn đến tích tụ khí độc trong ao nuôi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của tôm. Hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp kiểm soát hiệu quả là cần thiết để giảm thiểu rủi ro này.

Ao nuôi
• 09:00 12/09/2024

Tìm hiểu về nguyên nhân tôm bị đường ruột đỏ

Một trong những dấu hiệu bất thường mà người nuôi thường gặp phải là hiện tượng đường ruột tôm chuyển sang màu đỏ. Đây không chỉ là một biểu hiện bề mặt mà còn có thể phản ánh những vấn đề nghiêm trọng bên trong cơ thể tôm, ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất nuôi.

Tôm thẻ
• 11:10 11/09/2024

Đường ruột tôm bị đứt quãng

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, sức khỏe đường ruột của tôm đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Đường ruột không chỉ là nơi tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng mà còn là hệ thống bảo vệ quan trọng giúp tôm chống lại các tác nhân gây bệnh.

Tôm thẻ
• 09:44 05/09/2024

Bệnh vẩy cá trên cá chẽm

Cá chẽm (Lates calcarifer) là loài nuôi trồng thủy sản quan trọng về mặt thương mại, có giá trị kinh tế đáng kể trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Loài này được nông dân ưa chuộng do tốc độ tăng trưởng nhanh và thích nghi tốt với nhiều điều kiện nuôi khác nhau.

Cá chẽm
• 10:25 30/08/2024

Liệu pháp kháng vi-rút đầy hứa hẹn chống lại vi-rút đốm trắng

Coumarin, có trong tự nhiên ở nhiều loại thực vật và nổi tiếng với nhiều tác dụng sinh học đa dạng, được biết đến như những tác nhân cải tiến có ái lực và tính đặc hiệu đối với các mục tiêu phân tử khác nhau trong hoạt động kháng vi-rút (Hu et al., 2024, Qin et al., 2020).

Tôm thẻ chân trắng
• 02:53 13/09/2024

Nuôi tôm an toàn sinh học với chuỗi giá trị khép kín và không kháng sinh

Tập đoàn Việt Úc đang nỗ lực cải thiện chất lượng tôm Việt Nam bằng cách tránh sử dụng kháng sinh. Nghiên cứu của họ đã chứng minh tính hiệu quả trong nhiều năm qua.

Tôm thẻ
• 02:53 13/09/2024

Người dân thiệt hại nặng nề khi bão đi qua

Bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ vào đất liền, gây nhiều thiệt hại đến nuôi thủy sản cho nhiều tỉnh, thành phố vùng Đông Bắc. Các cơn gió mạnh, sóng lớn và mưa lớn kéo dài đã tàn phá nặng nề các cơ sở nuôi trồng thủy sản, gây ra những hậu quả khôn lường.

Tàu thuyền
• 02:53 13/09/2024

Sự bùng phát của bệnh Herpesvirus Koi năm 2024

Bệnh herpesvirus Koi (KHV) là một trong những thách thức lớn nhất đối với ngành nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu. Năm 2024, bệnh này đã bùng phát mạnh mẽ tại nhiều khu vực, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi cá koi và cá chép.

Cá Koi
• 02:53 13/09/2024

Giảm lượng khí độc khi mưa kéo dài

Mưa lớn và liên tục không chỉ làm giảm độ mặn của nước mà còn có thể dẫn đến tích tụ khí độc trong ao nuôi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của tôm. Hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp kiểm soát hiệu quả là cần thiết để giảm thiểu rủi ro này.

Ao nuôi
• 02:53 13/09/2024
Some text some message..