SENASA kết luận sơ bộ chuyến thanh tra thủy sản Việt Nam

Ngày 28/08/2012 tại văn phòng Trung tâm chất lượng nông lâm sản vùng 4 (NAFI4) ở Tp HCM, Đoàn thanh tra của Cục VS&CL Thực phẩm Achentina (SENASA) đã thông báo kết luận sơ bộ chuyến thăm và kiểm tra điều kiện VSATTP của các cơ sở chế biến thủy sản Việt nam và hệ thống quản lý nhà nước về bảo đảm VSATTP thủy sản xuất khẩu sang Achentina.

Gustavo-alvarez
Họp giữa Nafiqad và Senasa ( ông Gustavo Alvarez - Trưởng đoàn Senasa - áo vàng ngồi giữa)

Theo ông Gustavo Alvarez, trưởng đoàn thanh tra, trong 9 ngày liên tục từ 18-27/08/2012 Đoàn đã chia làm 5 nhóm và làm việc tại các tỉnh thuộc ĐBSCL. Đoàn đã gặp mặt đại diện các cơ quan Trung ương và khu vực về quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản của Việt Nam, tiếp xúc với các quan chức địa phương liên quan đến hoạt động NTTS, tham quan các vùng nuôi nguyên liệu ở An Giang và Cần Thơ, 2 trung tâm nuôi giáp xác ở Cà Mau, 1 cơ sở nuôi nhuyễn thể ở Tiền Giang, 2 phòng thí nghiệm ở Cà Mau và Tp HCM cùng 17 cơ sở sản xuất và chế biến đã được cấp chứng nhận đảm bảo chất lượng VSATTP. Đoàn đã tổng hợp các phân tích, đánh giá và kết luận sơ bộ như sau :

SENASA đánh giá cao mức độ chặt chẽ, đồng bộ của hệ thống văn bản pháp quy của Việt Nam về quản lý chất lượng VSATTP, đồng thời cho rằng các quy định này hoàn toàn phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành tại Achentina. Tuy nhiên, qua quan sát tại một số cơ sở vẫn phát hiện có những sai sót của công nhân trong việc chấp hành các quy định này. Tuy những lỗi này không nghiêm trọng và không gây nguy hại đến VSATTP nhưng cần được nhắc nhở và sửa chữa.

Qua tham quan các phòng thí nghiệm, Đoàn nhận thấy các trang thiết bị đều rất hiện đại, các kết quả phân tích phù hợp với các quy định hiện hành và được chấp hành nghiêm túc trong quá trình lấy mẫu, kiểm tra, phân tích và xử lý. Ở Tiền Giang, đoàn đã nghe nhân viên của cơ sở sản xuất giải thích rất rõ ràng về quá trình thu hoạch nhuyễn thể cùng với các hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm thông qua các bảng, biểu tổng kết và kiểm tra định kỳ.

Đoàn SENASA đánh giá rất cao mức độ đầu tư cũng như quy mô hiện đại của các nhà máy và cơ sở hạ tầng chế biến thủy sản ở Việt Nam. Một số công ty ngoài sản xuất chế biến còn có cả dây chuyền tự sản xuất bột cá, dầu cá. Tuy nhiên Đoàn cũng nhận xét, việc sản xuất khép kín như vậy dễ gây nhiễm chéo vi sinh vật và côn trùng. Đoàn khuyến nghị cần tách biệt các khu vực sản xuất phụ trợ với khu vực sản xuất chính và khu vực để rác thải.

Trong dây chuyền sản xuất, khu vực kho chứa ở nhiều cơ sở chưa sắp xếp ngăn nắp, thành phẩm và bán thành phẩm còn để lẫn nhau. Trong kho lạnh lượng tuyết đóng khá lớn, chắn mất gió và thậm chí cả hệ thống báo động, gây nguy hiểm cho vấn đề an toàn lao động. Ở các khu vực sản xuất phát hiện thấy nước tồn đọng trên nền khá nhiều, các thiết bị sau khi tẩy trùng bằng Clorin lại để ở gần các dụng cụ sản xuất trực tiếp nên dễ nhiễm vào sản phẩm. Đã bị phát hiện thấy tại hai cơ sở trong khu vực phi lê cá có những khay và rổ nhựa không được sạch.

Đối với nhân viên và công nhân trực tiếp sản xuất, ý thức làm việc và quy trình kiểm soát vi sinh rất tốt. Tuy nhiên, Đoàn vẫn thấy có một vài công nhân thiếu trang bị bảo hộ lao động và ở khu vực thay đồ bảo hộ có tình trạng công nhân ngồi ngay xuống nền nhà.

Theo đánh giá chung, các hoạt động sản xuất và chế biến thủy sản ở Việt Nam hiện tại là tương đối tốt, đảm bảo được các yêu cầu về VSATTP khi xuất khẩu sang Achentina. Tuy có một số lỗi trong quá trình thanh tra nhưng đây là các lỗi thực hành và hoàn toàn có thể chấn chỉnh, sửa chữa được.

Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Nafiqad, đồng ý với các nhận định của đoàn thanh tra và cam kết sẽ có văn bản thông báo đến tất cả các doanh nghiệp đang xuất khẩu sang thị trường Achentina về những phát hiện trên để có biện pháp khắc phục, sửa chữa ngay.

SENASA và NAFIQAD cùng mong muốn bên sẽ tiến tới công nhận lẫn nhau về cơ quan thẩm quyền và danh sách doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản.

Tháng 11/2012, NAFIQAD cũng sẽ tổ chức một đoàn sang Achentina để thanh tra điều kiện VSATTP của các cơ sở chế biến thủy sản tại đây.

Đăng ngày 01/09/2012
Nuôi trồng

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 08:00 15/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 10:36 13/02/2025

Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản

Công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản là việc ứng dụng các phương pháp và sản phẩm sinh học để cải thiện hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường, và duy trì sức khỏe của thủy sản.

Nhá tôm
• 09:46 13/02/2025

Kiểm soát và quản lý chặt chẽ hơn cho môi trường nước

Kiểm soát và quản lý chặt chẽ môi trường nước đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của nuôi trồng thủy sản. Một môi trường nước được duy trì ổn định sẽ giúp tôm cá phát triển khỏe mạnh, giảm nguy cơ dịch bệnh và tối ưu hóa hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Môi trường nước ao nuôi tôm
• 09:35 13/02/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 03:50 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 03:50 17/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 03:50 17/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 03:50 17/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 03:50 17/02/2025
Some text some message..