Sinh sản thành công bào ngư giống tại Bạch Long Vỹ - Góp phần bảo tồn loài hải sản quý

Năm 2013 đánh dấu bước phát triển nổi bật của thủy sản Hải Phòng. Lần đầu tại Hải Phòng, Viện nghiên cứu hải sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã cho sinh sản nhân tạo thành công giống bào ngư tại trại sản xuất giống ở huyện đảo Bạch Long Vỹ. Thành công này không chỉ mang ý nghĩa về phát triển kinh tế mà còn mang ý nghĩa lớn về bảo tồn thiên nhiên cũng như những vấn đề xã hội khi người dân đảo có cơ hội “đổi đời”.

bào ngư giống
Mọi người vui mừng vỗ tay reo hò, lần đầu tiên, trứng bào ngư có ở trên bờ tại Bạch Long Vỹ.

Hồi sinh nguồn lợi biển quý hiếm

Nhắc đến huyện đảo Bạch Long Vỹ là người ta nghĩ ngay đến vùng đảo quê hương của bào ngư. Giá trị của bào ngư lớn đến nỗi ai đến Bạch Long Vỹ cũng muốn thưởng thức đặc sản biển này. Vì thế mà người dân đảo hay thuyền chài thường xuyên neo đậu tại Bạch Long Vỹ đều tìm cách bắt cho bằng được. Vì vậy nguồn lợi bào ngư cạn kiệt dần…

Nhận thấy giá trị và sự cạn kiệt về giống hải sản quý hiếm này, Viện nghiên cứu hải sản tại Hải Phòng lập dự án đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thành lập trại sản xuất giống bào ngư tại Bạch Long Vỹ với mục tiêu tăng cường kinh tế dân sinh cho người dân đảo và bảo tồn loài hải sản bào ngư. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt và cấp 5,8 tỷ đồng cho Viện nghiên cứu hải sản, và gần như ngay lập tức, trại sản xuất giống được triển khai xây dựng. Người được Viện nghiên cứu hải sản tin tưởng giao nhiệm vụ triển khai công tác chuyên môn là thạc sĩ Lại Duy Phương- người có nhiều năm nghiên cứu về bào ngư.

Bắt tay vào việc, anh Phương cùng cán bộ của Viện nghiên cứu phối hợp với lực lượng thanh niên xung phong trên đảo Bạch Long Vỹ xây dựng trại và tìm bào ngư bố mẹ. Chỉ sau một thời gian ngắn, công việc chuẩn bị đã sẵn sàng với hệ thống bể chứa, bể nuôi, bể sinh sản và hơn 20 cặp bào ngư bố mẹ đã được nuôi thuần hóa đầu tiên. Nuôi vỗ bào ngư bố mẹ một thời gian, đủ tiêu chuẩn cho sinh sản, tháng 8-2013, anh Phương cùng với anh em đưa bào ngư bố mẹ vào bể sinh sản. Và rồi giây phút họ mong chờ cũng đến, chỉ sau vài ngày, những túi trứng bào ngư đã xuất hiện trong bể. 

Bào ngư sinh sản được trên bờ đã là thành công, nhưng để cho nở trứng thành ấu trùng và từ ấu trùng phát triển thành con giống mới là vấn đề nan giải. Tuy nhiên, những khó khăn này đã được lường trước và công tác chuẩn bị cũng đã sẵn sàng. Sau một thời gian ngắn, trứng nở thành ấu trùng rồi đưa vào nuôi thành con giống. Những loại vi tảo làm thức ăn cho ấu trùng cũng đã có. Bào ngư ấu trùng lớn không gặp trở ngại gì nhiều và để thành con giống, tỷ lệ sống đạt 10%, lớn nhất từ trước đến nay. Vừa qua, số bào ngư sinh sản đợt đầu được đưa vào lồng nuôi trong bể, và chỉ thời gian ngắn nữa, khi tình hình thời tiết khả quan, sẽ đưa ra nuôi ngoài biển.

Mở hướng phát triển kinh tế từ bào ngư

Từ trước đến nay, tại Việt Nam, chỉ có Viện nuôi trồng thủy sản 3 (tại Nha Trang- Khánh Hòa) có thể sinh sản thành công giống bào ngư. Tuy nhiên, theo thạc sĩ Phương, đó là những con bào ngư chất lượng không cao như ở Bạch Long Vỹ và từ trại giống Bạch Long Vỹ, những con bào ngư được sinh sản thành công tại đây đã được chuyển ngược vào Nha Trang để nuôi thử nghiệm. Bào ngư sau 16-18 tháng nuôi, có thể thu hoạch và không cần bất cứ loại thức ăn nào. Đến đầu năm 2015, những con bào ngư giống từ trại giống Bạch Long Vỹ sẽ có mặt trên thị trường.

Thành công trong sản xuất bào ngư giống tại Bạch Long Vỹ đã mở ra cơ hội lớn trong việc bảo tồn giống loài tại biển khơi ở Hải Phòng nói riêng và cả nước nói chung. Nguồn lợi bào ngư tại Bạch Long Vỹ đang bị cạn kiệt nay có cơ hội khôi phục dần, bởi mỗi năm, hơn 150.000 con giống sẽ được đưa ra ngoài biển, đó là chưa kể khoảng 200 triệu ấu trùng có cơ hội được vùng vẫy ngoài biển khơi. Nguồn lợi được khôi phục có nghĩa là cuộc sống của một bộ phận người dân đảo sẽ thay đổi đáng kể.

Chỉ hơn 1 năm nữa, giống bào ngư nuôi vừa qua sẽ trở thành bào ngư thương phẩm và rồi không chỉ ở Bạch Long Vỹ mà nhiều nơi khác cũng có nguồn hải sản mang thương hiệu này. Ước mong bao nhiêu năm nay của huyện đảo dần trở thành hiện thực, không chỉ giải quyết các vấn đề về kinh tế, dân sinh mà cò góp phần xây dựng huyện đảo tiền tiêu ngày càng giàu đẹp.

Theo thạc sĩ Lại Duy Phương, khi nghe thông tin tại Bạch Long Vỹ sinh sản thành công giống bào ngư, các chuyên gia thủy sản của Hàn Quốc đã đặt vấn đề sang học tập kinh nghiệm và xin chuyển giao công nghệ. Vì tại xứ Kim Chi, tuy cũng sản xuất được giống bào ngư nhưng tỷ lệ sống đạt không cao như ở Bạch Long Vỹ.

Báo Hải Phòng, 08/01/2014
Đăng ngày 09/01/2014
Mai Lâm
Kỹ thuật

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 10:04 03/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 11:38 02/12/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:58 29/11/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:50 12/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 08:50 12/12/2024

Phèn ngăn cản việc gây màu nước cho ao nuôi tôm

Trong nuôi tôm, việc gây màu nước là một bước quan trọng để tạo môi trường lý tưởng cho sự phát triển của tôm.

Ao tôm phèn
• 08:50 12/12/2024

Hiệp hội Cá tra kiến nghị 6 giải pháp phát triển

Giá cá tra nguyên liệu ở một số địa phương ĐBSCL đang tăng lên 29.000-30.000 đồng/kg giúp người nuôi có lời. Tuy nhiên, nhiều tháng qua giá bán chỉ 27.000 – 28.000 đồng/kg (cỡ 0,75 – 0,95 kg/con) trong lúc giá thành sản xuất 26.000 – 27.000 đồng/kg khiến bất ổn kéo dài nên Hiệp hội Cá tra Việt Nam vừa kiến nghị 6 giải pháp để phát triển bền vững.

Cá tra
• 08:50 12/12/2024

Tạo màu nước trong ao để chuẩn bị sang tôm

Việc tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng để chuẩn bị môi trường sống tối ưu trước khi tiến hành sang tôm. Màu nước không chỉ là yếu tố thẩm mỹ mà còn thể hiện chất lượng môi trường ao nuôi. Một màu nước ổn định và phù hợp có thể giúp giảm căng thẳng cho tôm, duy trì hệ sinh thái tự nhiên và ngăn ngừa sự phát triển của các loại vi khuẩn hay sinh vật có hại.

Ao nuôi tôm
• 08:50 12/12/2024
Some text some message..