Sính thực phẩm sạch, người Hà Nội chờ mua cá miền Tây

Các loại cá, tôm tép đồng nước miền Tây ngày càng được người dân Hà Nội ưa chuộng vì sống ở môi trường tự nhiên nên thịt rất thơm ngon.

cá đồng miền Tây
Các loại cá đồng miền Tây được vận chuyển ra Hà Nội để phục vụ nhu cầu của khách.

Những mớ cá rô đồng, ếch đồng, lươn đồng, trạch đồng,... đánh bắt ở kênh rạch các tỉnh miền Tây nay được chuyển thẳng ra Hà Nội trong ngày, bằng máy bay. Tuy nhiên, không phải cứ muốn ăn là có vì giá đắt đỏ mà lại là hàng hiếm.

Chị Đào Minh Ngọc, chủ cửa hàng thực phẩm sạch tại phố Đại Từ (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ, các loại cá, tôm tép đồng ngày càng được dân Hà Nội ưa chuộng. Đó là vì chúng sống ở môi trường tự nhiên nên thịt rất thơm ngon, nhất là khi đây lại là  cá sạch.

Song, để nhập được những mớ cá, tôm đồng đánh bắt ngoài tự nhiên thật không dễ dàng gì.

Chị Ngọc cho hay, ngoài miền Bắc, cá rô đồng, chạch đồng, lươn đồng hay ếch đồng giờ là hàng siêu hiếm. Để có đủ hàng bán, chị phải cho người đi gom mua của những ngư dân đánh bắt theo hình thức thủ công như cất vó, kéo lưới,... tại vùng cửa sông Mekong (Đồng Tháp, An Giang,... ). Những vùng này nguồn nước không bị nhiễm độc, cách xa khu dân cư, nhà máy công nghiệp.

Tuy nhiên, ngay ở các tỉnh miền Tây, cá đồng cũng ngày một ít do bị đánh bắt quá nhiều. Vì thế, số lượng cá gom mua được khá bập bõm, chỉ dừng ở mức vài ba cân mỗi loại, thậm chí có ngày không gom được cân nào.

"Gom mua được çá đã khó, vận chuyển được cá ra Hà Nội sao cho tươi ngon nhất còn khó hơn nhiều", chị Ngọc nói. Hiện 100% các loại cá đồng chị thu gom từ miền Tây đều được chuyển ra Hà Nội ngay trong ngày bằng máy bay, vừa đảm bảo cá tươi ngon, vừa để kịp bán cho khách đã đặt hàng.

Tương tự, chị Lê Thanh Tâm, chủ một cửa hàng đặc sản vùng miền tại Hà Nội, chia sẻ, trước đây, những loại cá tép đồng thường chỉ người nghèo ăn vì chúng rất rẻ. Cá thường được bán theo mớ (mua cả lố). Chỉ cần bỏ 5.000-10.000 đồng là có thể mua được cả mớ cá đồng tươi rói, giãy đành đạch.

Thế nhưng, gần đây, người Hà Nội sợ các loại thực phẩm nuôi trồng vì độ độc hại nên đổ xô săn tìm mua thực phẩm sạch. Do đó, các loại cá đồng, cá suối lên ngôi, giá cao ngất ngưởng mà không có hàng bán.

Đặc điểm của loại cá này là to nhỏ không đồng đều. Nhưng, thịt của chúng chắc, ăn có vị thơm khác hẳn với cá nuôi.

Ví như, 5 kg chạch đồng chị vừa ra sân bay lấy về chia thành các túi nhỏ trả cho khách mà thấy con to nhất bằng ngón tay cái, con vừa vừa thì bằng ngón tay út, thậm chí có con nhỏ chỉ bằng đầu đũa.

Cứ gom mua được cá sông, cá suối ở đâu là chị phải tìm mọi cách gửi về Hà Nội ngay trong ngày, kể cả phải vận chuyển bằng máy bay, chị cho hay.

Trên thực tế, cá đồng đang có giá bán rất cao. Cụ thể, cá rô đồng giá 250.000 đồng/kg, trạch đồng giá 380.000 đồng/kg, ếch đồng, cá lóc đồng giá cũng lên đến 290.000 đồng/kg,... Trong khi đó, các loại cá suối cũng có giá dao động từ 300.000-320.000 đồng/kg.

Xách trên tay túi trạch đồng khoảng 5 lạng, chị Nguyễn Thị Tuyến ở Tam Trinh (Hai Bà Trưng, Hà Nội) khoe: "Chỗ chạch này tôi mua hết 150.000 đồng mà phải chờ đúng nửa tháng mới có. Tối nay tôi sẽ làm món chạch nướng đãi cả nhà".

con ca dong
Để mua được những con cá đồng chỉ bé bằng ngón tay cái, nhiều người phải chờ nửa tháng trời.

Mấy năm nay, gia đình chị rất sợ ăn các loại thực phẩm ngoài chợ. Chị thường tìm mua những loại thực phẩm đồng quê. Ví như, rau, thịt quê,... Cá thay vì ăn cá nuôi, chị chuyển sang mua cá sông, cá suối đánh bắt ngoài tự nhiên.

Không thể nói những thực phẩm đó an toàn tuyệt đối, nhưng ít ra chúng khiến chị yên tâm phần nào. Hơn nữa, rau thịt quê giờ dễ đặt. Hàng sẽ chuyển đến ngay trong ngày cho mình, hoặc cùng lắm là đợi 2-3 ngày.

Song, riêng các loại cá tép đồng, sông suối thì khó hơn vì độ hiếm. Mỗi tuần đôi ba lần, chị đặt mua trước vài loại, khi nào có thì họ chuyển đến. "Đa phần chỉ khoảng 1 tuần là có hàng, nhưng có loại hiếm quá, chờ nửa tháng mới mua được", chị Tuyến nói.

Thừa nhận chuyện trên, chị Tâm cho biết, ở cửa hàng chị, khách đặt mua rất nhiều. Xem cuốn sổ ghi chép thì bây giờ con số khách đặt mua cá đồng lên đến cả trăm đơn. Song, cá đồng, cá suối số lượng có hạn, ngày nào nhiều nhập được khoảng 10kg, có ngày còn không nhập được cân nào./.

Vietnamnet/VOV, 01/11/2016
Đăng ngày 02/11/2016
Như Băng
Kinh tế
Bình luận
avatar

Giá tôm toàn cầu tháng 9: Ecuador tăng mạnh, Việt Nam và Thái Lan ổn định

Tin tức thủy sản tháng 9 đã chứng kiến những biến động đáng chú ý trên thị trường tôm toàn cầu. Với sự gia tăng mạnh mẽ về giá tại Ecuador, trong khi giá tôm ở Việt Nam và Thái Lan lại giữ được sự ổn định. Điều này không chỉ phản ánh tình hình cung cầu trong từng quốc gia mà còn ảnh hưởng đến các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tôm thẻ
• 09:48 20/09/2024

Dự đoán giá tôm tăng cao ở size 40 con/kg trở xuống do nghịch vụ

Trong thời gian gần đây, một xu hướng đang dần rõ nét là giá tôm có size 40 con/kg trở xuống có khả năng tăng cao, đặc biệt là do ảnh hưởng của tình trạng nghịch vụ. Nghịch vụ là khi chu kỳ sinh trưởng của tôm và điều kiện thời tiết không khớp với nhu cầu thị trường, dẫn đến sản lượng không đạt yêu cầu.

Thu hoạch tôm
• 09:56 19/09/2024

Dự đoán giá thủy sản tăng mạnh vào cuối năm 2024: Xu hướng và cơ hội cho người nuôi

Nửa cuối năm 2024, ngành thủy sản dự kiến sẽ chứng kiến một đợt tăng trưởng mạnh mẽ, mang lại nhiều cơ hội quý báu cho người nuôi. Sự khôi phục nhu cầu toàn cầu, đặc biệt là tại các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc và EU, cùng với những thay đổi về chính sách thương mại và biến động giá, hứa hẹn sẽ thúc đẩy giá trị xuất khẩu thủy sản lên một tầm cao mới.

Xuất khẩu thủy hải sản
• 09:45 19/09/2024

Chống bán phá giá: Hiểu đúng để bảo vệ ngành tôm xuất khẩu

"Chống bán phá giá" nghe có vẻ phức tạp, nhưng thực chất là việc các quốc gia bảo vệ ngành sản xuất trong nước bằng cách áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu được bán với giá quá thấp so với giá sản xuất. Khi xuất khẩu tôm, các doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu rõ quy định này để tránh rủi ro bị áp thuế.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:46 18/09/2024

Nuôi tổng hợp thủy sản dưới tán cây ngập mặn kết hợp phát triển du lịch sinh thái

Trong những năm gần đây, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tập trung chuyển giao các mô hình nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường, hạn chế sử dụng kháng sinh, tạo được sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng.

Thủy sản
• 07:56 21/09/2024

Hiện trạng nuôi biển, những thành tựu, khó khăn và thách thức

Vùng biển nước ta có diện tích hơn 1 triệu km2, nhưng diện tích nuôi biển mới chỉ chiếm khoảng hơn 20% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản cả nước. Trong bối cảnh nguồn lợi thủy sản tự nhiên ngày càng cạn kiệt, phát triển nuôi biển theo hướng công nghiệp hiện đại, bền vững hết sức cấp thiết.

Nuôi biển
• 07:56 21/09/2024

Ứng dụng công nghệ nuôi tôm: Giải pháp giảm thiểu tác động của mưa bão và lũ lụt

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp tại Việt Nam, tuy nhiên, biến đổi khí hậu cùng với các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa bão và lũ lụt đang đặt ra nhiều thách thức lớn cho người nuôi tôm.

Ao nuôi tôm
• 07:56 21/09/2024

Kiểm dư lượng hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản đã làm dấy lên lo ngại về sức khỏe người tiêu dùng và môi trường. Kiểm tra dư lượng hóa chất và kháng sinh là biện pháp quan trọng giúp đảm bảo sản phẩm thủy sản an toàn, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của thị trường nội địa và quốc tế.

Mẫu tôm
• 07:56 21/09/2024

Giá tôm toàn cầu tháng 9: Ecuador tăng mạnh, Việt Nam và Thái Lan ổn định

Tin tức thủy sản tháng 9 đã chứng kiến những biến động đáng chú ý trên thị trường tôm toàn cầu. Với sự gia tăng mạnh mẽ về giá tại Ecuador, trong khi giá tôm ở Việt Nam và Thái Lan lại giữ được sự ổn định. Điều này không chỉ phản ánh tình hình cung cầu trong từng quốc gia mà còn ảnh hưởng đến các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tôm thẻ
• 07:56 21/09/2024
Some text some message..