Sinh vật sống ở biển sâu

Chỉ có khoảng 5% diện tích bề mặt đại dương được con người nghiên cứu và những vùng biển sâu vẫn còn tồn tại nhiều bí ẩn thú vị mà con người vẫn chưa khám phá được, đặt biệt là các sinh vật sống ở những vùng biển này. Dưới đây là danh sách 9 loài động vật sống ở các vùng biển sâu được tổng hợp từ National Geographic.

sinh vật biển sâu
Ảnh: David Wrobel, SeaPics

1. Giant spider crab (tạm dịch: cua nhện khổng lồ)

Được xem như động vật chân đốt lớn nhất trên trái đất, cua nhện khổng lồ dành nhiều thời gian để kiếm thức ăn dưới đáy đại dương sâu đến 300 m. Những con cua có chân dài hiếm gặp này có môi trường sống tự nhiên ở vùng biển ngoài khơi của Nhật Bản và chiều dài đo được từ khoảng cách giữa 2 đầu chân của nó lên đến 3.7 mét. Con cua trong ảnh có chiều dài 2 chân khoảng 1.5 m và được chụp ở vịnh Sagami, Nhật Bản.

2. Frilled Shark

 

Ảnh: Awashima Marine Park, Getty Images

Con người rất hiếm khi gặp cá frilled sharks, loài cá sống ở các vùng biển sâu đến 1500 m. Giống như một hóa thạch sống, cá frilled shark có nhiều đặc điểm bên ngoài giống với tổ tiên của chúng. Mẫu vật dài 1.6 mét này được tìm thấy trong một vùng biển cạn của Nhật Bản vào năm 2007 và được chuyển tới một khu vực bảo tồn biển và nó đã chết sau khi bị bắt vài giờ.

3. Atlantic Wolffish (tạm dịch: cá sói Đại Tây Dương)

Ảnh: Jonathan Bird, SeaPics

2 con cá sói nhìn hung dữ này có trú ở những vùng biển có nền đáy là các núi đá ở độ sâu đến 500 m. Loài cá này có thể có chiều dài đến 1.5 m và có một bộ răng phù hợp với tập tính ăn động vật thân mềm có vỏ cứng, cua và cả nhím biển. 2 con cá sói đã giao phối này được tìm thấy trong một hang biển sâu ngoài bờ biển Maine.

4. Fangtooth fish (tạm dịch: cá răng nanh)

Ảnh: David Wrobel, SeaPics

Cá răng nanh là một trong những loài cá sống sâu nhất trong đại dương được phát hiện cho đến bây giờ. Độ sâu trung bình của vùng biển mà loài cá này sinh sống dao động trong khoảng 2.000 m tính từ mặt nước biển, thậm chí nó còn được tìm thấy ở những vùng biển băng giá có độ sâu đến 5.000 m. Ranh nanh của loài cá này có thể dài tới 16 cm. Và theo đúng như tên gọi của nó,  loài cá này có tỷ lệ chiều dài răng nanh trên chiều dài cơ thể lớn hơn bất kỳ loài cá nào khác.

5. Six-gill shark (tạm dịch: cá mập sáu mang)

Ảnh: Paul Nicklen, National Geographic

Cá mập sáu mang trong ảnh được chụp ở vùng biển khơi của Vancouver, Canada. Chúng sống và di chuyển trên đáy biển trong suốt thời gian ban ngày và ngoi lên tầng mặt để kiếm ăn vào ban đêm. Loài cá này có thể đạt tới chiều dài 4.8 m và thức ăn của chúng bao gồm các loài cá mập khác, cá đuối, mực, cua và đôi khi cả hải cẩu.

6. Giant Tube Worms (tạm dịch: trùng ống khổng lồ)

Ảnh: Emory Kristof, National Geographic

Sống dưới áp suất nước khổng lồ, nhiệt độ thấp và không có ánh sáng mặt trời dường như chưa đủ thử thách với loài trùng ống khổng lồ. Chúng còn thích nghi để phát triển mạnh ở các miệng phun thủy nhiệt nơi phun ra nhưng luồng nước siêu nóng và các độc chất trong nước đã bão hòa. Hình ảnh này được chụp ở một khu vực gần quần đảo Galapagos thuộc rạng đá ngầm East Pacific Rise nằm ở độ sâu 2.4 km so với mặt nước biển.

7. Vampire squid (tạm dịch: mực ma cà rồng)

Ảnh: Kim Reisenbichler, National Geographic

Tên mực ma cà rồng được đặt cho loài mực này bởi đặc điểm của chúng là ẩn nấp trong đại dương ở độ sâu mà ánh sáng mặt trời không xuyên tới được. Loài mực này có thể sống thoải mái ở độ sâu 3.000 m từ mặt nước biển và di chuyển trong bóng tối với đôi mắt có tỷ lệ lớn nhất (so với cơ thể) trong số các động vật trên trái đất này. Tên của loài mực này là mực ma cà rồng bởi vì chúng có các xúc tu có màng, màu đen mà có thể phủ kín cơ thể nó giống như một chiếc áo choàng. Loài mực này sống ở tầng mesopelagic (sâu 200-1000 m) và  tầng bathypelagic (sâu 1.000-4.000 m) ở các vùng biển ôn đới và nhiệt đới. Đặc điểm sinh lý của loài mực này đã thích nghi để sống được ở mức oxy hòa tan thấp nhất được cong người xác định được trong các vùng biển mà chúng sống.

8. Pacific Viperfish (tạm dịch: cá rắn Thái Bình Dương)

Ảnh: David Wrobel, SeaPics

Cá rắn Thái Bình Dương có hàm răng lởm chởm giống như cây kim ngoại cỡ và chúng không thể đóng miệng lại. Loài cá biển sâu này chỉ có thể đạt tới chiều dài 25 cm nhưng có thể tồn tại ở độ sâu tới 4,000 m dưới mặt nước biển. Loài cá này thu hút con mồi bằng các đốm phát quang sinh học nằm trên bụng.

9. Wolffish (tạm dịch: cá sói)

Ảnh: Espen Rekdal, SeaPics

Cá sói có hàm răng cứng dùng để nghiền các thức ăn của chúng như động vật thân mềm, giáp xác và nhím biển. Chúng có thể sống ở độ sâu 600 m từ mặt nước biển và phân bố từ bờ biển Bắc Âu đến bán đảo Cape Cod và Địa Trung Hải.

National Geographic
Đăng ngày 08/01/2013
Hoàng Lâm
Sinh học

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 10:00 05/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 10:28 29/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 04:22 26/01/2025

Tổng quan và phân tích thị trường giá cá lóc hiện nay

Cá lóc là một trong những loài cá được yêu thích nhất tại Việt Nam nhờ hương vị đậm đà, dễ chế biến, và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, giá cá lóc thay đổi đáng kể tùy theo loại, khu vực, và nhiều yếu tố khác

Cá lóc
• 04:22 26/01/2025

Tái chế nước thải trong ao nuôi để bảo vệ môi trường

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, vấn đề xử lý nước thải trong ao nuôi đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu.

Ao nuôi tôm
• 04:22 26/01/2025

Không khí nhộn nhịp ở các cảng cá dịp tết Nguyên Đán

Vào những ngày cận kề Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, không khí tại các cảng cá, đặc biệt là cảng cá Thọ Quang (Sơn Trà, TP Đà Nẵng), trở nên nhộn nhịp và sôi động hơn bao giờ hết. Đây là thời điểm các ngư dân miền Trung và các tiểu thương bận rộn với công việc đánh bắt và tiêu thụ hải sản phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết.

Chợ hải sản
• 04:22 26/01/2025

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 04:22 26/01/2025
Some text some message..