Sóc Sơn: Làm giàu lãi lớn nhờ nuôi ếch

Sau nhiều năm tìm tòi, mạnh dạn đầu tư, đến nay, anh Nguyễn Văn Kết (xã Bắc Phú, huyện Sóc Sơn) đã phát triển thành công trang trại nuôi ếch Thái Lan với quy mô lớn nhất khu vực phía Bắc.

Sóc Sơn: Làm giàu lãi lớn nhờ nuôi ếch
Một góc nuôi ếch của anh Kết

Tình cờ xem được một chương trình nuôi ếch trên truyền hình, anh Kết cảm thấy rất hứng thú. Ngỏ ý muốn nuôi ếch thử nghiệm, anh bị gia đình gạt đi do đi ngược lại nghề thiết kế quảng cáo của gia đình. Không muốn làm công cả đời, anh Kết quyết tâm tìm hướng đi mới.

Năm 2006, với số vốn ít ỏi chỉ khoảng 5 triệu đồng, anh Kết đã đầu tư nuôi 5.000 con ếch Thái Lan trên diện tích hơn 50m2. Do gia đình không ủng hộ nên ban đầu, một mình anh Kết phải tự lo toan việc xây dựng chuồng nuôi, đi mua con giống, thức ăn, mày mò tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc…

Vạn sự khởi đầu nan, do không được học tập bài bản nên việc thiết kế chuồng nuôi, chăm sóc và phòng, chống dịch bệnh trên đàn ếch khiến anh Kết gặp nhiều khó khăn. Anh thường xuyên lên mạng tự tìm hiểu kỹ thuật, rồi bắt xe đi tới tham quan, học tập kinh nghiệm tại những trại ếch lớn ở các tỉnh, thành lân cận. Với tinh thần ham học hỏi, sự kiên trì, kiến thức nuôi ếch của anh dần hoàn thiện.

Bên cạnh ếch thương phẩm, năm 2008, anh Kết tiếp tục mở rộng sản xuất thêm ếch giống, chủ yếu là giống Thái Lan. Để khắc phục giá lạnh của mùa Đông ở miền Bắc, anh Kết đầu tư hàng trăm triệu đồng để xây dựng hệ thống nhà kính nuôi ếch. Anh cho biết, ếch là loài sinh vật dễ nuôi và ít bị dịch bệnh. Thức ăn chủ yếu của đàn ếch là các loại cây lá. Nhờ chất lượng và nhu cầu thị trường dồi dào nên việc tiêu thụ sản phẩm ếch thuận lợi, giúp anh có nguồn thu để tiếp tục mở rộng diện tích nuôi ếch.

Đến nay, quy mô trang trại nuôi ếch của anh Kết đã lên tới 7.000m2. Mỗi năm, trang trại cung cấp cho thị trường từ 800.000 đến 1 triệu con ếch giống, và từ 7 – 10 tấn ếch thương phẩm. Bên cạnh đó, trang trại còn tư vấn chuyển giao kỹ thuật và cung cấp vật tư cho các cơ sở nuôi ếch tại 13 tỉnh, thành khu vực phía Bắc. Nhờ giá cả ổn định, trung bình mỗi năm anh Kết thu lãi khoảng 800 triệu đồng, đồng thời tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động.

Anh Kết cho biết, bản thân đang ấp ủ mong muốn xây dựng được thương hiệu “Ếch sạch Bắc Phú”, bởi theo anh, chỉ khi có thương hiệu, các sản phẩm ếch mới chiếm lĩnh và mở rộng được thị trường, qua đó, mang lại giá trị lớn hơn cho người nông dân.

“Hiện, chúng tôi đang hoàn thiện những thủ tục cuối cùng để trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Hy vọng trong năm 2019, ếch sạch xã Bắc Phú sẽ chính thức có một danh xưng, để ngày càng được nhiều người biết đến hơn” – anh Kết nói.

Báo KTĐT
Đăng ngày 30/08/2019
TX
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

Các vấn đề thường gặp trong xử lý nước ở ao đất

Ngày nay nuôi tôm ao đất vẫn là lựa chọn của bà con ở một số địa phương, tuy nhiên, việc quản lý chất lượng nước trong ao là yếu tố quyết định sự thành công của vụ nuôi. Ao đất, với đặc thù tự nhiên và khả năng ảnh hưởng từ môi trường xung quanh, thường gặp nhiều vấn đề phức tạp trong việc xử lý nước.

Ao nuôi đất
• 10:22 27/03/2025

Người nuôi tôm mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao

Ngày nay, ngành nuôi tôm đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ khi ngày càng nhiều hộ nuôi tôm mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao vào quy trình sản xuất.

Ao nuôi tôm
• 09:56 26/03/2025

Công nghệ Biofloc trong nuôi tôm - Nguyên lý và lợi ích kinh tế

Công nghệ Biofloc (BFT) là một trong những đổi mới quan trọng nhất trong ngành nuôi tôm thâm canh những năm gần đây.

Ao nuôi
• 10:50 25/03/2025

Tôm càng giống toàn đực: Lợi hay hại

Trong những năm gần đây, việc nuôi tôm càng xanh toàn đực đang trở thành xu hướng được nhiều hộ nuôi trồng thủy sản quan tâm. Tuy nhiên, việc sử dụng tôm càng giống toàn đực liệu có thực sự mang lại lợi ích như mong đợi hay tiềm ẩn những rủi ro cần cân nhắc?

Tôm càng đực
• 09:53 24/03/2025

Những bệnh thường gặp ở dòng cá Ranchu

Cá Ranchu là loài cá vốn được mệnh danh là "vua của cá vàng" - sở hữu vẻ đẹp độc đáo nhưng lại khá nhạy cảm, dễ mắc một số bệnh nếu môi trường nuôi không đảm bảo. Việc hiểu rõ những bệnh thường gặp và cách phòng tránh là điều vô cùng quan trọng đối với người chơi cá cảnh.

Cá ranchu
• 13:17 27/03/2025

Các vấn đề thường gặp trong xử lý nước ở ao đất

Ngày nay nuôi tôm ao đất vẫn là lựa chọn của bà con ở một số địa phương, tuy nhiên, việc quản lý chất lượng nước trong ao là yếu tố quyết định sự thành công của vụ nuôi. Ao đất, với đặc thù tự nhiên và khả năng ảnh hưởng từ môi trường xung quanh, thường gặp nhiều vấn đề phức tạp trong việc xử lý nước.

Ao nuôi đất
• 13:17 27/03/2025

Thời gian giãn cách các loại hóa chất xử lý trong môi trường ao nuôi

Trong quá trình nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng các loại hóa chất xử lý môi trường ao nuôi là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho thủy sản và sức khỏe con người, việc tuân thủ thời gian giãn cách sau khi sử dụng các loại hóa chất là vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 13:17 27/03/2025

Vi khuẩn tía: Lợi hay hại cho ngành nuôi tôm?

Ngành nuôi tôm đã và đang trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực tại nhiều quốc gia, đặc biệt là Việt Nam. Với sự phát triển nhanh chóng của ngành, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, bao gồm cả việc sử dụng vi sinh vật có lợi, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và đảm bảo tính bền vững. Trong quá trình nuôi tôm, nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm đã được nghiên cứu, trong đó vi khuẩn tía là một đối tượng gây nhiều tranh cãi về lợi ích và tác hại.

Vi khuẩn tía
• 13:17 27/03/2025

Khai mạc VietShrimp 2025 “Xanh hóa vùng nuôi” với hơn 200 gian hàng

Sáng 26/3/2025, tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ đã khai mạc Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 6 năm 2025 (VietShrimp 2025) với hơn 200 gian hàng của gần 150 doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước.

Vietshrimp
• 13:17 27/03/2025
Some text some message..