Sóc Trăng: Đầu tư cải tạo, nâng cấp lưới điện phục vụ nuôi tôm công nghiệp

Tỉnh Sóc Trăng quyết tâm không để thiếu điện ảnh hưởng đến việc nuôi tôm của người dân.

đầu tư lưới điện

Năm 2013 được đánh giá là năm “thắng lợi kép”của ngành tôm tỉnh Sóc Trăng, năng suất nuôi cao, sản lượng lớn kèm theo đó là được giá, nhiều hộ nông dân nuôi tôm trong tỉnh có lời, đời sống được cải thiện đáng kể. Cùng với đó là qua trình chuyển đổi ồ ạt đối tượng nuôi từ tôm sú sang thẻ chân trắng đã đóng góp đáng kể vào thành công trong tổng kim ngạch xuất khẩu 520 triệu USD của tỉnh trong năm 2013. 

Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ tôm sú sang thẻ chân trắng đã làm gia tăng điện năng tiêu thụ 5 – 6 lần gây ra tình trạng thiếu điện cục bộ tại nhiều vùng nuôi tôm trọng điểm của tỉnh. Để duy trì đà tăng trưởng trong năm 2014, lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng nhận định, đây là ưu tiên cần phải được giải quyết. Chính vì thế mà chiều ngày 19/02/2014 lãnh đạo UBND tỉnh đã có cuộc làm việc với Ban giám đốc Tổng công ty điện lực Việt Nam nhằm tìm kiếm giải pháp đáp ứng đầy đủ điện năng phục vụ tốt nuôi trồng thủy sản trong niên vụ 2014.

Theo báo cáo của Công ty Điện lực Sóc Trăng, để cung cấp đầy đủ điện năng cho sản xuất nuôi trồng thủy sản, điện lực Sóc Trăng cần phải đầu tư nâng cấp, cải tạo gần 95km đường dây trung thế, 244 km đường dây hạ thế, 216 trạm biến áp với tổng vốn đầu tư dự kiến là 85,5 tỷ đồng để phục vụ cung cấp điện cho 9.196 ha nuôi tôm nước lợ. Theo đó, quá trình đầu, tư cải tạo được chia làm 2 giai đoạn trong đó giai đoạn 1 có vốn đầu tư hơn 54,3 tỷ đồng phục vụ cho 7.103 ha, giai đoạn 2 là 31,2 tỷ đồng với 2.093 ha.

Theo thỏa thuận đạt được, lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng và Tổng công ty điện lực Việt Nam sẽ ưu tiên thực hiện giai đoạn 1 của quá trình đầu tư nâng cấp, cải tạo trong đó vốn góp từ Công ty Điện lực Sóc Trăng là 10 tỷ đồng, Tổng công ty Điện lực Miền Nam là 15 tỷ đồng, phần còn lại là vốn đối ứng từ tỉnh Sóc Trăng cho Tổng công ty Điện lực Miền Nam và sẽ được hoàn trả trong thời gian 5 năm. 

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Trần Thành Nghiệp – PCT UBND tỉnh khẳng định tỉnh sẽ phối hợp, nổ lực hỗ trợ hết mình để quá trình đầu tư nâng cấp cải tạo diễn ra đúng tiến độ đồng thời tỉnh cũng sẽ rà soát địa bàn, kịp thời phát hiện các điểm nóng về thiếu hụt điện năng để có kế hoạch khắc phục nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu sản xuất của người dân.

Vietfish.org, 20/02/2014
Đăng ngày 21/02/2014
Đỗ Văn Thông
Nuôi trồng

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 10:20 14/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 09:44 09/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 09:04 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:04 15/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 09:04 15/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 09:04 15/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 09:04 15/01/2025
Some text some message..