Sóc Trăng: Dịch bệnh trên tôm nuôi có nguy cơ bùng phát mạnh

Niên vụ tôm nuôi 2015, tỉnh Sóc Trăng tiếp tục là “điểm nóng” của tình trạng tôm nuôi bị thiệt hại. Đáng ngại nhất là tại một số địa phương trong tỉnh, dịch bệnh trên tôm nuôi đang đứng trước nguy cơ lây lan và bùng phát mạnh. Tính đến cuối tháng 6, tổng diện tích tôm nuôi bị thiệt hại trên toàn tỉnh đã lên đến gần 5.500 ha, chiếm gần 30% diện tích thả nuôi.

tôm thẻ chân trắng
Tôm bị bệnh gan tụy. Ảnh: Tép bạc

Theo Chi Cục Thú y tỉnh Sóc Trăng, tại một số địa phương có diện tích tôm thiệt hại lớn, hiện dịch bệnh đang có nguy cơ bùng phát và lây lan rộng. Đặc biệt là hiện nay đang ở giai đoạn đầu mùa mưa, điều kiện môi trường ao nuôi biến động khó kiểm soát, vì vậy, diện tích nuôi tôm bị thiệt hại và bị bệnh còn dự báo sẽ tăng. Chi Cục Thú y tỉnh Sóc Trăng khuyến cáo, người nuôi nên tạm ngưng thả giống đối với những vùng đang có dịch, đến khi điều kiện môi trường ổn định sẽ tiếp tục thả nuôi. Đồng thời, Chi Cục Thú y tỉnh sẽ tiếp tục triển khai công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là tại các địa phương đang có diễn biến phức tạp và nghiêm trọng.    

Ông Phạm Văn Giết, ở xã Hòa Tú 1, huyện Mỹ Xuyên cho biết, tôm sú của gia đình nuôi được hơn 2 tháng và đang phát triển tốt, nhưng do thời tiết bất lợi đã làm hơn 20.000 con tôm gia đình thả nuôi trên diện tích 6.000 m2  bị sốc và thiệt hại hoàn toàn. Trước đó, tôm nuôi của gia đình trong thời gian 45 - 50 ngày tuổi vẫn phát triển tốt, nhưng từ 55 - 60 ngày là bắt đầu có dấu hiệu thiệt hại, tôm chết nhanh và đồng loạt nên không thể cứu kịp. Theo ông Giết thì tôm chết là do sự thay đổi đột ngột của thời tiết, nắng nóng, mưa dầm liên tục mấy ngày liền làm cho tôm nuôi bị sốc nhiệt. Ngoài ra, có thể do mầm bệnh của mấy vụ nuôi trước chưa được xử lý triệt để.        

Theo thông tin giám sát dịch bệnh của các trạm thú y tại các địa phương trong tỉnh cho thấy, có hơn 70% diện tích tôm nuôi bị thiệt hại là do bệnh hoại tử gan tụy cấp và bệnh đốm trắng, 25% do biến đổi môi trường, còn lại là do các nguyên nhân khác. Trong đó, diện tích bị thiệt hại tập trung nhiều trên tôm trong giai đoạn từ 20 đến 45 ngày tuổi. Trong các địa phương bị thiệt hại thì huyện Mỹ Xuyên và thị xã Vĩnh Châu là nặng nề nhất.        

Ông Trần Quốc Quang, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỹ Xuyên cho biết, tính đến thời điểm này, địa phương đã ghi nhận hơn 2.500 ha diện tích tôm thiệt hại, chiếm hơn 20% diện tích đã thả nuôi; phần lớn đều do ảnh hưởng của thời tiết, môi trường và dịch bệnh. Ngoài ra, thời tiết bất lợi cũng đã gây ảnh hưởng lớn đến kế hoạch thả nuôi tại địa phương. Hiện, Mỹ Xuyên cũng chỉ mới thả được 11.000 ha, chiếm khoảng 60% kế hoạch. Diện tích còn lại ngành chức năng khuyến cáo bà con cần thận trọng trong quá trình xử lý nước trước khi nuôi; quan trọng nữa là nên chọn mua giống ở các cơ sở đạt chất lượng, tránh mua tôm tại các trại tôm trôi nổi, kém chất lượng trên thị trường.         

Ông Trần Tuấn Phong, Phó trưởng phòng Dịch tễ, Chi cục Thú y tỉnh Sóc Trăng cho biết, trước tình hình thiệt hại trên tôm nuôi đang có dấu hiệu tăng nhanh, sắp tới Chi cục tăng cường hơn nữa công tác giám sát, kiểm soát dịch bệnh trên các vùng nuôi cũng như là tăng cường kiểm tra, kiểm soát nguồn giống nhằm đảm bảo chất lượng nguồn giống tốt nhất. Khi mà dịch bệnh làm thiệt hai tôm nhiều quá, lây lan nhanh và có chiều hướng diễn biến phức tạp, khi đủ điều kiện thì Chi Cục Thú y sẽ tham mưu công bố dịch tại vùng đó để triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh.        

Năm 2014, tôm nuôi nước lợ tỉnh Sóc Trăng đã thiệt hại gần 20.000 ha, làm ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế của người dân, cũng như khó khăn trong việc tái thả nuôi trong niên vụ tôm 2015. Niên vụ tôm năm 2015, tỉnh Sóc Trăng đã thả nuôi tôm nước lợ đạt gần 20.000 ha, chiếm hơn 40% kế hoạch. Như vậy, tỉnh còn khoảng 35.000 ha, dự kiến sẽ được người nuôi tiếp tục thả trong thời gian tới. Với tình hình thời tiết bất lợi, dịch bệnh như thế, sẽ là thách thức rất lớn đối với người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh.
 

Khuyến Nông Việt Nam, 01/07/2015
Đăng ngày 02/07/2015
TTXVN
Dịch bệnh

Ảnh hưởng của nấm đồng tiền đến năng suất nuôi tôm

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi tôm, bệnh nấm đồng tiền từ lâu đã trở thành thách thức lớn đối với người nuôi. Loại bệnh này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm suy giảm sản lượng và gây tổn thất kinh tế nặng nề, đặt ra nhiều khó khăn trong việc duy trì hiệu quả sản xuất.

Nấm đồng tiền
• 10:17 11/02/2025

Khó khăn trong việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh EHP

Bệnh EHP là loại vi bào tử ký sinh trong gan tụy của tôm, không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn ảnh hưởng lớn đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi. Dù đã có nhiều nghiên cứu và nỗ lực, việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh này vẫn gặp nhiều khó khăn.

Tôm
• 10:16 06/02/2025

Hiệu quả của các loại thuốc vi sinh trong phòng trị bệnh phân trắng ở tôm

Bệnh phân trắng là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế do tỷ lệ chết cao và giảm năng suất.

Tôm phân trắng
• 11:29 05/02/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 10:48 22/01/2025

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 19:16 17/02/2025

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 19:16 17/02/2025

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 19:16 17/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 19:16 17/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 19:16 17/02/2025
Some text some message..