Sớm chấm dứt nạn tranh cướp nghêu ở Bạc Liêu

Nhiều năm qua, tình trạng tranh cướp khai thác nghêu xảy ra thường xuyên tại ven biển hai huyện Đông Hải và Hòa Bình (Bạc Liêu). Những ngày gần đây, mỗi ngày có 500 đến 600 người, có ngày lên đến gần 1.000 người kéo về các bãi nghêu ở xã Long Điền Đông (Đông Hải) để khai thác, bất chấp sự ngăn cản của lực lượng bảo vệ, chính quyền địa phương. Trong lúc tranh cướp và xô xát đã có một số người bị thương, phải đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bạc Liêu…

bãi nuôi nghêu
Ảnh minh họa: Internet

"Thoải mái" tranh cướp nghêu

Bạc Liêu có 56 km bờ biển, từ xã Vĩnh Trạch Đông (TP Bạc Liêu) đến các xã Vĩnh Hậu, Vĩnh Hậu A, Vĩnh Thịnh (huyện Hòa Bình); xã Long Điền Đông, Long Điền và thị trấn Gành Hào (huyện Đông Hải). Nhiều người dân ven biển cho biết, theo “quy định bất thành văn” thì từ nhiều năm nay, người dân được mưu sinh trong phạm vi 3 km từ bờ biển qua khỏi rừng phòng hộ, qua bãi bồi. Hàng trăm hộ nghèo ven biển của tỉnh từ nhiều năm nay chủ yếu sống nhờ vào việc mò cua, nghêu, sò huyết, cá tôm thiên nhiên…

Chủ tịch UBND xã Long Điền Đông (huyện Đông Hải) Lê Văn Sáu cho biết: Xã có gần 8 km bờ biển; khoảng 1.000 người thuộc diện hộ nghèo. Trong số đó có khá đông người nghèo sống ven biển, hàng chục năm nay mưu sinh bằng nghề mò cua, bắt ốc, bắt nghêu, đặt cá, tôm... Đáng lưu ý, trong số những người tràn vào tranh cướp nghêu những ngày vừa qua không phải gia đình nào cũng thuộc diện hộ nghèo, thực tế có cả những hộ khá giả tham gia.

Đến hiện trường vụ việc tìm hiểu tình hình, chúng tôi được biết, đỉnh điểm lộn xộn, phức tạp nhất từ đầu năm đến nay là những ngày giữa tháng tám vừa qua, tại ven biển xã Long Điền Đông (huyện Đông Hải), mỗi ngày có từ 500 đến gần 1.000 người ở khắp nơi kéo đến bãi nghêu khai thác, tranh cướp, bất chấp sự ngăn chặn quyết liệt của lực lượng bảo vệ, chính quyền địa phương. Không chỉ tranh cướp, vụ ẩu đả đã xảy ra làm cho một số người bị thương, một số người ngất xỉu, trong đó nặng nhất là anh Lê Văn Nhanh, bảo vệ bãi nghêu ven biển xã Long Điền Đông bị nhiều người dân dùng gậy gộc, cây sắt đánh bị thương nặng phải chuyển đi cấp cứu tại bệnh viện tỉnh…

Đâu là nguyên nhân?

Theo nhiều cán bộ, người dân ở đây, nguyên nhân là do việc buông lỏng quản lý tài nguyên, thiếu tinh thần trách nhiệm của chính quyền địa phương, cụ thể là UBND xã Long Điền Đông và UBND huyện Đông Hải; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường Bạc Liêu chưa thật sự vào cuộc.

Đến nơi xảy ra vụ việc tranh cướp nghêu dẫn đến xô xát nêu trên, chúng tôi được một số cán bộ ấp, xã và nhân dân cho biết: Bãi nghêu ven biển thuộc ấp Cái Cùng do UBND xã Long Điền Đông quản lý, được anh Lê Vinh Phát, người thuộc xã Vĩnh Thịnh (huyện Hòa Bình) nhận thuê đất để nuôi nghêu, với diện tích gần 300 ha từ năm 2013 đến nay. Do UBND xã cho người ở nơi khác đến thuê và quản lý bãi nghêu, nên người dân tại đây không được khai thác bãi nghêu này, dẫn đến mâu thuẫn gay gắt và “xung đột lợi ích”. Theo nhiều cán bộ ngành chức năng của huyện và tỉnh, đúng ra, UBND xã Long Điền Đông không có thẩm quyền cho các hộ tư nhân hợp đồng nhận thuê đất ven biển để sản xuất, nuôi trồng thủy - hải sản…

Đáng lưu ý, cũng tại cửa biển Cái Cùng, một bên thuộc địa phận xã Vĩnh Thịnh (huyện Hòa Bình), một bên thuộc xã Long Điền Đông (huyện Đông Hải), thì các bãi nghêu phía xã Vĩnh Thịnh (huyện Hòa Bình) đã được quy hoạch và tổ chức giao cho một số hợp tác xã (HTX) nuôi nghêu quản lý, nên người dân nghèo chỉ còn kiếm ăn bên vùng bãi biển của xã Long Điền Đông.

“Năm 2013, UBND xã Long Điền Đông giao cho ông Lê Vinh Phát quản lý. Ông Phát đã rào lại một vùng bãi biển rộng khoảng hơn 300 ha để nuôi nghêu. Trước đây tụi tui tự do khai thác bãi nghêu này để kiếm sống qua ngày. Nay bỗng dưng chính quyền xã cho người ở huyện khác đến thuê đất, đồng thời lấn chiếm dần bãi nghêu rộng lớn, bít hết đường sống của hàng trăm hộ dân nghèo. Tụi tui cũng biết xông vào bắt nghêu của người khác nuôi là không đúng. Nhưng bãi biển này từ xưa đến nay không của riêng ai, nhất là nghèo đói quá, không đất sản xuất, không nhà cửa, không vốn liếng sản xuất, nên tụi tui không biết làm cách nào khác là vô đây bắt nghêu sống qua ngày...”, một số người dân ven biển của xã "hồn nhiên" giãi bày.

Cần giải pháp đồng bộ, tích cực

Trao đổi ý kiến với phóng viên Báo Nhân Dân, Chủ tịch UBND huyện Đông Hải Bùi Minh Túy cho biết, tình trạng tranh cướp nghêu ở vùng ven biển của huyện từ nhiều năm nay diễn ra thường xuyên, rất lộn xộn, phức tạp… Bởi vì bãi nghêu ven biển của huyện chủ yếu từ thiên nhiên, nhiều người dân, nhất là những người nghèo từ các nơi khác đến khai thác. Trước đây, UBND huyện cũng đã chỉ đạo tổ chức thành lập một số HTX nuôi nghêu. Tuy nhiên, do bà con hầu hết là hộ nghèo, thiếu vốn, thiếu kiến thức, kinh nghiệm sản xuất; đặc biệt là các hộ nghèo từ trước đến nay chỉ quen làm ăn theo kiểu tự phát, cho nên một số HTX mặc dù đã được thành lập, chính quyền huyện hỗ trợ vốn, hướng dẫn cách làm ăn, nhưng hầu hết bà con không chịu vào, dẫn đến HTX tự tan rã…

Trong khi đó, qua tìm hiểu chúng tôi được biết, tại cửa biển Cái Cùng, bên thuộc xã Vĩnh Thịnh (huyện Hòa Bình), trong những năm qua cũng thường xuyên xảy ra tình trạng tranh cướp nghêu, nhiều vụ dẫn đến ẩu đả, đổ máu Song, thời gian gần đây, Huyện ủy, UBND huyện Hòa Bình đã rất quan tâm, chỉ đạo thành lập các HTX nuôi nghêu. Theo đó, huyện hỗ trợ vốn và các mặt; đồng thời tổ chức vận động, thuyết phục các hộ dân nghèo ven biển vào làm ăn trong HTX. Do HTX mang lại lợi ích thiết thực, nên được hầu hết các hộ nghèo đồng tình ủng hộ, có trách nhiệm cùng Ban quản trị HTX tự bảo vệ bãi nghêu của mình…

Đồng chí Tạ Trung Dũng, Bí thư Huyện ủy Hòa Bình cho biết: “Thường trực Huyện ủy và UBND huyện vừa tổ chức đi kiểm tra, khảo sát một số HTX nuôi nghêu ven biển thuộc xã Vĩnh Thịnh. Qua trực tiếp kiểm tra, tìm hiểu, chúng tôi tận mắt thấy mô hình HTX nuôi nghêu có hiệu quả, nhiều ưu điểm. Không còn cảnh phức tạp, lộn xộn và hỗn chiến như nhiều năm trước. Huyện ủy, UBND huyện đã chỉ đạo tiếp tục quan tâm đầu tư vốn, hỗ trợ các mặt để các HTX nuôi nghêu làm ăn thuận lợi, hiệu quả hơn…”.

Từ thực trạng nêu trên, nên chăng, huyện Đông Hải cần xem xét, tham khảo, rút kinh nghiệm, tìm các giải pháp khắc phục dứt điểm, không để tình trạng tranh cướp nghêu, dẫn đến xô xát và đổ máu như thời gian qua…

BáoNhân Dân, 30/08/2015
Đăng ngày 31/08/2015
BÀI VÀ ẢNH: TRỌNG DUY
Nông thôn

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Tại sao Ấn Độ - Quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ 2 lại chú trọng quản lý điện trong ao tôm?

Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ hai trên thế giới, chiếm tỷ trọng đáng kể trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.

Ao nuôi tôm
• 15:01 26/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 15:01 26/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 15:01 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 15:01 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:01 26/12/2024
Some text some message..