Sớm xây dựng hoàn thành Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu

Chiều ngày 1/4/2021, đồng chí Lữ Văn Hùng - UVBCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh có buổi khảo sát thực tế và làm việc với các sở, ngành có liên quan về tình hình triển khai Đề án xây dựng Bạc Liêu trở thành thủ phủ ngành công nghiệp tôm của cả nước; công tác đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu.

Lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh khảo sát khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu.
Lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh khảo sát khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu.

Thực hiện Đề án xây dựng Bạc Liêu trở thành thủ phủ ngành công nghiệp tôm của cả nước, trên địa bàn tỉnh đã có một số doanh nghiệp sản xuất giống thủy sản với quy mô lớn, mỗi năm sản xuất từ 32 - 35 tỷ post tôm sú và tôm thẻ giống. Diện tích nuôi tôm trên toàn tỉnh là hơn 136.000ha, trong đó nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao hơn 2.200ha. Hiện tỉnh có 18 công ty, đơn vị, với diện tích hơn 1.500ha đầu tư nuôi tôm siêu thâm canh với nhiều công nghệ tiên tiến khác nhau, bước đầu đã mang lại hiệu quả. Hiện tỉnh cũng có 4 doanh nghiệp được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; 7 đơn vị được chứng nhận các tiêu chuẩn quốc tế trong nuôi trồng thủy sản.


Lãnh đạo tỉnh xem khâu sản xuất và đóng gói tôm giống của Tập đoàn Việt - Úc.

Tuy nhiên, hiện nay, kết cấu hạ tầng, nhất là điện, giao thông, thủy lợi,... chưa đáp ứng yêu cầu; sản xuất nông nghiệp thường xuyên phải đối mặt với các hiện tượng thời tiết cực đoan, nhất là thời điểm mùa khô, hạn, xâm nhập mặn; chính sách đầu tư tín dụng để phát triển mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn khó khăn, nhất là nguồn vốn tín dụng đầu tư cho nông dân phát triển mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao. Việc thực hiện hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trong nuôi tôm từng bước được triển khai nhân rộng, nhưng tiến độ còn chậm, quy mô còn nhỏ, chưa bền vững.

Theo báo cáo, đến nay, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu đã cơ bản hoàn thành giai đoạn 1, đã thực hiện xong các hồ sơ, thủ tục triển khai giai đoạn 2. Đã tuyển chọn được 9 doanh nghiệp đầu tư vào khu này, trong đó 5 dự án về quy trình, công nghệ nuôi tôm; 2 dự án sản xuất giống tôm; 1 dự án chế phẩm sinh học và 1 dự án thức ăn tôm. Tuy nhiên, hiện nay UBND tỉnh chưa phê duyệt quyết định giao đất cho Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu; phê duyệt mức thu tiền thuê đất; mức phí dịch vụ; phê duyệt chủ trương giải phóng mặt bằng giai đoạn 2...

Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Văn Thiều cho rằng: để Bạc Liêu trở thành thủ phủ ngành công nghiệp tôm của cả nước còn nhiều việc phải làm, nhất là khi đến nay chưa có một nhà đầu tư nào khởi công được xây dựng trong Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu. Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: 3 mục tiêu mà Tập đoàn Việt - Úc giúp Bạc Liêu thì chưa đạt được. Do đó Tập đoàn phải quan tâm đến Bạc Liêu nhiều hơn, bởi đây là doanh nghiệp đầu đàn trong ngành tôm. Muốn trở thành thủ phủ tôm của cả nước thì ngoài các doanh nghiệp, người dân cũng phải tham gia nuôi ứng dụng công nghệ cao, có như thế sản lượng tôm mới tăng. Về giống, ngành chức năng chưa kiểm soát tốt nguồn tôm giống, vẫn còn nguồn giống trôi nổi được nhập vào Bạc Liêu. Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý: xử lý môi trường sau khi nuôi cũng phải hết sức quan tâm, và phải làm tốt vấn đề này. Không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế…

Phát biểu tại cuộc họp, đồng chí Lê Thị Ái Nam - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị: Ban quản lý Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu nên làm tham mưu tốt hơn cho Ban chỉ đạo tỉnh và UBND tỉnh thưc hiện tốt hơn đề án này; Tập đoàn Việt - Úc khẩn trương xây dựng nhà máy chế biến trong Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu; sớm xuất khẩu được tôm nguyên con sang Úc. Hai vấn đề này góp phần quan trọng trong việc thực hiện Đề án xây dựng Bạc Liêu trở thành thủ phủ ngành công nghiệp tôm của cả nước.


Lãnh đạo tỉnh kiểm tra mực nước các kênh trong Vườn chim Bạc Liêu.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, đồng chí Lữ Văn Hùng - Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo cần sớm tháo gỡ những khó khăn để xây dựng hoàn thành Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu, bởi một khi khu này xây dựng hoàn thành mới góp phần thực hiện được Đề án xây dựng Bạc Liêu trở thành thủ phủ ngành công nghiệp tôm của cả nước.

Bí thư Tỉnh ủy - Lữ Văn Hùng đề nghị: Sở NN&PTNT kết hợp chặt chẽ với Tập đoàn Việt - Úc đưa con giống chất lượng đến người nuôi tôm, không để người dân mua con giống trôi nổi, kém chất lượng. Ban chỉ đạo tỉnh rà soát lại những gì làm được, những gì chưa làm được trong việc thực hiện Đề án xây dựng Bạc Liêu trở thành thủ phủ ngành công nghiệp tôm của cả nước nói riêng và các dự án khác nói chung, nhiều dự án còn rất chậm, nhất là công tác phối hợp chưa chặt chẽ.

Về Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu, Ban quản lý khu này phải thực hiện đúng tiến độ dự án và các bước tiếp theo, những gì còn thiếu phải sớm bổ sung. Các sở, ngành; Văn phòng UBND tỉnh hỗ trợ tối đa cho Ban quản lý tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động. Sớm giải phóng mặt bằng những hộ dân liên quan đến dự án; khi kêu gọi các nhà đầu tư, phải đáp ứng được các điều kiện đặt ra của Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu…

Trước đó, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã khảo sát Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu; tham quan khu sản xuất tôm giống và khu nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kín ứng dụng công nghệ cao của Tập đoàn  Việt - Úc. Dịp này, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh cũng kiểm tra công tác phòng chống cháy rừng ở Vườn chim Bạc Liêu.

Báo Bạc Liêu
Đăng ngày 02/04/2021
Minh Đạt
Kinh tế

TS Nguyễn Thanh Tùng làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II

Chiều 25/2, tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Thứ trưởng Phùng Tiến đã trao Quyết định điều động, bổ nhiệm TS Nguyễn Thanh Tùng giữ chức Viện trưởng Viện này.

Viện Nuôi trồng Thủy sản II
• 10:09 04/03/2022

6 năm “sóng gió” của cộng đồng thủy sản, chỉ vì một quy định

Mới đây, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) đã có đơn thỉnh nguyện gửi Thủ tướng Chính phủ, cùng một số Bộ, ngành về kiến nghị việc sửa đổi quy định “kiểm dịch” đối với sản phẩm thuỷ sản dùng làm thực phẩm.

chế biến cá hồi
• 13:35 21/12/2021

Đề nghị đưa ngành chế biến thủy sản ra khỏi danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ TN&MT, góp ý và đề nghị sửa đổi một nội dung quan trọng trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2021 đang được Bộ TN&MT hoàn tất.

chế biến cá tra
• 12:52 22/10/2021

Bắt 2 tàu cá vi phạm quy định vùng khai thác

2 tàu cá đang khai thác thủy sản trái quy định vùng khai thác đã bị lực lượng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Lò - Bến Thủy phát hiện bắt giữ.

tàu cá vi phạm
• 15:10 21/10/2021

Doanh nghiệp thủy sản bị ép giá: Người nuôi và người lao động chịu thiệt

Trong chuỗi cung ứng thủy sản, doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối giữa người nuôi và thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đang đối mặt với sự chên ép giá từ các chuỗi bán lẻ lớn quốc tế. Và hậu quả không chỉ dừng lại ở mức doanh thu doanh nghiệp bị suy giảm, mà gánh nặng còn trực tiếp chuyển về người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:18 13/06/2025

Cá ngừ Việt Nam tìm 'chìa khóa' vào thị trường 100 triệu dân Ai Cập

Trong bối cảnh các thị trường xuất khẩu truyền thống như Mỹ và EU gặp nhiều biến động, Ai Cập – quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai tại châu Phi – đang nổi lên như một điểm đến tiềm năng mới cho ngành thủy sản Việt Nam. Đặc biệt, cá ngừ đóng hộp – mặt hàng xuất khẩu chủ lực – đang được xem là “chìa khóa” để Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường gần 100 triệu dân này.

Cá ngừ
• 09:55 12/06/2025

Tăng trưởng ấn tượng: Ngành chả cá và surimi Việt Nam thu về hơn 100 triệu USD

Trong những năm gần đây, ngành chả cá và surimi (mứt cá – cá nghiền tăng cường mùi vị) của Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế mạnh trên thị trường quốc tế. Theo VASEP, từ năm 2021 đến nay, kim ngạch xuất khẩu surimi dao động trong khoảng 300 – 420 triệu USD mỗi năm, đóng góp khoảng 4–5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước.

Surimi
• 09:44 10/06/2025

Ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong thủy sản: Hướng đi tất yếu cho phát triển bền vững

Trước những thách thức ngày càng lớn từ biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và yêu cầu cao từ thị trường tiêu dùng, ngành thủy sản Việt Nam đang đứng trước nhu cầu cấp thiết phải chuyển đổi mô hình sản xuất. Trong đó, kinh tế tuần hoàn được xem là giải pháp then chốt giúp ngành phát triển bền vững, tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu phát thải.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:26 05/06/2025

Đà Nẵng: Người nuôi mất trắng sau một đêm

Đợt mưa lũ trái mùa từ ngày 11 đến 13 tháng 6 năm 2025, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 (WUTIP), đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản tại Đà Nẵng. Lũ lên nhanh và bất ngờ trong đêm đã khiến nhiều gia đình mất trắng tài sản, với ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Bão
• 03:39 15/06/2025

Vắc-xin uống từ vi tảo

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu đang chịu áp lực bởi các đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng, vắc-xin được xem là giải pháp hiệu quả để nâng cao miễn dịch và giảm sự phụ thuộc vào hóa chất. Một xu hướng nổi bật gần đây là ứng dụng vi tảo làm nền tảng sản xuất vắc-xin, mở ra triển vọng phát triển các loại vắc-xin uống bền vững, hiệu quả và ít tốn kém.

Vi tảo
• 03:39 15/06/2025

Tháo gỡ 'nút thắt' trong cấp phép nuôi biển tại Quảng Ninh

Quảng Ninh nổi bật với hơn 45.100 ha vùng biển quy hoạch cho nuôi trồng thủy sản, mở ra tiềm năng lớn cho ngành nuôi biển. Tuy nhiên, thủ tục hành chính rườm rà, thiếu hướng dẫn cụ thể và nhận thức hạn chế của ngư dân đang kìm hãm sự phát triển. Bài viết phân tích những khó khăn, giải pháp thực tiễn tại Quảng Ninh và định hướng thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững, hướng tới xuất khẩu.

Nuôi biển
• 03:39 15/06/2025

Doanh nghiệp thủy sản bị ép giá: Người nuôi và người lao động chịu thiệt

Trong chuỗi cung ứng thủy sản, doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối giữa người nuôi và thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đang đối mặt với sự chên ép giá từ các chuỗi bán lẻ lớn quốc tế. Và hậu quả không chỉ dừng lại ở mức doanh thu doanh nghiệp bị suy giảm, mà gánh nặng còn trực tiếp chuyển về người nuôi.

Tôm thẻ
• 03:39 15/06/2025

VASEP nhiệm kỳ mới (2025-2030): Chủ động thích ứng – Đổi mới sáng tạo – Phát triển bền vững

Trước bối cảnh thị trường đầy biến động và những yêu cầu ngày càng khắt khe, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa tổ chức thành công Đại hội tàn thể lần thứ 7, bầu ra ban lãnh đạo mới và đặt ra phương châm hành động cho 5 năm tới. Đây là thông điệp quan trọng, định hướng cho toàn ngành, từ doanh nghiệp lớn đến từng hộ nuôi trồng.

Vasep
• 03:39 15/06/2025
Some text some message..