Sông Đốc hiện thực hoá “giấc mơ phố biển”: Bài 1: Hạ tầng ngổn ngang

Sông Ðốc, thị trấn biển giàu tiềm năng, nơi hội tụ các điều kiện để trở thành trung tâm kinh tế biển không chỉ của tỉnh mà có thể vươn lên tầm khu vực. Vì vậy, việc xây dựng Sông Ðốc trở thành phố biển xứng tầm một thị xã đã được các cấp, các ngành trong toàn tỉnh hạ quyết tâm thực hiện nhiều năm qua. Tuy nhiên, hiện nay Sông Ðốc còn quá bộn bề, với nhiều nút thắt cần tháo gỡ.

nghe khai thac bien
Nghề khai thác biển ở Sông Ðốc góp phần giải quyết việc làm cho lao động ở địa phương.

Sông Ðốc có đoàn tàu khai thác thuỷ sản trên 1.300 chiếc với 20.000 ngư dân ngày đêm bám biển. Sản lượng thuỷ sản mỗi năm cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh trên 100.000 tấn. Theo Phó Chủ tịch UBND thị trấn Sông Ðốc Lâm Văn Phú, Sông Đốc có tốc độ phát triển khá nhanh cả về tốc độ đầu tư xây dựng cho đến cả đời sống, sản xuất kinh doanh và là một trong những trung tâm kinh tế - xã hội góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của huyện Trần Văn Thời và tỉnh Cà Mau.

Hạ tầng chưa theo kịp nhu cầu phát triển

Sông Ðốc bao đời nay được nhiều người biết đến như vùng đất lành, thị trấn của những tỷ phú và là nơi có thể mang lại cơm no áo ấm cho nhiều người. Từ đó, dòng người di cư từ nhiều nơi trong cả nước về đây tìm cơ hội đổi đời khiến Sông Ðốc ngày một quá tải, chật hẹp, đặc biệt là hạ tầng giao thông.

Là người chứng kiến toàn bộ quá trình phát triển của thị trấn Sông Ðốc từ  thuở nơi đây chỉ có vài trăm nóc nhà nay là đô thị loại 4, ông Tư Biểu, 64 tuổi (Nguyễn Tấn Biểu) không giấu được xúc động: "Có ai ngờ vùng đất hoang vu “dưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua” này mà chỉ có mấy mươi năm lại trở nên sầm uất thế này. Cuộc sống phát triển, bà con ăn nên làm ra, ngày một nhiều các cơ sở, dịch vụ phục vụ từ vật chất đến tinh thần cho người dân tốt hơn, nhưng kéo theo đó nhịp sống thị trấn ngày càng thấy ngột ngạt hơn vì đất chật, người đông".

Nghề biển phát triển, các dịch vụ hậu cần nghề cá cũng theo đó đi lên. Trong đó, đặc biệt là hơn 1.500 cơ sở kinh doanh ngư cụ, xăng dầu và nhiều lĩnh vực khác chen chúc nhau hai bên bờ Sông Ðốc, hoạt động nhộp nhịp quanh năm. Cửa biển Sông Ðốc mấy mươi năm qua cưu mang, nuôi dưỡng và đã giúp không ít gia đình trở nên giàu có chỉ với 2 bàn tay trắng khi mới đặt chân về đây.

Nhiều tiềm năng để phát triển là lực hút hấp dẫn các thành phần kinh tế về đây đầu tư phát triển. Các doanh nghiệp đến Sông Ðốc để tìm cơ hội đầu tư mới, người nghèo không tư liệu sản xuất cũng chọn Sông Ðốc để mưu sinh...

Ông Lâm Văn Phú nhận định, việc đầu tư phát triển cho Sông Ðốc còn nhiều hạn chế. Hạ tầng giao thông,  đô thị còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng so với vị thế, tiềm năng và nhu cầu phát triển.

Sự quá tải ngày càng tăng

Là thị trấn ven biển lớn nhất tỉnh, người dân nơi đây chủ yếu sống dựa vào nghề khai thác biển. Thế nhưng, trong những năm gần đây, cửa biển Sông Ðốc đang bị cạn do phù sa bồi lắng, chỉ còn một luồng lạch nhưng vẫn chưa được nạo vét, ảnh hưởng không nhỏ đến việc ra vào cửa biển của những phương tiện khai thác thuỷ hải sản, nhất là phương tiện có công suất lớn. Dưới sông nước cạn, trên bờ đường nhỏ hẹp và xuống cấp.

Ông Lâm Văn Phú chia sẻ, gần như trong lòng thị trấn các tuyến đường đều đã trở nên quá tải. Toàn bộ đường ở đây là đường nhỏ, chỉ có trục chính nối từ trung tâm hành chính thị trấn ra Ðồn Biên phòng Sông Ðốc là rộng được 4 m, còn lại các đường nhánh chỉ 2-3 m, thậm chí có 1,5 m và không còn khả năng mở rộng, do đã đến cửa nhà người dân.

Một trong những trục giao thông huyết mạch phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đi lại của doanh nghiệp và người dân Sông Ðốc đó chính là tuyến Tắc Thủ - Rạch Ráng - Sông Ðốc dài khoảng 38 km. Tuy nhiên, theo ông Phú, tuyến đường này giờ cũng đã quá tải nghiêm trọng. Trong khi đó, tuyến đường phía bờ Nam nối với Quốc lộ 1 thì đang trong quá trình xây dựng chưa thể sử dụng. Hạn chế về giao thông đã phần nào ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của thị trấn cũng như nhiều hoạt động khác, nhất là việc thu hút đầu tư.

Nét đặc trưng của người dân vùng sông nước Cà Mau có thể thấy rõ nhất mỗi khi đến với thị trấn Sông Ðốc. Nơi đây hầu như toàn bộ các nhà máy lớn, nhỏ, các cơ sở sản xuất kinh doanh ngư lưới cụ, xăng dầu, xưởng cơ khí... đều tập trung hai bên bờ sông. Mặc dù vậy, nhưng đến nay việc đi lại giữa hai bờ Nam - Bắc chỉ có thể sử dụng phương tiện đường thuỷ và phà ngang.

dong moi tau thuyen
Nhà máy sửa chữa và đóng mới tàu thuyền là dự án đang được tỉnh ưu tiên đầu tư tại thị trấn Sông Ðốc.

Theo thống kê của UBND thị trấn Sông Ðốc, mỗi ngày có khoảng 6.000 lượt người qua lại hai bờ Bắc - Nam sông Ông Ðốc. Do đó, việc chưa thể xây dựng một cây cầu nối liền hai bờ đang ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sự phát triển của người dân, không chỉ thế, nó còn làm cho sự phát triển chậm lại vì giao thông cách trở.

Ðược biết, trước dự án xây dựng cầu nối hai bờ sông Ông Ðốc đã có nhà đầu tư đăng ký thực hiện theo hình thức BOT. Thế nhưng, vì nhiều lý do, đến nay không thể triển khai thực hiện. Theo ông Phú tính toán, để di chuyển qua sông bằng phà mỗi lượt người dân phải mất khoảng 15 phút với một ngày gần 6.000 lượt thì mỗi ngày người dân Sông Ðốc đang lãng phí khoảng 1.500 giờ, nếu tính ra giá trị kinh tế là vô cùng lớn. Ðó là chưa tính đến chuyện các em học sinh, nhất là mẫu giáo, việc đưa rước mất nhiều thời gian, công sức và độ an toàn không cao.

Nhắc đến chuyện học, ông Phú chia sẻ thêm, hiện nay gần như các trường từ tiểu học đến THPT của thị trấn đã trở nên quá tải. Nếu không được đầu tư nâng cấp, xây mới, chẳng bao lâu nữa sẽ xảy ra tình trạng thiếu trường, thiếu lớp.

Tốc độ phát triển quá nhanh trong khi nguồn kinh phí đầu tư còn hạn chế là nguyên nhân khiến hạ tầng thị trấn Sông Ðốc trở nên quá tải như hiện nay. Ðồng thời, Sông Ðốc còn là nơi có khu công nghiệp tập trung nên nhu cầu nguồn đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là về giao thông, chỉnh trang đô thị là rất lớn. Qua tính toán, tổng nguồn đầu tư giai đoạn 2016-2020 tại Sông Ðốc cần đến 1.340 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nay hằng năm chỉ được phân bổ nguồn kinh phí khoảng 10 tỷ đồng.

Với nguồn kinh phí này, theo ông Phú, với mặt bằng chung hiện nay của thị trấn, 10 tỷ đồng một năm chỉ đủ nâng cấp một số công trình chống ngập úng và một số công trình thật sự bức xúc trong dân. Còn để có những công trình, dự án thật sự làm đòn bẩy thúc đẩy phát triển diện mạo đô thị Sông Ðốc mỗi năm cần khoảng 40-50 tỷ đồng.

Mở hướng phát triển mạnh mẽ ra biển là bước đi mang tầm nhìn chiến lược trong hoạch định phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh trong bối cảnh hiện nay. Thế nhưng, tiềm lực đầu tư chưa xứng tầm nhu cầu phát triển đang là vấn đề làm cho Sông Ðốc chậm chạp trên đường xây dựng thành một thị xã ven biển./.

Ðể tiến tới mục tiêu xây dựng thị trấn Sông Ðốc trở thành thị xã, tại kỳ họp thứ 10 HÐND khoá VIII, HÐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 06 QÐ-HÐND ngày 10/10/2014 về việc thông qua đề án điều chỉnh địa giới hành chính huyện Trần Văn Thời để thành lập thị xã Sông Ðốc và các phường thuộc thị xã Sông Ðốc. Mục tiêu đặt ra là phấn đấu đến cuối năm 2018, Sông Ðốc sẽ đạt chuẩn thị xã. Theo đó, sau khi thành lập, thị xã Sông Ðốc gồm 2 phường và 5 xã, với diện tích tự nhiên gần 29.700 ha, dân số hơn 95.300 người. Với các đơn vị hành chính gồm Phường 1, Phường 2 và 5 xã là: Khánh Lộc, Khánh Hưng, Khánh Hải, Phong Lạc và Phong Ðiền.

Bài 2: Bộ máy hành chính “hụt hơi”

Báo Cà Mau, 11/09/2016
Đăng ngày 14/09/2016
Bài và ảnh: Nguyễn Phú
Nông thôn

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:33 26/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 01:16 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 01:16 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 01:16 27/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 01:16 27/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 01:16 27/11/2024
Some text some message..