Sử dụng cây thần kỳ trong thủy sản

Bột và dầu cá được đã và đang được sử dụng để duy trì chất lượng của thức ăn nuôi thủy sản. Tuy nhiên, trữ lượng cá tự nhiên là có hạn. Do đó, việc tìm kiếm các nguồn phụ gia thay thế đang vô cùng cấp thiết.

Cây chùm ngây
Chùm ngây chứa hàm lượng dinh dưỡng cực kỳ cao

Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và các chất phụ gia từ thực vật với tác dụng kích thích tăng trưởng và tăng năng suất sinh sản đã được lựa chọn. Phụ gia từ thực vật sẽ chịu trách nhiệm cải thiện chế độ ăn của tôm cá nuôi và tăng trọng. Có một vài nguồn thay thế từ thực vật trên đã được đưa vào dây chuyền sản xuất thức ăn trong thực tế.

Sử dụng phụ gia thực vật để thay thế bột cá là vì chúng dễ tiếp cận, an toàn cho môi trường, giá cả phải chăng, bền vững và còn thân thiện với môi trường. Cá bị tác động theo nhiều cách khác nhau bởi dược thảo và chiết xuất của chúng. Khi được thêm vào chế độ ăn của cá, những chất này có thể làm gia tăng hiệu suất tăng trưởng và tăng cường các hoạt động miễn dịch.

Trong vài năm gần đây, chùm ngây - loài thực vật đa năng đã được sử dụng trong chế độ ăn của động vật nhai lại, thỏ, chuột, gà và cá để đánh giá hiệu quả của nó đối với hiệu suất tăng trưởng và sinh sản. Lá chùm ngây đã được sử dụng làm thức ăn bổ sung, chiết xuất nước, chiết xuất ethanol và các dạng tạp chất khác trong chế độ ăn của cá nuôi.

Cây thần kỳ - chùm ngây

Chùm ngây chứa hàm lượng dinh dưỡng cực kỳ cao, đây là một loại cây rau phổ biến ở Ấn Độ, Bangladesh, Châu Phi và nhiều khu vực khác. Cây chùm ngây phát triển mạnh trên đất thịt pha cát thoát nước tốt và có độ pH từ 5 đến 9. Cây chùm ngây có thể dễ dàng phát triển từ hạt và cành giâm.

Giá trị dinh dưỡng của lá chùm ngây

Cá và động vật có thể sử dụng được vỏ, lá, hạt và rễ của cây chùm ngây. Ngoài ra, lá và vỏ cây chùm ngây rất giàu βcaroten, chứa nhiều vitamin và khoáng chất phong phú như magie, canxi, mangan, phốt pho, sắt, kẽm, đồng và nhiều loại khác. Hơn 16 - 19 axit amin được tìm thấy trong lá chùm ngây, trong đó có hàng chục axit amin thiết yếu. Đây là một nguồn bổ sung protein tuyệt vời cho vật nuôi, chứa nhiều vitamin A hơn cam và cà rốt, nhiều protein hơn sữa chua, nhiều canxi hơn sữa, nhiều kali hơn chuối và nhiều sắt hơn rau bina.

Lá chùm ngây cũng chứa các saponin, tanin, flavonoid, terpenoid và glycoside khác nhau, có thể giúp cải thiện năng suất sinh sản và tăng mức testosterone ở cá. Ngoài ra, lá chùm ngây có một lượng lớn selen, kẽm, canxi và các loại vitamin quan trọng (Vit-A, Vit-B và Vit-C).

Bộ phận chùm ngâyLá chùm ngây có thể giúp cải thiện năng suất sinh sản và tăng mức testosterone ở cá

Các chất chống oxy hóa tự nhiên có trong lá chùm ngây có chức năng tương tự như các chất chống oxy hóa tổng hợp phổ biến như hydroxyanisole butylated và hydroxytoluene butylated. Chúng còn thể hiện nhiều vai trò khác nhau, bao gồm vai trò diệt khuẩn và kích thích miễn dịch. Nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis, và Vibrio cholera nhạy cảm với bột lá thô và chất chiết xuất từ chùm ngây. 

Chùm ngây trong y học 

Ngoài đặc tính chống ung thư và kháng khuẩn, chùm ngây còn có tác dụng chống nhiễm trùng, tiểu đường, thương hàn, HIV, tiêu chảy, khó tiêu, loét, thấp khớp, đau khớp, viêm khớp ở người.

Chùm ngây trong nuôi trồng thủy sản

Tăng trưởng

Bột cá có thể được thay thế tới 30% bằng chiết xuất lá chùm ngây mà không làm thay đổi tốc độ tăng trưởng của cá rô phi. Sau tám tuần bổ sung 5% lá chùm ngây vào thức ăn đã làm giảm đáng kể thành phần lipid và nâng cao năng suất tăng trưởng. Bổ sung lá chùm ngây lên tới 20-25% trong khẩu phần cho thấy hiệu quả tăng trưởng tốt hơn nữa. 

Ở cá trôi Ấn Độ, thành phần cơ thể không bị ảnh hưởng khi thay thế bột đậu nành bằng lá chùm ngây như một nguồn protein thực vật chất lượng cao. 

Ở cá trê phi, bột cá có thể được thay thế bằng 15% bột lá chùm ngây mà không có bất kỳ tác động tiêu cực nào đến các thông số tăng trưởng. 

Ở cá chẽm, việc thay thế 10% bột cá bằng lá chùm ngây được đề xuất để cải thiện năng suất tăng trưởng. Tác giả cũng khuyến cáo có thể sử dụng tới 30% lá chùm ngây thay cho bột cá bằng cách bổ sung thêm Methionine, giúp tăng cường khả năng tiêu hóa protein. 

Trong một thử nghiệm khác, cho cá tra ăn trong 60 ngày, đã chứng minh rằng việc bổ sung lá chùm ngây ở mức 100g mà không có tác động tiêu cực đến hiệu suất tăng trưởng, khả năng tiêu hóa và sinh hóa huyết thanh của cá.

Cá traBổ sung lá chùm ngây ở cá tra không có tác động tiêu cực đến hiệu suất tăng trưởng của chúng. Ảnh:farmvina.com

Sinh sản

Các nghiên cứu về lá chùm ngây rất ít số liệu về hiệu suất sinh sản của cá. Cho cá da trơn châu Phi ăn thức ăn có bổ sung lá chùm ngây trong 5 tháng cho thấy việc bổ sung 15% lá chùm ngây đã cải thiện khả năng sinh sản một cách đáng kể. Cá ngựa vằn cho sản lượng trứng nhiều hơn khi thức ăn có bổ sung lá chùm ngây nhưng cần có các chất dinh dưỡng khác hỗ trợ.

Hạt chùm ngây ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của cá rô phi, sau khi cho ăn, chỉ số tuyến sinh dục và mức độ estradiol, nồng độ testosterone và nồng độ cortisol cao hơn ở nhóm không bổ sung. Việc bổ sung 8% lá chùm ngây giúp tăng cường các thông số chất lượng tinh trùng và cải thiện hiệu suất sinh sản cho cá hồi vân.

Chỉ tiêu sinh lý

Các chỉ số huyết học của cá trê phi, chẳng hạn như số lượng hồng cầu (RBC), thể tích tế bào đóng gói (PCV), huyết sắc tố (Hb), và số lượng bạch cầu (WBC), tăng lên rõ rệt khi thêm lá chùm ngây vào thức ăn. Cho cá rô phi ăn lá chùm ngây đã làm tăng đáng kể các chỉ số huyết học và nồng độ alanine transaminase (ALT), aspartate transaminase (AST) trong huyết thanh.

Ngoài ra, giảm đáng kể axit uric trong máu, urê và creatinin khi cho cá rô phi ăn 1,5% lá chùm ngây. Các thông số máu như RBC, WBC, Hb và PCV cũng tăng lên khi nhiều lá chùm ngây được đưa vào chế độ ăn của cá chép. Đưa 5% lá chùm ngây vào chế độ ăn của cá tráp sẽ tăng cường các hoạt động miễn dịch của da-niêm mạc, tăng hoạt động chống oxy hóa của cơ.

Cá trápLá chùm ngây trong chế độ ăn của cá tráp sẽ tăng cường các hoạt động miễn dịch của da-niêm mạc. Ảnh: biggreen.com.vn

Lá chùm ngây là một phụ gia thay thế tiềm năng trong thủy sản vì chúng chứa hàm lượng cao các chất dinh dưỡng như protein, khoáng chất và vitamin. Với tác dụng thúc đẩy tăng trưởng và năng suất sinh sản. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung chế độ ăn cho cá với 10-20% lá chùm ngây sẽ giúp ích cho cá ăn thịt và 10-30% đối với cá ăn cỏ và ăn tạp không có tác dụng phụ.

Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định liều lượng thích hợp nhằm đạt được lợi ích tối đa và nghiên cứu thêm về ảnh hưởng của lá chùm ngây đối với năng suất sinh sản của cá.

Đăng ngày 01/08/2023
Hà Tử @ha-tu
Nguyên liệu

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 08:00 17/11/2024

Thức ăn thủy sản không làm từ cá

Trong những năm gần đây, việc phát triển các giải pháp thức ăn thủy sản không làm từ cá đã trở thành một xu hướng mới trong ngành nuôi trồng thủy sản. Với áp lực ngày càng gia tăng về bảo vệ nguồn tài nguyên biển và đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, việc tạo ra thức ăn thủy sản thay thế bền vững là một bước tiến quan trọng

thức ăn
• 10:25 29/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 10:17 09/10/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:12 02/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 08:12 02/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 08:12 02/12/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 08:12 02/12/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 08:12 02/12/2024
Some text some message..