Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi động vật có vỏ

Trong những năm 1970 và 1980, thuốc kháng sinh thường được dùng để kiểm soát dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản, nhưng việc sử dụng bừa bãi chúng để điều trị các bệnh truyền nhiễm đã dẫn đến áp lực chọn lọc kháng kháng sinh, một đặc tính có thể được chuyển sang các sinh vật khác.

nhuyễn thể hai mảnh võ
Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi động vật có vỏ là một cách tiếp cận thay thế cho các biện pháp kiểm soát miễn dịch. Ảnh atcciomar

Hơn nữa, người ta nhận ra rằng việc sử dụng thuốc kháng sinh cho cá có vây và động vật có vỏ sẽ điều chỉnh hệ vi sinh vật đường ruột, do đó gây ra những tác động tiêu cực đối với con người. Dựa trên thực tế này, Liên minh Châu Âu năm 2003 đã cấm dùng kháng sinh trong sản xuất động vật có vỏ. Việc sử dụng chế phẩm sinh học là một trong những cách tiếp cận thay thế để kiểm soát bệnh lý trong nuôi trồng thủy sản và được coi là một chiến lược bổ sung hoặc thay thế cho vắc xin và hóa chất

Có nhiều định nghĩa về chế phẩm sinh học nhưng được sử dụng rộng rãi nhất là định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): “Các vi sinh vật sống, khi được sử dụng với lượng vừa đủ, mang lại lợi ích sức khỏe cho vật chủ”. Các tuyên bố về vi sinh vật có thể tăng cường sức khỏe đã có một lịch sử phát triển lâu dài. Có thông tin cho rằng nhà sử học La Mã Plinius vào năm 76 trước Công nguyên đã khuyến khích sử dụng các sản phẩm sữa lên men để điều trị viêm dạ dày.

Trong những thập kỷ qua, nhiều đánh giá đã thảo luận về chế phẩm sinh học và tác động của chúng trong nuôi trồng các loài động vật có vỏ như là chất thúc đẩy tăng trưởng; dinh dưỡng và khả năng môi trường; cũng như kích thích miễn dịch; và như một loại thuốc dự phòng chống lại các bệnh truyền nhiễm. Một số loài vi khuẩn hiện đang được sử dụng như chế phẩm sinh học trong nuôi động vật có vỏ, bao gồm Lactobacillus, Enterococcus, Bacillus, Aeromonas, Alteromonas, Arthrobacter, Bifidobacterium, Clostridium, Microbacterium, Paenibacillus, Phaeobacter, Pseudoalteromonaium, Pseudomonas, Rhodosporidi Vibrio. Ứng dụng đầu tiên của chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản được Kozasa thực hiện vào năm 1986, kể từ đó việc sử dụng chúng tăng lên nhanh chóng và nhiều đánh giá về nuôi trồng thủy sản đã thảo luận về chủ đề này.

Trong sử dụng chế phẩm sinh học, cách dùng tối ưu, liều lượng tối ưu và một số khía cạnh kỹ thuật như giữ cho chế phẩm sinh học tồn tại ở dạng viên khô, là những lưu ý cần thiết. Ngoài ra, một số câu hỏi khác liên quan đến chế phẩm sinh học bao gồm các loài vi sinh vật được phân lập từ vật chủ, tính đặc hiệu của vật chủ và các chủng vi sinh vật khác nhau.

nhuyễn thể
Việc sử dụng chế phẩm sinh học phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm loại lợi khuẩn hoặc chế phẩm sinh học, hình thức bổ sung, véc-tơ, liều lượng và thời gian sử dụng. Ảnh Darryl Jory 

Một số phương pháp dùng khác nhau đã được liệt kê, bao gồm:

Bổ sung chế phẩm sinh học vào chế độ ăn là phương pháp phổ biến nhất. Nói chung, chế phẩm sinh học và các thành phần thành tế bào (parabiotics) thường được trộn chung với thức ăn dưới dạng đông khô, đôi khi được trộn với chất béo như một lớp áo bên ngoài. Chế phẩm sinh học cũng có thể được thêm trực tiếp vào bể hoặc nước ao. Đối với ấu trùng cá và động vật có vỏ, thức ăn sống (ví dụ như artemia) đã được chứng minh là một chất mang chế phẩm sinh học hiệu quả.

Sử dụng nhiều chế phẩm sinh học kết hợp

Kể từ đầu những năm 1990, hầu hết các nghiên cứu về chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản đều sử dụng các sản phẩm riêng biệt nhau, nhưng trong thập kỷ qua, việc bổ sung nhiều chế phẩm sinh học trong khẩu phần ăn cho động vật thủy sản đã được quan tâm. Ưu điểm của các chế phẩm đa chủng là chúng hoạt động chống lại nhiều mầm bệnh trong nhiều điều kiện hơn.

Sử dụng vi khuẩn hoặc bào tử bất hoạt

Ví dụ, uống men Lactobacillus delbrueckii ssp bất hoạt do nhiệt và Bacillus subtilis, riêng lẻ hoặc kết hợp. Bào tử là cấu trúc do một vài chi vi khuẩn tạo ra có khả năng chống lại nhiều yếu tố môi trường hoặc tác động bất lợi mà vi khuẩn phải chịu. Các bào tử giúp vi khuẩn tồn tại bằng cách chống lại những thay đổi khắc nghiệt trong môi trường sống, bao gồm nhiệt độ khắc nghiệt, thiếu ẩm, khô hạn hoặc tiếp xúc với hóa chất và bức xạ. Bào tử vi khuẩn cũng có thể tồn tại ở mức dinh dưỡng thấp, và theo một số tác giả, chế phẩm sinh học từ bào tử đã nhận được sự quan tâm ngày càng nhiều về mặt khoa học và thương mại.

Nguồn: Ringø, E. (2020). Probiotics in shellfish aquaculture. Aquaculture and Fisheries, 5(1), 1-27. Global Seafood Alliance’s (2020), https://www.globalseafood.org/advocate/use-of-probiotics-in-shellfish-aquaculture/, viewed from 4/1/2022.

Đăng ngày 17/01/2022
Thư Mai @thu-mai
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 03:32 18/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 03:32 18/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 03:32 18/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 03:32 18/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 03:32 18/11/2024
Some text some message..