Nghị định nêu rõ nhiều mức phạt đối với vi phạm quy định về sử dụng điện để khai thác thủy sản
Theo đó, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản; phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển công cụ kích điện trên tàu cá hoặc phương tiện nổi khác; phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng điện lưới để khai thác thủy sản…
Ngoài ra, còn có hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu công cụ kích điện, công cụ kích điện trên tàu cá, công cụ sử dụng điện lưới để khai thác thủy sản; tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp điện từ máy phát điện trên tàu cá hoặc phương tiện nổi khác để khai thác thuỷ sản.
Khai thác thuỷ sản trên biển bằng chất độc bị phạt đến 10.000.000 đồng
Theo Nghị định, vi phạm các quy định về sử dụng chất độc, thực vật có độc tố để khai thác thuỷ sản có thể bị phạt tới 10.000.000 đồng.
Cụ thể, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất độc, thực vật có độc tố để khai thác thuỷ sản tại vùng nước nội đồng.
Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất độc, thực vật có độc tố để khai thác thuỷ sản trên biển…
Bên cạnh đó, đối với 2 vi phạm trên, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng và buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm do chất độc, thực vật có độc tố độc gây ra.
Trên đây là mức phạt áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Nghị định cũng quy định, mức phạt tiền tối đa trong hoạt động thủy sản áp dụng đối với cá nhân là 100.000.000 đồng. Mức phạt tiền tối đa trong hoạt động thủy sản áp dụng đối với tổ chức là 200.000.000 đồng.
Nghị định 103 có hiệu lực thi hành từ 1/11/2013.