Sử dụng điện trái phép, nguy hiểm rình rập nhiều vùng nông thôn ĐBSCL

Nhiều người dân vì chủ quan, lơ là trong sử dụng điện đã dẫn đến những tai nạn đáng tiếc.

dung dien xiec ca
Dùng điện xiệc cá, hành vi hủy duyệt nguồn lợi thủy sản và nguy hiểm tính mạng.

Sử dụng điện không an toàn và trái phép đang là mối nguy hiểm đối với tính mạng của nhiều người dân, nhất là vùng  nông thôn ĐBSCL.

Vài tháng trước, trong khi ra ruộng vào ban đêm, anh Nguyễn Văn Bình cùng em trai ngụ ở ấp Long Thành, xã Tân Long, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng đã vướng phải đường dây điện xiệc chuột trên ruộng của hộ gần nhà. Do điện xiệc được kéo trực tiếp từ điện đường, hậu quả làm anh Nguyễn Văn Bình tử vong tại chỗ; người em bị thương nặng, được đưa đi cấp cứu. Anh Bình ra đi, bỏ lại người vợ và hai con trong tuổi đến trường.

Giờ đây, tất cả những công việc mưu sinh, lo toan cuộc sống gia đình đều trên đôi vai của người vợ, chị Sơn Thị Sen: “Đi làm thuê tùy bữa được hơn 60 nghìn đồng, có bữa thì được hơn 30 nghìn. Tùy theo làm nhiều hay ít. Để dành một ít để hai đứa đi học,  ráng lo cho mấy đứa con mau trưởng thành”.

Trường hợp anh Trần Văn Mười, ở Khóm Vĩnh Tiền, phường 3, thị xã Ngã Năm thì may mắn hơn. Anh Mười kể lại, tai nạn xảy ra khi anh đi thăm câu, vướng vào dây điện đứa cháu đang xiệc chuột đồng hại lúa. Do sử dụng điện qua bình ăc - quy, lại đang trong tháng thu hoạch lúa đông – xuân, đất ruộng không còn nước nên điện giật không gây nguy hiểm đến tính mạng: “Khuya đi thăm câu, đứa cháu nó đang xiệc chuột,một bên thì cắt lúa rồi một bên thì chưa cắt, đi trên bờ ruộng thì vướng té vào dây xiệc. Nó giật thì cháy hết một hồi thì mới tỉnh la lên. Chắc là đứa cháu lúc đó đang ngủ, la được 2 tiếng thì nó mới gỡ kẹp”.

Hiện nay, việc sử dụng điện không an toàn, trái phép diễn ra khá phổ biến tại các vùng nông thôn, nhiều nhất là hành vi sử dụng điện để xiệc chuột, xiệc cá,vv… Thực tế cho thấy, để ngăn chuột phá hoại mùa màng, nông dân còn nhiều biện pháp hiệu quả hơn như sử dụng lưới, ni-lông giăng xung quanh ruộng, hoặc cũng có thể dùng bả mồi…

Bà con sử dụng điện trong nuôi tôm, tưới rẫy, rau màu cũng ẩn chứa nhiều nguy hiểm nếu bất cẩn, chủ quan. Ở những vùng nuôi tôm, không ít hộ "câu" điện tự phát, sử dụng cột, cây không chắc chắn làm cột điện dẫn vào nhà, ra chòi, rẫy… đã xảy ra nhiều vụ tai nạn đáng tiếc.

Ngành điện lực, chính quyền địa phương thường xuyên tuyên truyền, thế nhưng vì sự chủ quan và cả vì mưu sinh, nhiều người bất chấp để rồi gây nguy hiểm cho cả chính mình lẫn người khác. Riêng thị xã Ngã Năm, trong vòng 2 năm nay, có đến 4 vụ tai nạn điện, làm 5 người thiệt mạng và 2 người bị thương.

Đại úy Nguyễn Văn Bá, Phó Trưởng Công an Phường 2, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Thời gian tới, công an phường chúng tôi tiếp tục duy trì công tác  phối hợp với lực lượng Ban Chỉ huy quân sự phường thực hiện tốt công tác tuần tra, kiểm soát, bắt xử lý  nghiêm các trường hợp sử dụng xung điện trái phép đánh bắt thủy sản và có giải pháp xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng điện đường để xiệc chuột”.

Bà con sử dụng điện cần tuyệt đối tuân thủ quy định để không xảy ra những chuyện đáng tiếc; thường xuyên kiểm tra bảo quản đường dây, công tắc điện, cầu dao, nhất là trong những tháng mùa mưa; khi phát hiện nguy hiểm, cần thông báo đến ngành điện lực, chính quyền địa phương để bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh./.

VOV, 01/08/2018
Đăng ngày 02/08/2016
Thạch Hồng/ VOV - ĐBSCL
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 18:23 02/11/2024

Chọn và thả giống tôm sú cho ao nuôi quảng canh mùa mưa

Mùa mưa là thời điểm có nhiều biến động môi trường, nên chọn và thả giống tôm sú cần được thực hiện cẩn thận để tối ưu sức khỏe và khả năng phát triển của tôm trong điều kiện khắc nghiệt. Vậy làm sao để có thể chọn và thả giống hạn chế rủi ro nhất có thể?

Tôm sú
• 18:23 02/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 18:23 02/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 18:23 02/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 18:23 02/11/2024
Some text some message..