Sử dụng lá cây Dây Thần thông trị bệnh xuất huyết trên cá

Bệnh xuất huyết hằng năm gây thiệt hại rất lớn cho hoạt động nuôi cá nước ngọt. Bài báo dưới đây cung cấp một loại dược liệu có những hoạt tính kháng khuẩn mạnh mẽ có thể sử dụng để trị bệnh xuất huyết trên cá.

Sử dụng lá cây Dây Thần thông trị bệnh xuất huyết trên cá
Dây thần thông - một loài cây phổ biến ở Việt Nam

Dây thần thông (Tinospora cordifolia) còn có tên khác là rễ gió, thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae), khá phổ biến ở Việt Nam và có sức sống rất cao. Cây có dây leo gần như là cây thảo, thân xốp, có khía, ít sần sùi. Lá có cuống, hình trái xoan – tim, quả đỏ, hình trứng, chứa một hạt dẹp. Cây phân bố rộng ở vùng Đông Dương, mọc hoang trên rừng núi và cũng được trồng để làm thuốc. Ở Việt Nam cây thần thông phân bố nhiều ở Hà Giang, Tuyên Quang, Ninh Bình, Côn Đảo. Cây mọc tự nhiên ở ven rừng ẩm. Lá và thân cây dây thần thông chứa một số lớp của các chất chuyển hóa thứ cấp như alkaloid, glycoside, diterpenoid, lactone, steroid, sesquiterpenoid, aliphatic, và các hợp chất phenolic.

Năm 2015, nhóm nghiên cứu của Bala M đã phân lập, tinh sạch và mô tả đặc điểm 8 hợp chất chuyển hóa thứ cấp từ chiết xuất thân dây thần thông, bao gồm: N-formylannonain, magnoflorine, jatrorrhizine, palmatine, 11-hydroxymustakone, cordifolioside A, tinocordiside, và yangambin. Tác dụng dược lý của dây thần thông khá rộng, tiêu biểu như: kháng ung thư, hạ đường huyết, bảo vệ gan, điều hòa miễn dịch, kháng khuẩn và ký sinh trùng, chống phóng xạ, chống loét dạ dày, chống oxy hóa, bảo vệ tim, chống viêm, hạ sốt, và chống dị ứng trên người.

Trong lĩnh vực thủy sản, nghiên cứu của Sudhakaran DS và cộng sự, 2006 cho thấy bổ sung 0.8 mg/kg thức ăn vào chế độ ăn của cá giúp cá phòng bệnh khá hiệu quả các tác nhân gây bệnh từ vi khuẩn. 

Bài báo này mô tả ảnh hưởng phần tan trong nước của lá của cây thuốc Ấn Độ, Dây Thần thông, Tinospora cordifolia (Miers) tác động đến khả năng miễn dịch không đặc hiệu và khả năng kháng bệnh ở cá rô phi Oreochromis mossambicus.

Sử dụng dây Thần thông trị bệnh xuất huyết trên cá

Cá được tiêm trong màng bụng ở các nồng độ khác nhau: 0, 6, 60 hoặc 600 mg/kg phần tan trong nước tính theo trọng lượng cơ thể cá của chiết xuất là cây Dây Thần thông. Các chỉ số miễn dịch dịch thể không đặc hiệu (lysozyme, antiprotease) và miễn dịch tế bào (sản xuất các phản ứng oxy và các hợp chất nitơ và myeloperoxidase) và khả năng kháng bệnh chống lại Aeromonas hydrophila (tác nhân gây bệnh xuất huyết trên cá) đã được đánh giá sau đó. 

Kết quả: Tất cả các liều lượng của chiết xuất dây Thần thông giúp tăng cường đáng kể các hoạt động bổ sung lysozyme, antiprotease và các hoạt động hòa tan máu tự nhiên trong hầu hết các ngày được thử nghiệm đối với cá. 

Tương tự như vậy, tất cả các liều của dây Thần thông được sử dụng giúp tăng cường hoạt động myeloperoxidase tế bào trên tất cả các ngày thử nghiệm. Sự tăng cường trong sản xuất ROS và RNI bằng bạch cầu máu được quan sát thấy hầu như ở tất cả các ngày được thử nghiệm, trong hầu hết các nhóm được điều trị. 

Tất cả các liều chiết xuất từ dây Thần thông khi được dùng dưới dạng liều đơn hoặc liều kép đều bảo vệ cá khỏi vi khuẩn Aeromonas hydrophila vì thế tỷ lệ sống (RPS) của cá được điều trị tương đối cao hơn so với nhóm đối chứng. Trong đó liều 60mg/kg trọng lượng cơ thể giúp cá sống sót cao nhất. 


Những kết quả phân tích trên cho thấy rõ ràng tính chất kích thích miễn dịch và kháng bệnh của phần lá dây Thần thông T. cordifolia đối với cá và do đó tiềm năng của chúng được sử dụng như một phương pháp miễn dịch trong hoạt động nuôi cá. Dây Thần thông là một loài cây rất phổ biến thường tìm thấy tại nhiều nơi của Việt Nam, vì thế chúng có khả năng ứng dụng rộng rãi vào thủy sản của nước ta.

Đăng ngày 27/07/2018
TRỊ THỦY Lược dịch
Nguyên liệu

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 15/04/2024

Giun biển làm thức ăn thủy sản

Nghiên cứu mới đã cho thấy tiềm năng của giun enchytraeid, loài ăn các vật liệu hữu cơ như rong biển mục nát, như một sự thay thế bền vững hơn cho các thành phần thức ăn thủy sản truyền thống.

Giun biển
• 09:57 15/04/2024

Nên dùng thảo dược nào cho tôm thẻ?

Tập trung tìm kiếm các giải pháp thay thế từ tự nhiên, đó chính là thảo dược!

Thảo dược
• 08:00 10/04/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:44 29/03/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:46 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 11:46 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 11:46 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:46 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 11:46 19/04/2024