Sử dụng máy tự động cho tôm ăn

Trong các trang trại nuôi tôm sú hoặc nuôi tôm thẻ chân trắng, chi phí thức ăn chiếm khoảng 50% tổng chi phí vụ nuôi, hoặc cao hơn ở những trại nuôi quản lý thức ăn không tốt. Việc sử dụng máy cho ăn tự động sẽ giúp tiết kiệm lượng thức ăn sẽ làm giảm chi phí so với việc cho ăn thủ công.

máy cho tôm ăn
Ao nuôi tôm được lắp đặt máy cho ăn tự động.

Máy cho ăn đã được ứng dụng từ lâu trong một vài lĩnh vực nuôi thuỷ sản, chẳng hạn như nuôi cá. Đối với ngành nuôi tôm, máy cho ăn chỉ mới được phát triển và kiểm chứng trong vài năm gần đây. Hiện trên địa bàn tỉnh có vài trang trại lớn và trung bình đã sử dụng máy cho ăn để giảm nhân công. Qua kiểm chứng, tôm có tốc độ tăng trưởng tốt hơn và hệ số thức ăn thấp hơn trước nhiều.

Khi sử dụng loại máy này, người nuôi tôm có thể dễ dàng điều chỉnh lượng thức ăn và khoảng cách giữa các lần cho ăn, rải thức ăn đạt được hiệu quả cao nhất - tôm được ăn đủ, không có thức ăn thừa tích tụ ở đáy ao. Tôm phát triển đồng đều nên giảm độ chênh lệch kích cỡ tôm khi thu hoạch.

Lựa chọn máy cho tôm ăn

Máy cho tôm ăn tự động chỉ thích hợp với những ao nuôi có kích thước lớn, vì chúng được thiết kế để phân phối thức ăn trong bán kính ít nhất 10 m. Nếu máy cho ăn được lắp đặt ở những ao nuôi quá nhỏ, thức ăn sẽ bị rơi ra bên ngoài ao nuôi hoặc trên bờ ao. Ngoài ra, thức ăn cũng có thể rơi vào vùng trung tâm ao nuôi, nơi gom tụ chất bẩn và tôm không thể bắt thức ăn ở những khu vực này.

Thông thường một máy cho ăn có thể đáp ứng khoảng 100.000-120.000 con tôm, tuỳ theo loại máy. Nếu mật độ thả nuôi khoảng 200.000 con thì cần phải có 2 máy.

Lắp đặt máy cho ăn

Máy cho ăn nên được lắp đặt trên một cầu nhỏ, cách bờ và trung tâm ao khoảng 12 m và tại nơi sâu nhất của ao, như vậy thức ăn sẽ không rơi xuống khu vực quá gần bờ hoặc khu vực gom tụ chất bẩn. Máy cho ăn cũng không nên lắp đặt quá gần với quạt nước, vì dòng chảy của nước sẽ cuốn trôi thức ăn và tôm sẽ không ăn được.

Vòi phun thức ăn phải cách mặt nước khoảng 60-80 cm. Nếu một ao nuôi cần có 2 máy cho ăn thì nên lắp đặt song song nhau và cách nhau 25-30 m. Máy cho ăn nên hoạt động cùng lúc, vì như thế thức ăn sẽ được phân bố đều và đủ trong cùng thời điểm.

Cài đặt chế độ tự động điều khiển máy cho ăn

Máy cho ăn chỉ nên được sử dụng khi tôm được 15-25 ngày tuổi hoặc khi người nuôi bắt đầu cho ăn thức ăn số 3. Một số người nuôi bắt đầu sử dụng máy cho ăn khi họ tiến hành đánh giá sức khoẻ và kích cỡ tôm nuôi thông qua vó. Vì như thế  họ có thể ước lượng chính xác lượng tôm có trong ao và thông qua đó có thể tính toán chính xác được lượng thức ăn trong ngày nhằm tránh dư thừa thức ăn trong ao.

Kích cỡ viên thức ăn càng lớn thì nó sẽ càng được phun ra xa hơn viên thức ăn có kích cỡ nhỏ. Máy cho ăn có thể được điều chỉnh trên bảng điện. Một nút trên bảng điện có thể cài đặt thời gian phun thức ăn khoảng từ 0,2-1,2 giây hoặc từ 1 giây cho đến vài giây tuỳ theo loại máy. Một nút khác dùng để cài đặt thời gian ngưng giữa hai lần phun thức ăn từ 0,5 phút đến 03 phút.

Thông thường cài đặt máy cho ăn phun thức ăn trong 1 giây, ngừng 1 phút và hoạt động liên tục trong 24 giờ, sau đó người nuôi tiến hành kiểm tra vó gần đó mà không cần chờ cho máy ngưng hoạt động hoặc tôm ngừng ăn. Ngoài ra, người nuôi có thể điều chỉnh cài đặt thời gian trong một lần cho ăn là 10 giây, ngừng 2 phút và cho ăn từ 6h-20h hoặc 07h-19h kể từ khi có ánh sáng mặt trời đầy đủ và hàm lượng oxy cao trong môi trường nước. Tôm nuôi ăn nhiều vào ban ngày khi nhiệt độ cao nhưng phải ở trong khoảng tối ưu từ 28-30oC.

Kiểm tra sàng ăn

Tuy máy được thiết kế để tự động vận hành nhưng người nuôi cũng cần theo dõi và điều chỉnh lượng thức ăn cho hiệu quả. Cụ thể, cần đặt 2 sàng ăn tại mỗi máy cho ăn tự động (đặt ở phía trước và phía sau cách 15cm so với máy cho ăn). Đối với khu vực rãi thức ăn, nên đặt một vó gần và một vó cách 6-8m so với máy. Khẩu phần, thời gian và tần suất cho ăn nên được hiệu chỉnh dựa vào sự quan sát thức ăn còn lại trong các sàng kiểm tra. Lượng thức ăn có thể tăng hoặc giảm 2-3% dựa theo nhu cầu ăn của tôm. Có thể định kỳ cân tôm và ước đoán tỷ lệ sống để có thêm thông tin điều chỉnh lượng ăn phù hợp nhất./.

Báo Cà Mau, 10/05/2014
Đăng ngày 11/05/2014
Ths. Ðoàn Hữu Nghị
Kỹ thuật

Khoáng K3 - Khoáng chất tự nhiên cho tôm nuôi

Công ty K3 là doanh nghiệp chuyên môn hóa sản xuất và cung cấp khoáng chất có nguồn tự nhiên cho nuôi tôm, với mục tiêu là đem đến cho người nuôi những sản phẩm khoáng chất lượng hàng đầu.

Khoáng trong nuôi tôm
• 10:42 08/09/2023

Giá thức ăn tôm tăng đến 44.000 đồng/kg, người nuôi điêu đứng

Nông dân các tỉnh ven biển miền Tây đang trong vụ nuôi tôm nhưng giá thức ăn cao chót vót, trong khi giá tôm giảm sâu nên bị lỗ, may ra huề vốn.

thức ăn tôm
• 10:07 06/07/2023

Ông Châu tâm huyết với nghề nuôi tôm công nghệ cao

Nhờ nắm bắt được thông tin về công nghệ mới trong nuôi tôm, ông Nguyễn Ngọc Châu (67 tuổi, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã nhanh chóng tiếp cận và mạnh dạn đầu tư. Đến nay, với thâm niên nghề nuôi tôm thẻ chân trắng gần 13 năm, ông đầu tư 3 ha ao nuôi áp dụng công nghệ Semi - Biofloc, gắn hệ thống đèn led trong các ao nuôi, thiết lập hệ thống máy móc hỗ trợ…

Hệ thống ao nuôi của ông Châu
• 09:49 03/07/2023

Vietshrimp 2023 đang diễn ra tại Cần Thơ

Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 4 (VietShrimp 2023) đang diễn ra tại Cần Thơ.

vietshrimp 2023
• 18:12 12/04/2023

Triển vọng nghề nuôi ốc hương thương phẩm trong ao

Hiện nay, vùng ven biển của các tỉnh trong nước có rất nhiều tiềm năng để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, cùng với các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, cá,…

Ốc hương
• 13:54 18/09/2023

Một số biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho tôm hùm

Nuôi tôm hùm bằng lồng trên biển là hình thức nuôi trong một hệ sinh thái hở nên việc phòng bệnh gặp nhiều khó khăn.

Tôm hùm bông
• 15:21 15/09/2023

Một số lưu ý trong nuôi thương phẩm cá chua tại Bình Định

Tại Bình Định, cá chua được nuôi nhiều ở các khu vực quanh đầm Đề Gi của 2 huyện Phù Mỹ và Phù Cát.

Cá chua
• 11:16 08/09/2023

Nuôi cá chình trong ao đất mang lại hiệu quả kinh tế cao

Tại Bình Định, cá chình chủ yếu phân bố trên đầm Trà Ổ, hầu hết nguồn con giống cung cấp cho nuôi thương phẩm trong và ngoài tỉnh đều được khai thác tự nhiên trên đầm này.

Cá chình
• 10:58 07/09/2023

Cấu trúc ống tiêu hóa ảnh hưởng đến đặc tính ăn của cá thát lát còm

Trong quá trình sản xuất giống các loài thủy sản, xác định tính ăn của cá bột là có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình sản xuất. Có rất nhiều nghiên cứu về tính ăn của cá bột cũng như sự phát triển của ống tiêu hóa để chọn lựa loại thức ăn thích hợp ương cá.

Cá thát lát còm
• 12:15 23/09/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 12:15 23/09/2023

Một số mầm bệnh phổ biến trên lươn đồng

Lươn đồng là đối tượng nuôi có nhiều tiềm năng do thịt lươn có nhiều dinh dưỡng, thời gian nuôi ngắn, chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, giá cả ổn định đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cải thiện đời sống cho người dân.

Lươn
• 12:15 23/09/2023

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 12:15 23/09/2023

Dư lượng kháng sinh tồn tại lớn trong tôm

Sử dụng kháng sinh bừa bãi trong nuôi tôm là tình trạng sử dụng kháng sinh không đúng cách, không đúng chỉ định của bác sĩ thú y, hoặc sử dụng kháng sinh quá liều. Tình trạng này đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe con người, môi trường và ngành nuôi tôm.

Kháng sinh
• 12:15 23/09/2023