Sử dụng phế phụ phẩm thủy sản trên thế giới và nước ta

Phế phụ phẩm thủy sản là chất thải trong hoạt động xử lý, chế biến tồn tại ở dạng rắn, lỏng, khí; chủ yếu dạng rắn chiếm trên 90% với đầu, xương, da, nội tạng, vây, vẩy, vỏ giáp xác/nhuyễn thể hai mảnh.

Vỏ tôm
Phụ phẩm trong công nghiệp chế biến tôm có rất nhiều dưỡng chất quý giá để khai thá

Trừ vỏ nhuyễn thể hai mảnh, hầu, ốc, giáp xác; còn lại dễ thối rữa, phân hủy rất nhanh trong nhiệt độ bình thường khoảng 27oC và độ ẩm khoảng 80%. Việc phân hủy các chất thải gây hại cho môi trường, còn nếu chế biến hợp lý thì đem lại nguồn lợi lớn.

Thực trạng trên thế giới

Số liệu của Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường, sản lượng thủy sản toàn thế giới năm 2022 khoảng 184 triệu tấn thì phế phụ phẩm ước 90 – 100 triệu tấn. Với đặc điểm là những chất hữu cơ, các loại phế phụ phẩm thủy sản có thể được sử dụng theo những mục đích sau: Chế biến thành thực phẩm cho con người; sản xuất thức ăn chăn nuôi; làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp y dược, mỹ phẩm và phân hữu cơ…Các nước trên thế giới quan tâm nhiều đến khả năng ứng dụng công nghệ sinh học để tái tạo phế phụ phẩm thủy sản thành những sản phẩm sạch, vừa hiệu quả vừa an toàn.

Ở những nước có nghề cá phát triển và công nghiệp tiên tiến như Na Uy, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Canada, Pháp, Đài Loan: Phần lớn phế phụ phẩm thủy sản được chế biến để làm thực phẩm (dầu ăn, bột cá, surimi…), dược phẩm (glucozamine, dầu cá, thực phẩm chức năng), thức ăn chăn nuôi, phân hữu cơ cao cấp. Tỷ lệ thu hồi từ phế phụ phẩm thủy sản ở các nước tiên tiến đã đạt 95%. Chỉ số về khả năng tạo ra giá trị gia tăng ở Na Uy giúp sản phẩm tăng gấp 28 lần so với đầu vào. 

Còn ở những nước đang phát triển: Phế phụ phẩm thủy sản phần lớn bán cho người tiêu dùng trực tiếp hoặc làm bột cá trong thức ăn chăn nuôi. Chính phủ nhiều nước quan tâm đến hiệu quả sử dụng phế phụ phẩm thủy sản, ngoài việc tăng giá trị kinh tế còn góp phần bảo vệ môi trường nên đã đầu tư nghiên cứu, chế biến. Có thể kể đến Trung Quốc, Philippine, Thái Lan, Ấn độ, Ai Cập, Chi Lê, Ecuador và cả Việt Nam. 

Chế biến cáPhế phụ phẩm trong chế biến cá gồm một phần đầu, đuôi, xương, vây, vảy, ruột, nội tạng, thịt vụn, mỡ bụng …

Tỷ lệ thu hồi từ phế phụ phẩm thủy sản ở những nước đang phát triển còn thấp nên tính chung tòan thế giới hiện nay, trung bình thu hồi mới đạt khoảng 75%. 

Thực trạng ở Việt Nam

Cũng theo Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường, ở nước ta, tỷ lệ sản phẩm thủy sản chế biến sâu, giá trị gia tăng cao phục vụ xuất khẩu còn rất khiêm tốn nên phế phụ phẩm nhiều. Cụ thể như các sản phẩm tôm chế biến sâu, có GTGT cao mới đạt 41,7%; các sản phẩm chế biến từ cá ngừ là 52,1%; các sản phẩm mực và bạch tuộc chế biến sâu chỉ chiếm 10,5% và đặc biệt các sản phẩm chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao từ cá tra là rất thấp, mới chỉ đạt 2,7% giá trị kim ngạch xuất khẩu. Trung bình toàn ngành chế biến thủy sản xuất khẩu, sản phẩm giá trị gia tăng chỉ chiếm 20-25% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Tổng công suất thiết kế các cơ sở chế biến ước 3 triệu tấn sản phẩm/năm. Công suất chế biến thực tế đạt trung bình 70% công suất thiết kế, như thế một năm tạo ra hơn 2,1 triệu tấn sản phẩm, tương đương 5,5 - 6 triệu tấn nguyên liệu được đưa vào chế biến, đạt 75% tổng sản lượng nguyên liệu (từ nuôi trồng, khai thác và nhập khẩu), còn lại 25% tổng sản lượng nguyên liệu phục vụ ăn tươi và xuất khẩu tươi sống. Trong đó, phụ phẩm chiếm 15-20% là hơn 1 triệu tấn. Đây là nguồn nguyên liệu quý để sử dụng và chế biến sản phẩm có giá trị gia tăng, đem lại nguồn lợi kinh tế lớn. 

Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu quý vừa kể chưa được đánh giá cụ thể và khai thác tối đa. Hiện nay, ngành chế biến phụ phẩm thủy sản Việt Nam mới đạt khoảng 275 triệu USD/năm, nếu khai thác tốt thì nguồn nguyên liệu này có thể cho 4-5 tỷ USD/năm.

Đặc biệt là chỉ số về khả năng tạo ra giá trị gia tăng, nếu như ở Na Uy giúp sản phẩm tăng gấp 28 lần so với đầu vào, thì ở Việt Nam mới dừng lại ở mức gấp 2 – 3 lần.

Đầu tômĐầu và vỏ tôm chứa Chitosan là nguồn nguyên liệu cho ngành dược phẩm

Có thể nhìn sâu vấn đề ở hai sản phẩm chủ lực là tôm nước lợ và cá tra. Phụ phẩm trong công nghiệp chế biến tôm (chủ yếu đầu, vỏ tôm) chiếm khoảng 35-45% tổng khối lượng nguyên liệu đầu vào, có rất nhiều dưỡng chất quý giá để khai thác, tạo ra sản phẩm cao gấp nhiều lần.

Kế hoạch đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu tôm 10 tỷ USD, tương ứng sẽ có hơn 400.000 tấn phụ phẩm và việc xử lý là điều kiện bắt buộc để chuỗi tôm phát triển bền vững. Cá tra những năm gần đây, sản lượng hàng năm 1,5 triệu tấn, phụ phẩm chiếm khoảng 60-70% nên có giá trị rất lớn nhưng hầu hết thải ra môi trường, gây ô nhiễm. Từ phụ phẩm cá tra, đã có 30 – 40 doanh nghiệp Việt Nam đầu tư chế biến bột cá, collagen, dầu cá với kỳ vọng gia tăng 15 – 25% giá trị cho toàn bộ chuỗi nuôi và chế biến cá tra.

Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường cũng chỉ ra, thông tin về việc sử dụng phế phụ phẩm thủy sản ở nước ta đang thiếu được điều tra, cập nhật. Các con số đưa ra chỉ dựa vào định mức chung khi chế biến các sản phẩm thủy sản, do vậy chưa thực sự chính xác và khách quan. Mặt khác, những thông tin về việc thu gom, sơ chế, bảo quản, chế biến phế phụ phẩm cũng chưa đầy đủ, thiếu căn cứ để đề xuất các nhóm giải pháp nhằm khuyến khích đầu tư giải quyết. Thực tế đó đang đặt ra trách nhiệm cho nhiều cấp nhiều ngành, có cả Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường. 

Đăng ngày 11/06/2024
Sáu Nghệ @sau-nghe

Hiện trạng chế biến phế phụ phẩm tôm ở nước ta

Sau bài “Sử dụng phế phụ phẩm thủy sản trên thế giới và nước ta” trên Tép Bạc phản ánh thực trạng thiếu thông tin về lĩnh vực này ở nước ta, Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường cho hay, đã tổ chức điều tra ngành tôm nước lợ và cá tra, vừa có kết quả. Hiện trạng thu gom, bảo quản, vận chuyển và chế biến phế phụ phẩm tôm ở nước ta như sau.

Phế phẩm tôm
• 09:00 21/06/2024

Giải pháp chẩn đoán nhanh bệnh tôm

Nuôi tôm gặp khó khăn lớn là chưa xác định được nguyên nhân chính gây bùng phát dịch bệnh (con giống, môi trường hay thời tiết?) nên việc chẩn đoán nhanh bệnh tôm đang là con đường hạn chế thiệt hại. Một số cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp đã đưa ra giải pháp chẩn đoán nhanh bệnh tôm được người nuôi áp dụng.

Tôm
• 08:00 16/06/2024

Sử dụng phế phụ phẩm thủy sản trên thế giới và nước ta

Phế phụ phẩm thủy sản là chất thải trong hoạt động xử lý, chế biến tồn tại ở dạng rắn, lỏng, khí; chủ yếu dạng rắn chiếm trên 90% với đầu, xương, da, nội tạng, vây, vẩy, vỏ giáp xác/nhuyễn thể hai mảnh.

Vỏ tôm
• 10:53 11/06/2024

Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản quốc gia

Ngày 9/5/2024, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 389/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu đến năm 2050, Việt Nam trở thành quốc gia có nghề cá phát triển bền vững, hiện đại.

Khai thác thủy sản
• 10:36 11/06/2024

Bình Định: Một cá thể rùa biển đẻ hơn 400 trứng tại làng chài Nhơn Hải

Vào 0h10 phút ngày 26.6 cá thể rùa biển Vích dài 0.94 m, ngang 0.86 m, nặng hơn 90 kg đã được bấm thẻ với số hiệu VN 1078 trước đó, quay lại bãi biển trước khu dân cư làng chài Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định ) đẻ ổ trứng thứ 4 với khoảng 100 trứng.

Rùa đẻ trứng
• 14:12 26/06/2024

Tăng cường công tác quản lý đội tàu và theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá

Nhằm triển khai đồng bộ, có hiệu lực, hiệu quả Luật thủy sản 2017, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh, chuẩn bị nội dung đón và làm việc với đợt thanh tra lần thứ 5 của Đoàn Thanh tra EC; Tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý, ngăn chặn, chấm dứt tàu cá và ngư dân Bình Định vi phạm IUU, góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC.

Tàu cá Việt Nam
• 14:12 26/06/2024

Sử dụng Yucca để phân hủy mùn bã

Yucca là một loại cây có chứa saponin, một hoạt chất có khả năng phân hủy mùn bã hữu cơ, giảm khí độc và cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi trồng thủy sản.

Cây Yucca
• 14:12 26/06/2024

Rối loạn cân bằng do chênh áp suất thẩm thấu

Để đạt được hiệu quả kinh tế tối ưu, người nuôi tôm phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có vấn đề mất cân bằng do chênh áp suất thẩm thấu. Bài viết này sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về khái niệm này, những ảnh hưởng mà nó gây ra và các biện pháp xử lý để đảm bảo sự phát triển bền vững của đàn tôm.

Tôm thẻ
• 14:12 26/06/2024

Ảnh hưởng mật độ lên tăng trưởng và tỷ lệ sống tôm thẻ chân trắng

tôm thẻ chân trắng nuôi thân canh công nghệ cao Nuôi tôm thẻ chân trắng nói chung, nuôi tôm theo hướng thâm canh, siêu thâm canh công nghệ cao nói riêng đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương trong cả nước. Việc bà con nuôi tôm mạnh dạn đầu tư công nghệ nuôi mới, con giống thương hiệu, thức ăn đạm cao, bổ xung thường xuyên chất dinh dưỡng …không ngoài mong muốn hỗ trợ tôm phát triển tốt nhất.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:12 26/06/2024
Some text some message..