Sử dụng probiotics trên ấu trùng cua biển

Nghiên cứu này được tiến hành để xác định hiệu quả của vi khuẩn Bacillus subtilis như một chất bổ sung trong quá trình ương ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain).

Sử dụng probiotics trên ấu trùng cua biển
Cua giống. Ảnh: VT/Tepbac

Cua biển (Scylla paramamosain) là đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao vào được nuôi ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Những năm gần đây, diện tích nuôi cua biển ngày càng mở rộng dẫn đến nguồn giống cua biển từ tự nhiên đang giảm mạnh do việc khai thác quá mức để cung cấp cho nghề nuôi (Nyqvist, 2011). Cùng với đó, việc phát triển công nghệ trại giống cho mục đích sản xuất giống cua biển ở quy mô thương mại cũng được tập trung nghiên cứu. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất hiện nay là tỉ lệ sống của ấu trùng còn thấp (Lindner, 2005). Nhiều nguyên nhân được nêu ra như: nhiễm khuẩn từ cua mẹ và môi trường, chất lượng nước hay đặc điểm dinh dưỡng.

Kết quả từ các nghiên cứu trước đây đã chứng minh việc bổ sung probiotic khi ương ấu trùng động vật thủy sản sẽ giúp cải thiện quá trình tiêu hóa bằng cách tăng hoạt tính của enzyme, từ đó tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng của ấu trùng (Prado et al., 2010).

Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá tác dụng của probiotic lên sự phát triển và miễn dịch ở động vật thủy sản như cá, tôm, nhuyễn thể... nhưng có rất ít thông tin về việc ứng dụng probiotic trong quá trình ương ấu trùng cua biển.

Nghiên cứu này được thực nhiện nhằm đánh giá hiệu quả của probiotic (Bacillus subtilis) lên chất lượng nước ương, tỉ lệ sống và hoạt tính enzyme tiêu hóa của ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain).

Probiotics Bacillus subtilis trên ấu trùng cua biển

Thí nghiệm được tiến hành tại trại thực nghiệm AKUATROP, Đại học Malaysia Terengganu. Cua mẹ được cắt mắt và nuôi vỗ trong hệ thống tuần hoàn với thức ăn là sò huyết. Sau khi đẻ trứng, cua được chuyển sang bể ấp 100 L và thay 100% nước hàng ngày cho đến khi trứng nở. Ấu trùng cua hướng quang mạnh sẽ được thu và sử dụng cho thí nghiệm. Nghiên cứu sử dụng nước biển có độ mặn 30 ppt, được xử lý bằng đèn UV và EDTA (10 g/m3), độ kiềm được duy trì ở mức 100-120 mg/L bằng NHCO3.

Ấu trùng cua được bố trí vào các bể composite 0.5 m3 , có sục khí đều và liên tục với mật độ 400 ấu trùng/lít. Khi cua đạt giai đoạn Zoae 4, mật độ được giảm xuống còn 50 ấu trùng/lít. Thí nghiệm được tiến hành với 2 nghiệm thức: không sử dụng probiotic (đối chứng) và sử dụng probiotic Bacillus subtilis (106 CFU/mL) được lặp lại 3 lần. Ấu trùng cua được cho ăn bằng Artemia (từ Zoae 1 đến Zoae 2 cho ăn Artemia bung dù, từ Zoae 3 cho ăn Artemia nở) và định kỳ thay 25% nước 3 ngày/lần.

Kết quả

Trong suốt quá trình thí nghiệm, nhiệt độ nằm trong khoảng thích hợp cho ấu trùng phát triển, ít biến động mạnh giữa sáng và chiều (từ 27,6 đến 28,5oC). Giá trị pH cũng ít dao dộng và duy trì trong khoảng thích hợp 7,5 đến 7,8. Độ kiềm được duy trì thường xuyên ở mức 112 đến 115 mg/L.

Kết quả cho thấy, probiotic Bacillus subtilis có khả năng làm giảm hàm lượng TAN và nitrite trong nước ương, giúp cải thiện và duy trì chất lượng nước trong khoảng thích hợp. Việc bổ sung probiotic Bacillus subtilis (106 CFU/mL) khi ương ấu trùng cua biển cho hiệu quả cao, giúp cải thiện chất lượng nước, giảm hàm lượng TAN, nitrite và mật độ Vibrio trong nước. Probiotic Bacillus subtilis (106 CFU/mL) giúp làm tăng các hoạt tính enzyme protease, trypsin, pepsin và amylase. Tỉ lệ biến thái (40,3 đến 88,6) và tỉ lệ sống của ấu trùng cua biển (14,5%) khi bổ sung Bacillus subtilis (106 CFU/mL) cao hơn so với khi không sử dụng probiotic.

Trích dẫn: Trần Nguyễn Duy Khoa, 2018. Ảnh hưởng của probiotic (Bacillus subtilis) lên chất lượng nước, tỉ lệ sống và hoạt tính emzyme tiêu hóa của ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(Số chuyên đề: Thủy sản)(1): 1-8.

Đăng ngày 05/12/2018
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Kỹ thuật

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 09:42 24/04/2024

Lab lab trong ao tôm và cách phòng trị hiệu quả

Lab lab tập hợp thủy sinh bao gồm tảo, vi sinh vật và nguyên sinh động vật phát triển trong ao tôm. Tập hợp này được gọi bằng một thuật ngữ (có xuất xứ từ Philippines) là lab lab.

Nước ao tôm
• 09:47 22/04/2024

Nhiệt độ và các yếu tố khác ảnh hưởng đến màu sắc tôm như thế nào?

Có thể bà con đã từng tự hỏi vì sao tôm lại có nhiều màu sắc khác nhau như vậy? Liệu màu sắc có thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng của chúng không? Điều gì tác động từ môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến chất lượng, màu sắc của tôm và làm thế nào chúng ta có thể nhận biết được?

Tôm thẻ
• 09:45 22/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:20 19/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 15:01 24/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 15:01 24/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 15:01 24/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 15:01 24/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 15:01 24/04/2024