Sử dụng vôi đúng cách trong nuôi tôm

Đối với người nuôi tôm, vôi luôn là lựa chọn ưu tiên trong quá trình cải tạo ao nuôi. Ngoài ra chúng còn được sử dụng như một hóa chất hạ phèn, nhưng để sử dụng đúng cách và đúng trường hợp cần dùng bà con nên tham khảo các gợi ý của bài viết dưới đây.

Vôi
Vôi được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản

Vôi - Một nguyên liệu quen thuộc của người nuôi tôm

Vôi là một loại hóa chất được sử dụng phổ biến trong nuôi trồng thủy sản. Vôi với tác dụng nâng độ pH, tăng độ kiềm, khử phèn trong đất và nước. Thêm vào đó, vôi còn có tác dụng diệt tạp, giảm tảo và sát trùng đáy ao, làm trong nước. Đặc biệt, đối với người nuôi tôm, vôi đóng vai trò tạo môi trường kiềm giúp vỏ tôm cứng hơn.

VôiVôi là một loại hóa chất được sử dụng phổ biến trong nuôi trồng thủy sản

Các loại vôi được sử dụng phổ biến

- CaO (hay còn gọi là vôi sống, vôi nóng, vôi nung): Thường dùng để cải tạo ao, làm tăng độ pH. Lưu ý với ao đang nuôi tôm, cá thì không sử dụng vôi sống.

- Ca(OH)2 (hay còn gọi là vôi bột, vôi tôi): Loại vôi này sử dụng để cải tạo ao và làm tăng mạnh pH trong đất và nước.

- CaCO3 (hay còn gọi là vôi đá, vôi nông nghiệp, super canxi): Thường được người dân sử dụng để xử lý hạ phèn và khử trùng.

- Dolomite (hay còn gọi là vôi đen CaMg(CO3)2: Đây là loại vôi chuyên dùng để hạ phèn, ít làm ảnh hưởng đến độ pH.

Hiệu quả sử dụng mà vôi mang lại cho ao nuôi

Vôi được sử dụng rất nhiều trong nuôi thủy sản bởi công dụng như:

- Giúp cải tạo ao nuôi: Dể cải tạo ao nuôi, người ta dùng vôi rắc lên đáy ao giúp diệt sạch mầm bệnh và diệt tạp, tránh gây hại cho thủy sản.

- Dùng để hạ phèn (giảm kiềm): Nếu độ kiềm trong nước nuôi thủy sản quá thấp thì phải dùng vôi bón để hạ kiềm, giúp bảo vệ thủy sản thuận lợi phát triển.

- Ổn định độ pH cho ao: Độ pH quá cao hay quá thấp đều sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển cũng như tỷ lệ sống của thủy sản. Do đó cần dùng vôi để ổn định pH, tăng năng suất.

- Phòng bệnh cho thủy sản: Vôi có tác dụng diệt tảo, hạn chế tảo phát triển. Vì vậy thủy sản sẽ ít bị nhiễm bệnh từ tảo, tăng thêm tỷ lệ sống và lớn nhanh hơn.

- Lắng chìm các chất hữu cơ: Trong ao nuôi chứa rất nhiều chất hữu cơ dạng keo, sử dụng vôi sẽ làm các chất này lắng chìm xuống và làm cho nước sạch. Ngoài ra, sau mỗi trận mưa, nước ao thường bị đục làm hạn chế ánh sáng chiếu vào nước. Do đó, làm cản trở sự quang hợp của thực vật thủy sinh, khiến cho vật nuôi dưới nước thiếu oxi. Để khắc phục tình trạng này, người dân thường sử dụng 1 – 2 kg vôi CaCO3 trên 100 m3. Sau đó, tạt khắp ao thì độ trong của nước sẽ trở lại bình thường.

Làm như thế nào để sử dụng vôi hiệu quả

Để đạt hiệu quả cao cần phải dựa theo từng mục đích sử dụng. Nói cách khác căn cứ theo mục đích dùng để đưa ra tỷ lệ liều lượng dùng vôi cho phù hợp. Cụ thể như sau:

- Nếu dùng vôi để cải tạo ao nuôi: thì bạn có thể dùng vôi tôi (Ca(OH)2) hoặc là vôi nông nghiệp (CaCO3) với liều lượng khoảng 10-15 kg trên 100 m2 ao nuôi.

- Nếu sử dụng để hạ phèn: tùy theo giai đoạn phát triển của thủy sản mà sẽ có liều lượng phù hợp. Với ao cá con hay cá lớn, tôm thì dùng vôi nông nghiệp hòa với nước tạt xuống ao theo tỷ lệ 1 -3 kg/100 m3. Còn nếu nuôi thủy sản trong bè thì tỷ lệ là 2 – 4 kg CaCO3/ 10m3 nước, tốt nhất là cho vôi vào bịch vải nhỏ rồi treo trong bè là được.

Trộn vôiVôi có thể được trộn hoặc đánh trực tiếp xuống ao nuôi. Ảnh: Tép Bạc

- Dùng vôi đề làm chìm các chất hữu cơ: bạn sử dụng tầm 1 – 2 kg vôi CaCO3 cho 100 m3 nước ao. Hòa vôi với nước rồi tạt khắp ao giúp màu nước trở lại bình thường.

- Nếu dùng để phòng bệnh cho thủy sản: sử dụng 1 – 2 kg CaCO3 cho 100m3 nước và tạt đều khắp ao giúp giảm nguy cơ mắc bệnh rõ rệt.

Lưu ý khi sử dụng vôi trong nuôi trồng thủy sản

Trong quá trình dùng vôi, bạn cần chú ý các điểm sau:

- Dùng vôi đúng theo tỷ lệ đã quy định đối với từng mục đích và công dụng, giúp mang lại hiệu quả, tiết kiệm và tránh rủi ro.

- Tuyệt đối không dùng quá liều lượng, sai tỷ lệ vôi bởi như vậy không đem lại hiệu quả mà còn phản tác dụng, hại tới thủy sản.

- Không lạm dụng quá mức, không dùng liên tục trong thời gian dài.

- Sử dụng đúng loại vôi, tốt nhất là vôi nông nghiệp sản xuất sẵn hoặc là vôi tôi. Tránh dùng các loại vôi khác không hiệu quả mà còn làm hại tới thủy sản.

- Vôi trước khi dùng nên đập nhỏ, thành bột, giúp thẩm thấu nhanh, phát huy hiệu quả.

- Mua vôi ở các địa chỉ uy tín để đảm bảo chất lượng vôi lẫn giá thành hợp lý.

Đăng ngày 29/12/2023
Thuần Phạm @thuan-pham
Kỹ thuật

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 08:27 22/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 08:27 22/11/2024

Cá tra năm 2024 và định hướng năm 2025

Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 17/11/2024 cho biết, xuất khẩu năm 2024 đạt 1,56 tỷ USD và đặt mục tiêu năm 2025 tăng lên 2 tỷ USD.

Cá tra
• 08:27 22/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 08:27 22/11/2024

Loài cá cảnh kiêu sa trong bể nuôi thủy sinh

Cá thần tiên (Angelfish) là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng nhất trong giới chơi cá cảnh. Với dáng bơi duyên dáng, thân hình dẹt độc đáo, và màu sắc rực rỡ, cá thần tiên không chỉ mang đến vẻ đẹp kiêu sa cho bể thủy sinh mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế.

Cá thần tiên
• 08:27 22/11/2024
Some text some message..