Sự hiện diện vi bào tử trùng (EHP) trong nước nuôi tôm và cách xử lý

Tôm bị nhiễm EHP sẽ tạo ra nhiều bào tử và có thể tích lũy trong nước ao nuôi, việc này dẫn đến lây truyền mầm bệnh và việc điều trị trở nên khó khăn. Do đó, nhóm tác giả người Thái Lan đã tiến hành xác định khả năng lây nhiễm và thời gian tồn tại của vi bào tử trong nước nuôi.

tôm thẻ chân trắng
EHP có hình thức lây truyền theo chiều ngang qua các bào tử thải ra từ tôm nhiễm bệnh vào trong nước nuôi. Ảnh ptbmi

Sự hiện diện của EHP trong nước

EHP có hình thức lây truyền theo chiều ngang qua các bào tử thải ra từ tôm nhiễm bệnh vào trong nước nuôi, sau đó sẽ xâm nhập vào tôm khỏe. Cụ thể, thử nghiệm gây nhiễm bằng cách nuôi chung tôm nhiễm EHP với tôm khỏe (PL12) cho thấy kể từ ngày thứ 6 trở đi tôm khỏe đều dương tính với EHP (tỷ lệ nhiễm 100%).

Ngoài ra, ở nước trong bể nuôi tôm sự hiện diện của bào tử EHP cũng được xác định bằng kính hiển vi và phân tích qPCR. Việc xác định nồng độ bào tử EHP trong nước này được sử dụng cho các xét nghiệm sinh học lây nhiễm bằng việc tính toán số lượng ước tính bản sao EHP/ng DNA thu được từ 100 mL mẫu nước và thu được nồng độ bào tử ở các mẫu từ 1×107 đến 6,25×105  bào tử/L. 

Từ kết quả trên sẽ được sử dụng để mô phỏng sự hiện diện bào tử EHP ở các ao nuôi tôm, cụ thể nhóm nghiên cứu tiến hành thực hiện mô tả dựa trên diện tích bể nước là 1,35 m2 và chứa 25 con tôm trong 250 L nước biển nhân tạo. Hệ thống đó sẽ tương đương với 19 con tôm trên một m2 với khối lượng 1/1,35 × 250 = 185 L. Nồng độ bào tử sau 4 tuần nuôi là 2,5×106 trên mỗi L.

Như vậy, trung bình 25 con tôm tạo ra 2,5 × 106 × 250/25 = 2,5×107 bào tử mỗi con trong thời gian nuôi 4 tuần. Tuy nhiên, ao nuôi tôm thẻ chân trắng ở Thái phổ biến đối với tôm thẻ chân trắng có độ sâu 1,5 m và được thả với khoảng 60 con/m2. Với giả thuyết 60 con tôm tạo ra số lượng bào tử trung bình như nhau, thì nó sẽ lên tới 60 × 2,5 × 107 = 1,5 × 109 bào tử trong một thể tích 1500 L nước, tạo ra 1,5 × 109/1500 = 1 × 106 bào tử trên mỗi L. Kết quả cho thấy tôm bị nhiễm nặng EHP sẽ tạo ra nhiều bào tử có thể tích lũy đến hàng triệu bào tử trên mỗi lít nước ao nuôi trong thời gian 4 tuần.

Sự lây nhiễm EHP trong nước nuôi lên tôm 

Đối với EHP hiện diện trong nước nguyên gốc thì tôm PL-12 đều dương tính với EHP vào ngày 12. Tương tự ở độ pha loãng 50%, 75% tất cả các mẫu đều dương tính vào ngày 12, như vậy không có mối tương quan giữa nồng độ bào tử và tỷ lệ lây nhiễm. Ngoài ra, nhóm tác giả còn cho rằng không có mối tương quan giữa nồng độ bào tử và tỷ lệ lây nhiễm khi tôm nuôi trong nước có chứa bào tử EHP và dung dịch dịch chiết từ tôm nhiễm EHP. Ngược lại với mô hình nuôi chung, tỷ lệ và mức độ lây nhiễm sẽ bị ảnh hưởng bởi sự biến đổi vốn có của các động vật bị nhiễm bệnh trong hệ thống. Như vậy, nhìn chung trong 12 ngày tiếp xúc với nước EHP thì việc pha loãng nồng độ dường như không làm giảm khả năng lây nhiễm trên thực tế

EHP

Loại bỏ EHP trong nước

Sử dụng thời gian nghỉ 10 ngày với EHP trong nước hoặc xử lý với 20 ppm canxi hypoclorit sẽ không phát hiện được bệnh đối với tôm PL12 trong 16 ngày tiếp xúc. Ngược lại, PL-12 được nuôi trong nước không được xử lý, 100% EHP và nước được nghỉ chỉ trong 5 ngày đã phát hiện nhiễm sau 16 ngày, và cho thấy sự hiện diện của các bào tử EHP trong nước. Kết quả này cho thấy bào tử EHP sẽ mất hoạt tính sau 10 ngày ở trong nước (nước không có sự hiện diện của vật mang cơ hội).

Đối với ao nuôi sự hiện diện của một số vật mang cơ học như giun chỉ, giun cát, trai. Hay một số các loài giáp xác khác hoặc các động vật khác chúng thường được tìm thấy trong các ao nuôi tôm cũng có thể là vật chủ hoặc vật mang EHP. Do đó, việc tích trữ nước nuôi trước khi xả ra hiện nay sẽ không chắc chắn có lợi nếu không đảm bảo được không có sự hiện diện của bao tử EHP. Theo đó, cách tiếp cận tốt nhất hiện nay sẽ là khử trùng mà cụ thể là bằng thuốc tím hay clo. Tuy nhiên, việc sử dụng lâu dài thuốc tím đã được báo cáo là có thể có những tác động xấu đến môi trường. Do đó, có thể clo sẽ là loại rẻ nhất, tiện lợi nhất và ít ảnh hưởng đến môi trường nhất. 

Nguồn: Werawich Pattarayingsakul et al., (2022). Shrimp microsporidian EHP spores in culture water lose activity in 10 days or can be inactivated quickly with chlorine. Aquaculture, 548, 737665

Đăng ngày 18/01/2022
Hồng Huyền @hong-huyen
Dịch bệnh

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 02:35 20/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 02:35 20/11/2024

Cá lồng đèn: Loài cá bé nhỏ thắp sáng một vùng đại dương

Dưới hàng trăm mét ở lòng biển tối tăm, một loài cá có kích thước “mi nhon” được đặt tên là cá lồng đèn. Loài cá này sở hữu khả năng kỳ diệu là điểm tô cơ thể bằng những ánh sáng màu xanh rực rỡ trong vùng nước sâu tối tăm của vùng biển chạng vạng.

Cá lồng đèn
• 02:35 20/11/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 02:35 20/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:35 20/11/2024
Some text some message..