Việc đưa các Androgen vào các quá trình sinh sản của cá chình nước ngọt đã được đề xuất để làm tăng hiệu quả sinh sản nhân tạo loài thủy sản giá trị này. Nghiên cứu này nhằm kiểm tra ảnh hưởng của việc sử dụng Androgen 17-methyltestosterone (17-MT) kết hợp với ''hypophysation'' truyền thống (pituitary carp) tuyến yên của cá chép trên cá chình châu Âu.
Thí nghiệm
Hai nhóm cá chình được bổ sung hormon có chứa 1mg 17-methyl testosterone - là một trong những hoạt chất của cholesterol), đã được cấp hai lần, vào tuần thứ 1 và 5 sau khi bắt đầu thử nghiệm trên hai nhóm cá chình (Nhóm MTA và Nhóm MTB) và một nhóm chình đối chứng (Ctrl) không được bổ sung 17-methyltestosterone.
Cá chình cái của Nhóm MTA và nhóm đối chứng đã được tiêm hàng tuần chất pituitary carp (CPH) từ tuần thứ nhất đến khi kết thúc thí nghiệm. Nhóm MTB chỉ được tiêm từ tuần thứ 5 trở đi. 4 mũi tiêm đầu tiên (tuần 1 – tuần 4) được thực hiện với liều 10 mg CPH/kg thể trọng (BW) trong dung dịch muối sinh lý vô trùng (0,9% NaCl); 12 mũi tiêm tiếp theo (từ tuần thứ 5) với 30 mg/kg CPH và sau đó, 40 mg/kg CPH đã được tiêm cho đến khi cá chình được cho là đã sẵn sàng cho quá trình sinh sản. Các mẫu máu hàng tuần được thu thập và phân tích mức Testosterone (T) và Estradiol-17β (E2) bằng xét nghiệm phóng xạ.
Sau khi đạt đến độ trưởng thành và sinh sản, các chỉ tiêu sinh sản (tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, tỷ lệ sống) được ghi nhận và đánh giá.
Kết quả
Tỷ lệ thụ tinh của trứng tốt hơn đáng kể ở nhóm cá chình được xử lý với 17 MT + CPH (Nhóm MTA) so với nhóm cá chình chỉ nhận CPH (Nhóm MTB), với tỷ lệ nở của trứng đạt đến giá trị trung bình cao khoảng 70% đối với nhóm có xử lý 17-MT và CPH (Nhóm MTA) cao hơn so với trứng của nhóm đối chứng (trung bình 21,0 ± 8,4%).
Kết luận
Từ các kết quả phân tích, nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học người New Zealand kết luận rằng việc xử lý đồng thời Androgen cùng với CPH hứa hẹn cho sự phát triển trong tương lai của ngành công nghiệp nuôi chình thế giới.
Báo cáo trên: Sciencedirect