Sự nguy hiểm của "cua ma" và cách phân biệt

Cua ma hay còn gọi Zombie Crab - là tên gọi chỉ một loài cua bị nhiễm ký sinh trùng cực kỳ nguy hiểm là Sacculina.

"Cua ma" và cách nhận biết chúng
Nhìn sơ bên ngoài cua này không khác biệt nhưng hãy xem chừng chúng có thể là cua ma. Ảnh: Mhd Ikhwanuddin

Nếu không để ý nhìn thoáng qua chúng trông giống hệt như những con cua bình thường mà chúng ta ăn mỗi ngày. Tuy nhiên một số trong những con cua đã bị nhiễm ký sinh trùng đáng sợ bởi những con hà siêu nhỏ hay còn được gọi là sacculina.

Hà Sacculina có tên khoa học Sacculina sp. Loài hà Sacculina tìm nơi ẩn mình trên cơ thể một con cua. Nó sẽ xâm nhập vào bên trong bằng cách tìm một kẽ hở nằm giữa tiếp điểm của những chiếc càng. Sau khi xé được lớp vỏ cứng bên ngoài, hà Sacculina bấu chặt mình vào cơ thể vật chủ.Đột nhập được vào bên trong, hà Sacculina chỉ việc "ăn và đẻ". Đến khi trưởng thành, hà Sacculina trông như một trái trứng mềm, nhún nhẩy trên cơ thể con cua.

Điều đặc biệt là, nếu con cua giống cái, hà Sacculina sẽ bắt nó chăm sóc hàng triệu ấu trùng loài hà này khi nó đu bám trên vật chủ. Nhưng nếu con cua giống đực, hà Sacculina sẽ bắt nó... "lại cái" (biến đổi giới tính cua đực thành cái) để thực hiện cùng một hành vi. Chưa hết, hà Sacculina còn khiến cho tuyến sinh dục của con cua tiêu biến, ngưng phát triển các càng cua, và chỉ nở to bụng lên để nuôi ấu trùng loài hà này. Cua bị nhiễm trùng hà sacculina còn được gọi là “cua zombie”.

Sự lây nhiễm của sacculinid (Sacculina beauforti) trên cua bùn (Scylla olivacea) được phát hiện tại Vịnh Marudu, Sabah, Malaysia.

Tỷ lệ nhiễm cao, với khoảng 42% số lượng cua bùn được kiểm tra thật đáng báo động, đặc biệt là khi loài cua bùn này được khai thác với mục đích sử dụng cho con người.

Nhóm nghiên cứu cũng nhân thấy rằng điều tồi tệ hơn là hầu hết các con cua bị nhiễm bệnh đã được bán ra với giá cao hơn với lý do cua gạch (con cái mang trứng) trên thị trường địa phương.

Tác dụng lên con người sau khi tiêu thụ những con cua bị nhiễm bệnh này, cùng với các ký sinh trùng, vẫn chưa được biết, nhưng ít nhất chúng ta biết rằng túi bên ngoài trên bụng của cua không phải là trứng cua mà thay vào đó là túi trứng của ký sinh trùng. Do đó cần thận trọng lựa chọn cua để tránh mua nhầm "cua ma".

Mặc dù sự hiện diện của một túi trứng ký sinh trùng trên cua là phổ biến nhất để cho thấy dấu hiệu bị nhiễm ký sinh trùng sacculina nhưng biểu hiện này không phải lúc nào cũng biểu hiện trên cua. Ngoài việc thay đổi hành vi của cua bị ký sinh, những thay đổi lớn cũng được quan sát thấy trong hình thái bên ngoài của cua.

Trong số những thay đổi đó bao gồm: bụng dưới mở rộng, chân giao cấu của con đực ngắn lại và vỏ giáp của con cái cũng ngắn lại.


Hình 1. Hình thái bụng và gonopod - chân giao cấu (mũi tên màu đỏ) của tôm đực bình thường (a & d) và ở tôm đực bị nhiễm ký sinh trùng và biến đổi giới tính mà không có externa (b & e) và bị nhiễm với externa (c & f). Externa được đánh dấu bằng một mũi tên màu đen.


Hình 2. Hình thái bụng và pleopod (mũi tên màu đỏ) của cua cái bình thường (a & d), cua bị nhiễm ký sinh trùng mà không có externa (b & e) và cua nhiêm kỹ sinh trùng với túi externa (c & f). Externa được đánh dấu bằng một mũi tên màu đen.

Hanafiah Fazhan, Khor Waiho, Hongyu Ma, Mhd Ikhwanuddin, Mohd Ago Surzanne và Hin Boo Wee được đăng trên tạp chí Aquaculture.

Đăng ngày 31/05/2018
NIMDA Lược dịch
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 00:11 14/01/2025

Cập nhật thị trường thủy sản qua top 6 các website uy tín dưới đây

Trong ngành nuôi trồng và kinh doanh thủy sản, việc cập nhật thông tin giá cả thị trường không chỉ giúp người nông dân đưa ra quyết định hợp lý mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Nhưng làm thế nào để tìm được nguồn thông tin đáng tin cậy? Bài viết này sẽ giới thiệu đến 6 website uy tín nhất giúp bà con dễ dàng cập nhật giá thủy sản mới nhất và chính xác nhất tại Việt Nam.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:11 14/01/2025

Xuất khẩu tôm 2024: Hành trình giữ vững vị thế ngành tôm Việt Nam

Năm 2024, ngành tôm Việt Nam vẫn kiên cường duy trì vị thế xuất khẩu mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức. Từ việc phục hồi nhu cầu tại các thị trường lớn đến những chiến lược phát triển bền vững, cùng khám phá hành trình đầy thách thức nhưng cũng đầy tiềm năng của ngành tôm Việt Nam.

Tôm
• 00:11 14/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 00:11 14/01/2025

Các đặc điểm cần lưu ý khi chọn tôm giống

Việc chọn tôm giống chất lượng là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo thành công. Tôm giống khỏe mạnh sẽ giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật, tăng tỷ lệ sống sót và cải thiện năng suất ao nuôi. Tuy nhiên, để chọn được tôm giống đạt tiêu chuẩn, người nuôi cần nắm rõ một số đặc điểm quan trọng.

Tôm giống
• 00:11 14/01/2025
Some text some message..