Sự nguy hiểm từ loài sâu biển đe dọa con người như thế nào?

Một trong những nỗi ám ảnh đáng sợ nhất khi nhắc đến du lịch biển đối với nhiều người, đó chính là sâu biển. Những loài sâu này không chỉ gây đau, ngứa, bỏng rát mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe người tắm biển. Để hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm từ loài sâu biển này và cách chúng đe dọa con người như thế nào, hãy cùng Tép Bạc khám phá chi tiết qua bài viết dưới đây.

Sâu biển
Hình ảnh sâu biển xuất hiện tại bãi biển Việt Nam: Ảnh: thanhnien.vn

Tổng quan về loài sâu biển

Đặc điểm loài sâu biển và môi trường sống

Theo Viện Tài nguyên Môi trường Biển, loài sâu biển hay sâu lửa là một loài động vật thân mềm không xương sống, được xếp vào lớp giun nhiều tơ, có tên khoa học là Chloeia parva thuộc họ Amphinomidae. Chúng thường được biết đến với các cái tên phổ biến như "giun lửa", "giun biển" hoặc "sâu róm biển". Đây là những sinh vật sống dưới đáy biển, có cơ thể bao phủ bởi lớp lông tơ canxi cực kỳ nhọn  và chứa độc tố.

Loài sâu biển hay sâu lửa này phân bố chủ yếu ở vùng biển Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương, bao gồm cả các khu vực ngoài khơi Việt Nam, trong các môi trường như triều đáy bùn, cát và rạn san hô. Chúng tồn tại bằng cách tiêu thụ các loài động vật không di chuyển hoặc di chuyển chậm như san hô, bọt biển, ốc và ngao. Mùa sinh sản của chúng diễn ra từ tháng 4 đến hết tháng 5, trong giai đoạn này chúng thường xuất hiện từ lòng bùn và có thể bị sóng biển cuốn vào bờ.

Đặc điểm nguy hiểm gây hại cho con người

Điểm đặc trưng nhất của sâu róm biển là những chiếc lông tơ mọc dày dọc hai bên cơ thể như chiếc kim. Những chiếc lông này không chỉ có tác dụng di chuyển mà còn chứa độc tố tetrodotoxin - một chất độc thần kinh cực mạnh, gấp 25 lần so với độc tố của cọp biển. Khi chúng ta tiếp xúc hay đụng chạm vào sâu biển, thì những chiếc gai nhọn sẽ đâm vào da và giải phóng độc tố, gây ra các triệu chứng như đau nhức, ngứa rát dữ dội, thậm chí dẫn đến sưng tấy, phồng rộp, buồn nôn và kích ứng nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời.

Sâu biểnCon sâu biển dài từ 10 - 15cm hoặc dài hơn

Ngoài ra, sâu lửa cũng là một trong những loài sinh vật có thể gây nguy hiểm đáng kể đối với ngành nuôi trồng ngao của các hộ dân gia đình. Có bài báo ghi nhận ngao giống ở Ninh Bình bị chết hàng loạt do bị loài sâu biển tấn công, gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất và kinh tế của các hộ gia đình phụ thuộc vào hoạt động nuôi trồng này. Sự xuất hiện của sâu biển có thể dẫn đến giảm sản lượng và làm suy yếu cả cơ sở đời sống lẫn kinh tế của người dân trong khu vực. Về việc kiểm soát sự phát triển của loài giun này trong lĩnh vực nuôi trồng hải sản, hiện có rất ít nghiên cứu đã được tiến hành. Vì vậy các biện pháp cơ học tiêu diệt chúng là cần thiết.

Biểu hiện và cách xử lý khi chạm phải sâu biển

Biểu hiện khi chạm phải sâu biển

Khi tiếp xúc với sâu biển, bạn có thể cảm nhận được những biểu hiện ngay lập tức như đau đớn và cảm giác ngứa khó chịu trên vùng da tiếp xúc. Đây là do sâu biển tiết ra các chất độc gây kích ứng da. Vùng da bị ảnh hưởng có thể sưng tấy và trở nên đỏ. Những người mẫn cảm hơn có thể gặp phải các triệu chứng dị ứng nghiêm trọng như nổi mẩn, khó thở và nguy hiểm hơn là sốc phản vệ.

Hướng dẫn xử lý khi chạm phải sâu biển

Ngừng tiếp xúc và rửa kỹ vùng da bị ảnh hưởng: Ngay khi phát hiện tiếp xúc với sâu biển nên lên bờ ngay, sử dụng nước mát để rửa sạch vùng da bị ảnh hưởng. Điều này giúp loại bỏ một phần chất độc trên da.

Sâu biển cắnKhi da con người tiếp xúc với lông sâu biển sẽ gây ngứa hoặc mưng mủ

Sử dụng băng dính và các dung dịch nước muối hoặc giấm: Để giảm mức độ tổn thương khi tiếp xúc có thể sử dụng băng dính phủ lên phần da bị đốt rồi gỡ ra, khi đó lông tơ của sâu biển cũng sẽ bị kéo theo. Sau đó, pha dung dịch nước muối hoặc giấm loãng và dùng để lau vùng da tiếp xúc. Những chất này có thể giúp làm giảm cảm giác ngứa và đau.

Áp dụng kem giảm ngứa và thuốc giảm đau: Sử dụng kem giảm ngứa nhẹ hoặc thuốc giảm đau để giảm các triệu chứng đau và ngứa trên da.

Tìm kiếm sự chăm sóc y tế khi cần thiết: Trong trường hợp nghiêm trọng hơn như phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bạn cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức để được điều trị và giảm thiểu các biến chứng tiềm ẩn.

Lưu ý phòng tránh sâu biển khi tắm biển

Hãy quan sát kỹ lưỡng xung quanh khi đi biển, tránh xa những khu vực có nhiều đá ngầm, hốc nhỏ hoặc rạn san hô. Tuyệt đối không chạm vào hoặc cố gắng bắt những sinh vật lạ dưới nước, đặc biệt là những sinh vật có hình dạng kỳ quặc hoặc màu sắc sặc sỡ. Sử dụng đồ bảo hộ như găng tay và áo lặn để bảo vệ da khi lặn dưới nước.

Việc hiểu rõ về chúng và cách phòng tránh là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe gia đình và trẻ nhỏ khi tắm biển vào mùa hè này. Hãy luôn cẩn trọng và trang bị cho mình và gia đình những kiến thức cần thiết để có những trải nghiệm an toàn và thú vị khi du lịch tại các vùng biển Việt Nam sắp tới.

Đăng ngày 18/06/2024
Phan Tấn Đạt @phan-tan-dat
Tổng hợp
Bình luận
avatar

Bão số 3 YAGI: Ứng phó và bảo vệ vật nuôi thủy sản trước khả năng thành siêu bão

Cơn bão số 3 đang hình thành ngoài khơi và có khả năng mạnh lên thành siêu bão, đe dọa đến vùng biển và vùng nuôi trồng thủy sản ven bờ tại Việt Nam. Đối mặt với thiên tai, việc bảo vệ vật nuôi thủy sản là nhiệm vụ cấp bách, nhằm giảm thiểu thiệt hại cho các hộ nuôi trồng và duy trì sản lượng sản xuất. Dưới đây là các biện pháp quan trọng giúp bảo vệ vật nuôi thủy sản trước sự tấn công của bão.

Bão YaGi
• 09:40 05/09/2024

Loài ốc bé nhỏ hạ gục kẻ thù bằng “mũi tên uất hận”

Xưa nay người ta chỉ rỉ tai nhau về sự “độc địa” của loài rắn, có lẽ ít ai ngờ rằng những con ốc vốn là loài nhuyễn thể trông rất vô hại nhưng không biết rằng trong số đó có một loài ốc mang tên Cone Snail có khả năng dẫn lối con mồi mà chúng nhắm đến vào giấc ngủ ngàn thu.

Ốc Cone Snail
• 10:26 20/08/2024

Cuộc đua giành thị phần toàn cầu của tôm thẻ chân trắng

Đứng trước cuộc đua giành thị phần trong ngành tôm thẻ chân trắng đang diễn ra mạnh mẽ. Liệu rằng quốc gia nào sẽ vươn lên trở thành “ông lớn” của ngành tôm thế giới?

Tôm thẻ
• 09:00 18/08/2024

IOTs được vận hành trong nuôi tôm như thế nào?

Trong bối cảnh công nghệ đang ngày càng len lỏi vào mọi khía cạnh của đời sống, nuôi tôm - một ngành công nghiệp truyền thống cũng không nằm ngoài xu hướng này.

Ao nuôi tôm
• 10:35 15/08/2024

Cà Mau tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho hàng trăm người

Vừa qua, Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ tổ chức tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho 120 người ở các doanh nghiệp, hợp tác xã và gia đình đang nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trong tỉnh.

Thu tôm
• 01:37 08/09/2024

Bình Định tăng cường các biện pháp chống khai thác IUU

Mặc dù tỉnh Bình Định đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp nhằm gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC), nhưng sau 7 năm, tình trạng ngư dân vi phạm khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài vẫn chưa chấm dứt.

Tàu thuyền
• 01:37 08/09/2024

Việt Nam có đang đối mặt với nhiều thách thức trong nuôi trồng thủy sản?

Ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam được coi là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành này cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp về môi trường, quản lý và cạnh tranh quốc tế,...

Nuôi trồng thủy sản
• 01:37 08/09/2024

Cá mập yêu tinh: Chuyên gia sống đời “ẩn danh”

Trong họ cá mập có ghi danh một loài cá được gọi là cá mập yêu tinh mà theo ghi nhận của nhiều nhà khoa học thì số lần chúng xuất hiện vô cùng ít ỏi. Điều bất ngờ là dù nằm trong họ cá mập, nhưng chúng lại có ngoại hình khác xa với những anh em của mình.

Cá mập yêu tinh
• 01:37 08/09/2024

Giá thủy sản sau lễ Quốc Khánh có còn tăng cao?

Vào dịp lễ Quốc khánh 2/9, thị trường thủy sản tại Việt Nam trở nên sôi động khi nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng mạnh. Đây là thời điểm người dân chuẩn bị cho các bữa ăn gia đình sum họp, nên giá cả của nhiều loại thủy sản cũng có sự biến động đáng kể.

Hải sản
• 01:37 08/09/2024
Some text some message..