Sự tăng trưởng và vươn lên của cá da trơn toàn cầu (P.1)

Theo FAO, trong vài năm qua, cá da trơn đã vượt qua cá rô phi để chiếm vị trí số hai sau loài được nuôi nhiều nhất trên toàn cầu là cá chép bởi số lượng loài đa dạng và được nuôi rộng rãi ở nhiều quốc gia.

cá da trơn
Về số lượng cá da trơn được nuôi trên toàn thế giới, Châu Á dẫn đầu trong sản xuất..

Trong phần 1 chúng ta sẽ tìm hiểu về cá nheo Mỹ, các giống lai và tra- loài cá nhiệt đới phổ biến ở Việt Nam.  

Thuật ngữ “Catfish” có nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau ở những nơi khác nhau. Bởi “catfish” là từ chỉ chung cho nhiều loài cá da trơn khác biệt.

Các nhà phân loại học khẳng định có hơn 3.000 loài cá da trơn đã được công nhận. Hàng năm có thêm nhiều loài được phát hiện và phân loại. Chúng là bộ cá Siluriformes được tìm thấy ở mọi lục địa trừ Nam Cực. Người ta nói rằng cứ 10 loài cá thì có một loài là cá da trơn và cứ 20 loài động vật có xương sống thì có 1 loài. Mặc dù có hàng nghìn loài cá da trơn và hàng trăm ứng cử viên tiềm năng cho nuôi trồng thủy sản, nhưng bài viết này sẽ tập trung vào những loài có đóng góp lớn trong sản lượng thu hoạch toàn cầu.

Cá nheo Mỹ và các giống lai 

Cá nheo Mỹ hay Channel catfish (Ictalurus punctatus) là một trong những loài cá da trơn đầu tiên được nuôi thương mại.

cá da trơn
Ngành công nghiệp cá da trơn của Hoa Kỳ tập trung ở các bang phía nam như Mississippi và Arkansas. 

Vào cuối những năm 1950, ngành công nghiệp này bắt đầu ở miền nam Hoa Kỳ. Mở rộng từ Arkansas đến đồng bằng Mississippi. Khi các nhà máy thức ăn chăn nuôi được thành lập, diện tích và sản lượng tiếp tục tăng. Cuối cùng, sự phát triển của một số nhà máy chế biến trên toàn khu vực đã củng cố vững chắc ngành công nghiệp này. Hiện nay, hầu hết ngành công nghiệp của Hoa Kỳ chuyển sang sản xuất cá da trơn lai giữa 2 loài cá nheo Mỹ và cá da trơn xanh (Ictalurus furcatus).
Cá nheo Mỹ chịu được nhiệt độ mùa đông lạnh giá và thích nghi tốt với môi trường khắc nghiệt do đó được nuôi phổ biến ở nhiều nơi như Nam Mỹ, Châu Á và Châu Âu. Năm 1984, cá nheo Mỹ được đưa vào Trung Quốc, nơi bắt đầu nuôi trong ao vào năm 1988 và xuất khẩu sang Mỹ và các nơi khác vào năm 2000.
Cá nheo Mỹ là một giải pháp thay thế mới cho những người nuôi cá ở vùng khí hậu ôn đới của Trung Quốc. Trong thập kỷ qua, sản lượng cá nheo Mỹ ở Trung Quốc đã tăng từ dưới 200.000 tấn lên hơn 300.000 tấn và từ năm 2010, sản lượng cá này ở Trung Quốc đã vượt qua sản lượng nuôi ở Mỹ. 
Không giống một số loài cá da trơn nuôi ở châu Á và châu Phi, cá nheo Mỹ và các loài cá lai của nó không thể sử dụng oxy trong không khí do đó không thể chịu đựng được điều kiện oxy quá thấp kéo dài. Năng suất điển hình là 8 - 11 tấn mỗi ha (ha) hàng năm, với hệ thống ao thâm canh được báo cáo thu hoạch gần 17 tấn/ha.

Cá tra

Họ cá tra Pangasiidae là một nhóm loài có họ hàng gần được tìm thấy ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác, loài được nuôi rộng rãi nhất là cá tra Pangasianodon hyphophthalmus (trước đây được gọi là Pangasius hypophthalmus).
cá tra
Ngành công nghiệp cá tra châu Á đã trải qua sự mở rộng nhanh chóng khi có thức ăn thương mại.
Loài cá nhiệt đới này đặc biệt thích hợp để nuôi quy mô thương mại, bằng chứng là sự phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp cá tra ở Việt Nam trong 2 thập kỷ qua. Cá tra đã được nuôi ở Thái Lan từ những năm 1950 nhưng sản lượng báo cáo đầu tiên cho FAO (40.000 tấn) là từ Việt Nam năm 1997. Đến năm 2019, sản lượng báo cáo của Việt Nam là 1,6 triệu tấn. 
Giống như trường hợp nuôi cá nheo Mỹ, việc mở rộng ngành công nghiệp cá tra ở Việt Nam và các nước lân cận được thúc đẩy bởi nguồn giống sẵn có và áp dụng các loại thức ăn công nghiệp, cũng như khả năng tiếp cận các cơ sở chế biến hướng đến xuất khẩu. Cá tra ngày càng được nuôi nhiều hơn ở các nước châu Á khác như Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Lào và Malaysia. Trong những năm gần đây, sản lượng nuôi cá tra cũng được báo cáo từ một số quốc gia Caribe và đã được đưa vào Brazil và Colombia để nuôi.
Cá tra có thể hấp thụ oxy trực tiếp từ khí quyển do đó nồng độ oxy hòa tan ít quan trọng hơn so với hầu hết các loài cá nuôi khác, điều quan trọng nhất để nuôi P. hypophthalmus thành công là duy trì các thông số chất lượng nước ở mức chấp nhận được. Trong hầu hết các hoạt động nuôi cá tra ở Việt Nam, điều này được thực hiện bằng cách thay nước hàng ngày từ 20 đến 40%. Các ao sản xuất thường khá sâu và sản lượng xấp xỉ 300 tấn/ha trong chu kỳ vụ mùa 6-8 tháng.
Sau khi hiểu rõ về 2 loài trên, ở phần 2 sẽ tiếp tục khai thác về cá trê Phi, cá da trơn Nam Mỹ và cá nheo bạc. 
Nguồn:  Prof C Greg Lutz. The rise and rise of global catfish culture, The Fish Site, 27/10/2021
Đăng ngày 09/11/2021
Lệ Thủy
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 08:29 23/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:29 23/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 08:29 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:29 23/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 08:29 23/12/2024
Some text some message..