Sục khí nước trồi trong sản xuất giống sò huyết

Hệ thống nền đáy bùn sục khí trồi trong quá trình ương nuôi sò huyết đã mở ra hướng đi mới trong quá trình sản xuất giống sò huyết nhân tạo.

Sò huyết
Sò huyết.

Sò huyết tên khoa học là Anadara granosa là loại nhuyễn thể hai mảnh sống ở vùng trung triều ven biển và các đầm phá... ở độ sâu 1-2 mét so với mặt nước. Sò huyết là một trong những loài động vật thân mềm rất có giá trị kinh tế, hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn so với các động vật thân mềm khác như vẹm vỏ xanh, sò lông...Giá trị kinh tế của sò huyết có thể so sánh ngang hàng với một số đối tượng hải sản xuất khẩu như tôm biển, cá thu. Vì thế, nhu cầu tiêu thụ sò huyết trong nước ngày càng cao. 

Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, nghề nuôi thương phẩm sò huyết  phát  triển  và  hiện  nay  diện  tích  nuôi  sò  đang  ngày  càng  được  mở  rộng. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, sò huyết thường được nuôi trên bãi triều cửa sông, kênh dẫn nước mặn hoặc nuôi kết hợp với tôm sú. 

Hiện nay trên thế giới, hệ thống sục nước trồi lên (up-welling) đã được sử dụng phổ biến trong quá trình ương giống động vật thân mềm hai mảnh vỏ (FAO, 2005). Ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Ngô Thị Thu Thảo và Trương Trọng Nghĩa (2001) đã sử dụng hệ thống nước trồi để nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến sò huyết giai đoạn giống với tỷ lệ sống đạt từ 92,2 đến 100% sau 28 ngày nuôi ở các độ mặn khác nhau. 

Hệ thống ương là một trong những yếu tố kỹ thuật quan trọng trong thực tế sản xuất giống sò huyết (Anadara granosa). Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của các hệ thống ương khác nhau (nước trồi và nước tĩnh, có nền đáy và không có nền đáy) đến tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của sò huyết ở giai đoạn giống. 

Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm gồm có 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp lại: 

- Nghiệm thức 1: Nền đáy bùn kết hợp sục khí bình thường (B-BT),

- Nghiệm thức 2: Không có nền đáy kết hợp sục khí bình thường (KB-BT)

- Nghiệm thức 3: Nền đáy bùn kết hợp sục khí nước trồi (B-T)

- Nghiệm thức 4: Không có nền đáy kết hợp sục khí nước trồi (KB-T).


Các hệ thống thí nghiệm (A: Sục khí bình thường; B: Sục khí nước trồi) 

Bể thí nghiệm bằng chất liệu nhựa tổng hợp, có kích thước là 80×60 cm, nền đáy bùn mềm với độ dày 10 cm được bố trí vào các nghiệm thức có bùn đáy và chiều cao cột nước được duy trì thường xuyên ở mức 20 cm. 

Thức ăn trong quá trình nuôi sò huyết là tảo xanh Chlorella được thu từ hệ thống cá rô phi-nước xanh (mật độ cho ăn từ 3,0-5,0 triệu tb/L nước trong bể nuôi) kết hợp với thức ăn công nghiệp Lansy (ZM, liều lượng 2 mg/bể/ngày) được lọc qua lưới có kích thước mắt lưới 50 mm  trước khi cho ăn. 

Kết quả

Kết quả sau 60 ngày ương cho thấy, tốc độ tăng trưởng của sò huyết ở nghiệm thức có nền đáy bùn cao hơn và khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức nền đáy không bùn. Khối lượng của sò huyết trong nghiệm thức B-BT (77,8±0,60 mg) khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) so với nghiệm thức B-T (76,0±1,25 mg). Tỷ lệ sống của sò huyết đạt cao nhất ở nghiệm thức B-T (82,9±4,44 %) và khác biệt so với nghiệm thức KB-BT (67,0±3,84 %). Nghiên cứu này cho thấy sò huyết giống với chiều dài 4,88 mm và khối lượng 30 mg ương trong hệ nước trồi đạt tỷ lệ sống cao, tuy nhiên cần có nền đáy bùn để đạt tăng trưởng tốt hơn.

Kết quả của đề tài góp phần cung cấp các thông tin về đặc điểm sinh học của sò huyết, đồng thời cung cấp cơ sở khoa học cho việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm đạt kết quả cao trong quá trình ương giống.

Theo Ngô Thị Thu Thảo, Bùi Nhựt Thành và Lê Văn Bình.

Đăng ngày 13/02/2020
NH Tổng Hợp
Kỹ thuật

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 11:03 26/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 10:29 23/12/2024

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 09:58 11/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 09:58 11/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 09:58 11/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 09:58 11/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 09:58 11/01/2025
Some text some message..