Suy giảm khứu giác trên cá chẽm

Nghiên cứu mới cho thấy cá đang mất khứu giác do các đại dương ngày càng có tính axit do nồng độ carbon dioxide (CO2) trong khí quyển tăng cao.

Nước biển
Nước biển. Ảnh: on-desktop.com

Nguyên nhân

Axit cacbonic được hình thành do nước biển hấp thụ cacbon đioxit (CO2) có trong khí quyển đang ngày một tăng và được dự đoán sẽ tiếp tục tăng cao trong nhiều năm tới.  

Một số loại cá sử dụng khứu giác để tìm kiếm thức ăn, nơi cư trú an toàn, tránh những kẻ săn mồi, nhận biết nhau và tìm nơi sinh sản thích hợp. Do đó, việc suy giảm khả năng khứu giác có thể ảnh hưởng đến cho sự sinh tồn của chúng. 

Nghiên cứu trên cá chẽm

Nghiên cứu đầu tiên xem xét tác động của việc tăng CO2 trong đại dương lên hệ thống khứu giác của các loài cá. Đầu tiên các nhà nghiên cứu so sánh hành vi của cá chẽm trong điều kiện CO2 ở mức bình thường của đại dương với những mức axit được dự đoán. Cá chẽm ở vùng nước có tính axit bơi ít hơn và ít có khả năng phản ứng khi ngửi được mùi của động vật ăn thịt, thêm nữa đáng lo ngại rằng việc lượng axit tăng cũng làm chúng có khả năng bị “tê liệt”. 

Cá chẽmNghiên cứu cho rằng lượng axit tăng cũng làm cá chẽm có khả năng bị “tê liệt”. Ảnh: wikipedia.org

Các chuyên gia tại Đại học Exeter, phối hợp với các nhà khoa học từ Trung tâm khoa học biển (CCMar, Faro, Bồ Đào Nha) và Trung tâm khoa học môi trường, nghề cá và nuôi trồng thủy sản (Cefas), cũng đã kiểm tra khả năng phát hiện những mùi khác nhau của cá chẽm. Họ đã làm điều này bằng cách ghi lại hoạt động hệ thần kinh của cá trong khi mũi của chúng tiếp xúc với những mực nước có nồng độ CO2 và axit khác nhau. 

Kết quả nghiên cứu 

Từ nghiên cứu trên các nhà khoa học đánh giá rằng, khứu giác của loài cá chẽm giảm tới một nửa trong nước biển bị axit hóa với mức CO2 được dự đoán trước đó. Một số mùi liên quan đến nguồn thức ăn và các tình huống bị đe dọa có ảnh hưởng mạnh hơn đến khả năng đánh hơi và phản ứng của chúng so với các mùi khác. Điều này được giải thích là do nước bị axit hóa ảnh hưởng đến cách các phân tử chất tạo mùi liên kết với các thụ thể khứu giác trong mũi cá, làm giảm khả năng phân biệt các kích thích quan trọng này của chúng. 

Biểu hiện gen của cá  

Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu đến việc CO2 và độ axit tăng cao trong nước ảnh hưởng đến các gen biểu hiện trong mũi và não của cá chẽm và tìm thấy bằng chứng cho sự thay đổi biểu hiện của nhiều loài liên quan đến việc cảm nhận mùi và xử lý thông tin này. Mặc dù chỉ sử dụng loài cá chẽm trong nghiên cứu, nhưng các tác động lên khứu giác lại rất phổ biến đối với nhiều loài thủy sinh và do đó những phát hiện này sẽ được áp dụng rất rộng rãi.  

Biểu hiện gen cá chẽmĐộ axit tăng cao ảnh hưởng đến các gen trong khứu giác của cá chẽm. Ảnh: matik.ru

Các nhà khoa học muốn kiểm tra xem có khả năng nào để đền bù cho sự suy giảm khứu giác của cá hay không, nhưng phát hiện ra rằng thay vì tăng biểu hiện của các gen đối với các thụ thể trong mũi, chúng lại làm ngược lại, khiến vấn đề càng nghiêm trọng. 

Thách thức đặt ra trong tương lai  

Giáo sư Rod Wilson từ Đại học Exeter nhận định rằng trạng thái của cá bị ảnh hưởng bởi hàm lượng CO2 trong tương lai sẽ tăng cao hơn: “Kết quả của chúng tôi cho thấy CO2 tác động trực tiếp đến mũi của cá. Cộng với tác động của CO2 lên chức năng của hệ thống trung tâm thần kinh, điều này đã đưa đến việc suy giảm khả năng xử lý thông tin trong chính não bộ của chúng. Người ta vẫn chưa biết cá sẽ có thể khắc phục những vấn đề này nhanh như thế nào khi nồng độ sẽ còn CO2 tăng lên trong tương lai. Tuy nhiên, việc phải đối phó với hai các vấn đề do CO2 gây ra, thay vì chỉ một, có thể làm giảm khả năng thích nghi của chúng.” 

Thời báo Nature Climate Change công bố rằng lượng CO2 trong tương lai gần sẽ làm suy giảm hệ thống khứu giác của cá biển. Một báo động đáng lo ngại đến tồn tại và phát triển của hầu hết các loài cá biển.  

Đăng ngày 03/10/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Khoa học

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 12:00 13/01/2025

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 07:57 14/01/2025

Cập nhật thị trường thủy sản qua top 6 các website uy tín dưới đây

Trong ngành nuôi trồng và kinh doanh thủy sản, việc cập nhật thông tin giá cả thị trường không chỉ giúp người nông dân đưa ra quyết định hợp lý mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Nhưng làm thế nào để tìm được nguồn thông tin đáng tin cậy? Bài viết này sẽ giới thiệu đến 6 website uy tín nhất giúp bà con dễ dàng cập nhật giá thủy sản mới nhất và chính xác nhất tại Việt Nam.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:57 14/01/2025

Xuất khẩu tôm 2024: Hành trình giữ vững vị thế ngành tôm Việt Nam

Năm 2024, ngành tôm Việt Nam vẫn kiên cường duy trì vị thế xuất khẩu mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức. Từ việc phục hồi nhu cầu tại các thị trường lớn đến những chiến lược phát triển bền vững, cùng khám phá hành trình đầy thách thức nhưng cũng đầy tiềm năng của ngành tôm Việt Nam.

Tôm
• 07:57 14/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 07:57 14/01/2025

Các đặc điểm cần lưu ý khi chọn tôm giống

Việc chọn tôm giống chất lượng là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo thành công. Tôm giống khỏe mạnh sẽ giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật, tăng tỷ lệ sống sót và cải thiện năng suất ao nuôi. Tuy nhiên, để chọn được tôm giống đạt tiêu chuẩn, người nuôi cần nắm rõ một số đặc điểm quan trọng.

Tôm giống
• 07:57 14/01/2025
Some text some message..