Tác dụng của Inosine monophosphate đối với cá

Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng việc đưa Inosine monophosphate vào chế độ ăn của cá có thể cải thiện hiệu suất tăng trưởng, sử dụng thức ăn, các thông số huyết học và miễn dịch và khả năng kháng bệnh của cá một cách mạnh mẽ.

Tác dụng của Inosine monophosphate đối với cá
Ảnh: freepik.com

Với sự mở rộng ngày càng tăng của các hoạt động nuôi trồng thủy sản, ngành hiện đang hướng tới các mô hình chuyên sâu với mật độ nuôi cao hơn đã làm gia tăng tính nhạy cảm của dịch bệnh (Chen và cộng sự, 2014). Việc áp dụng kháng sinh và hóa chất để kiểm soát những mầm bệnh không được khuyến cáo vì tác động tiêu cực của chúng như sự phát sinh của các mầm bệnh kháng thuốc, ức chế hệ miễn dịch của động vật thủy sinh và các nguy cơ môi trường (Brogden và cộng sự, 2014; Allameh, 2015). Mặt khác, tăng cường khả năng kháng bệnh, đáp ứng miễn dịch của cá bằng cách bổ sung các chất dinh dưỡng chức năng có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe và phát triển vượt trội so với dinh dưỡng cơ bản của các loài nuôi. Gần đây trong nghiên cứu nuôi trồng thủy sản, nucleotide và sản phẩm liên quan của nó đã được chú ý đầy hứa hẹn như các chất phụ gia bổ sung vào thức ăn.

Nucleotides là các hợp chất nội bào có trọng lượng phân tử thấp, đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các quá trình sinh hóa (Gil, 2002). Các hiệu ứng điều chỉnh của nucleotide trong chế độ ăn, sự kích hoạt và tăng sinh tế bào lympho, cũng như đại thực bào, đáp ứng globulin miễn dịch và biểu hiện di truyền của một số cytokine đã được báo cáo ở người và động vật (Gil, 2002). Nucleotide bao gồm một hợp chất nitơ, một đường pentose, và một hoặc nhiều nhóm phosphate. Inosine monophosphate (IMP) là ribonucleotide và là hợp chất đầu tiên được hình thành trong quá trình tổng hợp purin.

Nhiều nghiên cứu về các loài thủy sinh khác nhau đã báo cáo rằng Inosine hoặc IMP trong chế độ ăn, đơn hoặc kết hợp với một số axit amin tự do có thể tăng cường hiệu suất sinh trưởng, sự sống và lượng thức ăn của cá chình Nhật Bản (Anguilla japonica) (Takeda, 1984), Cá Bơn (Scophthalmus moximus) (Mackie và Adron, 1978; Person-Le Ruyet và các cộng sự, 1983). Trong khi nó cũng có thể cải thiện phản ứng miễn dịch và khả năng kháng bệnh của cá bẹ đỏ (Hossain và cộng sự, 2016, Hossain và cộng sự, 2016) và cá bơn vỉ Nhật Bản Paralichthys olivaceus (Song và cộng sự, 2012).

Nghiên cứu này đã được nghiên cứu để kiểm tra hiệu quả bổ sung của chế độ ăn thức ăn bổ sung Inosine monophosphate (IMP) đối với hiệu suất tăng trưởng, sử dụng thức ăn, thông số sinh hóa, huyết học và miễn dịch của cá rô phi Oreochromic niloticus. Khả năng kháng bệnh với nhiễm trùng thực nghiệm với Streptococcus agalactiae cũng được đánh giá. 

Vai trò của Inosine monophosphate đối với cá 

Các cá thể cá rô phi giống được bố trí và các nghiệm thức tương ứng với các chế độ ăn khác nhau: Chế độ ăn bình thường (IMP0 – Đối chứng), 1 g/kg (IMP1), 2 g/kg (IMP2), 4 g/kg (IMP4) và 8 g/kg thức ăn (IMP8) được xây dựng. Mỗi chế độ ăn được phân bổ ngẫu nhiên cho các nhóm cá và được lặp ba lần (0,59g) trong 60 ngày. 

Kết quả chỉ ra rằng bổ sung Inosine monophosphate cải thiện sự tăng trưởng của cá một cách đáng kể (P <0,05). Khối lượng cuối cùng cao nhất được phát hiện trong nhóm IMP2, tiếp theo là IMP8, IMP4 và IMP1. 

Các thông số sử dụng thức ăn cũng bị ảnh hưởng tích cực nhờ việc bổ sung IMP trong khẩu phần ăn và nhóm cá ăn bổ sung IMP2 cho thấy giá trị trên được cải thiện cao nhất. 

Một sự thay đổi lớn trong các thông số huyết học đã được quan sát và cho thấy bổ sung chế độ ăn IMP làm tăng hàm lượng hematocrit (P <0,05) và hồng cầu (P> 0,05) của cá. Tổng lượng protein huyết thanh (TSP), hoạt động lysozyme (LA), hoạt tính superoxide dismutase (SOD) và hoạt tính diệt khuẩn (BA) có xu hướng tăng cùng với việc bổ sung IMP trong khẩu phần ăn. TSP và SOD được cải thiện đáng kể khi bổ sung ≥4g IMP/kg. Điều này cho thấy IMP giúp cho các hoạt động miễn dịch của cá diễn ra mạnh mẽ.

Các nhóm cá ăn bổ sung IMP cho thấy tỷ lệ sống tích lũy cao hơn (P> 0,05) so với nhóm đối chứng khi gây nhiễm bởi Streptococcus agalactiae


Dựa trên kết quả trên, thí nghiệm trên chỉ ra rằng việc đưa Inosine monophosphate vào chế độ ăn cá rô phi có thể cải thiện hiệu suất tăng trưởng, sử dụng thức ăn, các thông số huyết học và miễn dịch; và khả năng kháng bệnh của cá một cách mạnh mẽ. Qua đó cung cấp một loại phụ gia hữu ích cho thủy sản trong trương lai. 


Đăng ngày 22/05/2018
TRỊ THỦY Lược dịch
Nguyên liệu

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 16:05 10/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 16:05 10/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 16:05 10/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 16:05 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 16:05 10/01/2025
Some text some message..