Tác dụng của Leucine trên Ghẹ Đốm

Thí nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả của việc bổ sung Leucine (Leu) ở các nồng độ khác nhau lên tăng trưởng, hoạt động của enzyme tiêu hóa, và một số chỉ tiêu miễn dịch của ghẹ đốm (Portunus trituberculatus).

Tác dụng của Leucine trên Ghẹ Đốm
Tác dụng của Leucine trên Ghẹ Đốm

Vai trò của Leucine với động vật thủy sản

leucine trên ghẹ, leucine trên động vật thủy sản, ghẹ đốm, thức ăn thủy sản, bổ sung Leucine vào ghẹ đốm

Hàm lượng đạm và thành phần các amino acid thiết yếu trong thức ăn được xem là hai yếu tố quan trọng cho tăng trưởng và sức khỏe của động vật thủy sản. Leucine là một trong 3 nhanh Chained Amino Acids. Leu đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và sinh sản của động vật thủy sản, kích thích quá trình tổng hợp protein, giảm proteplysis giúp cân bằng nitrogen.

Thức ăn bổ sung Leucine là phần không thể thiếu và thiết yếu trong cơ thể chủ yếu sự hình thành cơ, sự tạo thành các haemoglobin, ổn định đường huyết, và tăng khả năng sản xuất hormone giúp giảm stress và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Sự thiếu hụt Leucine trong khẩu phần ăn có thể là nguyên nhân dẫn đến những rối loạn sinh hóa trong cơ thể bao gồm giảm tăng trưởng. Hàm lượng Leucine được khuyển cáo trong thức ăn của các loài giáp xác dao động từ 17 – 21 g/kg thức ăn.  

Leucine trên ghẹ đốm

Ghẹ đốm (P. trituberculatus) sống ở tầng đáy cát, phân bố chủ yếu ở vùng biển Nhật Bản, Hàn Quốc, và Trung Quốc. Đây là loài có sản lượng lớn và được khai thác chủ yếu ở Trung Quốc. Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây do sự suy giảm nguồn lợi ghẹ nên việc khai thác bị cấm ở nhiều khu vực; bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ ghẹ ngày càng tăng, cùng với giá thành cao. Do đó, nhiều hình thức ương nuôi ghẹ được triển khai nhằm tăng sản lượng phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ.

Nhu cầu protein cũng như sự cần thiết bổ sung các amino acid thiết yếu trong nuôi thương phẩm ghẹ là cần thiết. Trong nghiên cứu này tập trung đánh giá nhu cầu Leu lên tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn, huyết học và hoạt động của enzyme.

Phương pháp nghiên cứu

Thí nghiệm bao gồm 5 nghiệm thức với 3 lần lặp lại được trình bày trong Bảng. Ghẹ đốm với trọng lượng ban đầu trung bình là 3,75 g, với mật độ 20 ghẹ/bể. Thí nghiệm được bố trí với hệ thống nước chảy liên tục đảm bảo lượng nước được thay đổi 100%/ngày. Trong suốt thời gian thí nghiệm các chỉ tiêu môi trường được theo dõi mỗi ngày, đảm bảo dao động không quá lớn, các chỉ tiêu bao gồm: nhiệt độ (26,5 – 33,4oC), pH (8,5 – 8,6), độ mặn (26 - 28%o), và hàm lượng amonia nitrogen <0,05 ppm. Các chỉ tiêu tăng trưởng và huyết học của cá được thu sau 8 tuần thí nghiệm.

Nghiệm thức

Hàm lượng Leucine bổ sung vào thức ăn (g/kg thức ăn)

Leu1

16,7

Leu2

18,2

Leu3

20,6

Leu4

22,7

Leu5

24,9

Leu6

26,7


Kết quả nghiên cứu

Các chỉ tiêu tăng trưởng và tỷ lệ sống:

Sau 8 tuần thí nghiệm; tỷ lệ sống ở các nghiệm thức đều đạt >80%; trọng lượng cuối cùng (FW) cao nhất ở nghiệm thức Leu4, khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức khác (P<0,05). Tăng trọng (WG) và tốc độ tăng trưởng  (SGR) thấp nhất ở nghiệm thức Leu1 và Leu6, khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức Leu 3 và Leu 4 (P<0,05).

Các chỉ tiêu huyết học của ghẹ:

Leucine không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu huyết học như protein tổng số (TP), cholesterol (CHOL), triglyceride (TG), và glucose (GLU).

Hoạt động của các enzyme trong huyết tương và trong gan tụy của ghẹ:

Các enzyme: aspartate aminotransferase (AST); alanine aminotransferase (ALT); phenoloxidase (PO); superoxide dismutase (SOD); và malondialdehyde (MDA) được nghiên cứu.

Kết quả trong huyết tương ghẹ cho thấy MDA cao nhất ở nghiệm thức Leu1, PO cao nhất ở nghiệm thức Leu5, tuy nhiên hoạt động của enzyme ALT cao ở nghiệm thức Leu4 và Leu5, khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại (P<0,05).

Hoạt động của enzyme AST tăng với hàm lượng Leu từ 16,7 đến 24,9, tuy nhiên ở nghiệm thức Leu6 với hàm lượng Leu bổ sung vào thức ăn là 26,7 hoạt động của AST giảm. Tương tự với kết quả trong huyết tương, hoạt động MDA cao nhất ở nghiệm thức Leu1, khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức khác (P<0,05). Hoạt động của AST cao nhất ở nghiệm thức Leu5 và Leu6 khác biệt có ý nghĩa so với Leu1 và Leu2; trong khi đó, giá trị SOD cao nhất ở nghiệm thức Leu3 và Leu4, khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại (P<0,05). 

Kết luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả của việc bổ sung Leu vào thức ăn cho ghẹ đốm (P. trituberculatus).  Bổ sung Leu với 22,7 g/kg thức ăn khô tương đương với 51,4 g/kg protein cho kết quả tăng trưởng tốt, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn cùng với kích thích hoạt động của enzyme antioxidant.  

Đăng ngày 25/01/2018
HUỲNH NHƯ Lược dịch
Nguyên liệu

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 08:00 17/11/2024

Thức ăn thủy sản không làm từ cá

Trong những năm gần đây, việc phát triển các giải pháp thức ăn thủy sản không làm từ cá đã trở thành một xu hướng mới trong ngành nuôi trồng thủy sản. Với áp lực ngày càng gia tăng về bảo vệ nguồn tài nguyên biển và đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, việc tạo ra thức ăn thủy sản thay thế bền vững là một bước tiến quan trọng

thức ăn
• 10:25 29/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 10:17 09/10/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:43 29/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 18:43 29/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 18:43 29/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 18:43 29/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 18:43 29/11/2024
Some text some message..