Tác hại của vi bào tử Thelohania sp. đối với tôm thẻ chân trắng

Nghiên cứu của các nhà khoa học Thái Lan nhằm đánh gia tác động của sự nhiễm Vi bào tử Thelohania sp. đối với sự phát triển và thay đổi tăng trọng và mô bệnh học trong tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei).

Tác hại của vi bào tử Thelohania sp. đối với tôm thẻ chân trắng
Tác hại của vi bào tử Thelohania sp. đối với tôm thẻ chân trắng. Hình minh họa

Bệnh vi bào tử trùng Microsporidosis đã được báo cáo trên rất nhiều loài tôm he Penaeidae khác nhau: Penaeus monodon, P. merguiensis, P. setiferu, P. Vannamei,... (Sprague và Couch, 1971). Bệnh này còn được gọi bằng các tên khác như: bệnh vi bào tử ở tôm he (Microsporidia diseasse), bệnh tôm sữa (Milk disease, Milky shrimp), bệnh tôm bông (Cotton shrimp) hoặc tôm lưng trắng (White back). Chúng gây thiệt hại không nhỏ đến chất lượng tôm thương phẩm trên thị trường cũng như làm giảm uy tính thương mại của các nước xuât khẩu. Để hiểu sâu về đặc tính gây hại của vi bào tử cũng như chất lượng tôm nuôi, các nhà khoa học Thái Lan đã có thí nghiệm đánh giá trêm tôm thẻ chân trắng khi nhiễm Thelohania sp.

Thelohania (Agmasoma) nhiễm cả gan tụy và cơ bụng của tôm thẻ (Litopenaeus vannamei). Tôm bị ảnh hưởng có màu trắng hoặc sữa ở nhiều phần khác nhau của cơ thể. Khi tôm phát triển lớn hơn, các dấu hiệu lâm sàng này dễ dàng quan sát được, đặc biệt là ở phía sau của gan tụy đến giữa cơ thể. 

Thí nghiệm

Postlarvae 10 (PL10) được thả với mật độ 125  con/m2 trong ba ao đất có diện tích khoảng 8.000 m2 ở độ mặn 30-35 ppt. Tôm được cho ăn thức ăn viên thương mại trong suốt 120 ngày của giai đoạn nuôi cấy. Tôm lần đầu tiên được quan sát là bị nhiễm ký sinh trùng trong khoảng 20-25 ngày sau khi thả. Tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất từ ​​25-28% được tìm thấy ở ngày 60 trong tất cả các ao nuôi. Sau đó, tỷ lệ nhiễm bệnh giảm xuống cho đến khi tôm được thu hoạch vào ngày 120 khi chỉ có 3-5% tôm vẫn bị bệnh từ ba ao nuôi.

Kết quả

Những cá thể tôm bị bệnh ở cả gan tụy và cơ bụng có trọng lượng thấp nhất, khác biệt đáng kể (P <0,05) so với tôm chỉ bị bệnh trên cơ bụng và nhóm không nhiễm bệnh từ lần lấy mẫu đầu tiên vào ngày 45 trong suốt 120 ngày của giai đoạn nuôi. Các thay đổi mô bệnh học ở tôm bệnh của nhóm nhiễm ở gan tụy và cơ đã chỉ ra rằng bào tử của ký sinh trùng đã xâm nhiễm vào một phần gan tụy và các cơ quan khác, bao gồm dạ dày, cơ quan bạch huyết và cơ vân của bụng. Gây suy giảm chức năng tiêu hóa và miễn dịch của tôm.

vi bào tử trùng trên tôm, tác hại vi bào tử trùng, Vi bào tử (Thelohania sp.) trên tôm

(A) tôm thẻ chân trắng có kích thước khác nhau đã bị nhiễm vi bào tử (mũi tên). (B) Vi bào tử ở cơ vân co tròn lại (mũi tên đỏ) và gan tụy (mũi tên màu vàng).

vi bào tử trùng trên tôm, tác hại vi bào tử trùng, Vi bào tử (Thelohania sp.) trên tôm

Vi bào tử (Thelohania sp.) nhiễm bệnh tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) (C) Các bào tử của Thelohania sp. cho thấy 8 bào tử trong túi bào tử. (D) Kích thước của Thelohania sp. (C, D scale bar = 15 μm) (E) Cơ bụng của tôm bị bệnh, các sợi cơ đã bị hư hỏng và bị chiếm chỗ bởi các vi bào tử Thelohania sp. (scale bar = 200μm) (F) Biểu mô ống gan tụy của tôm bị nhiễm vi bào tử nặng đã bị bong tróc và hoại tử (mũi tên) (cu = lớp biểu bì, m = cơ vân).

Kết luận

Các kết quả phân tích trên cho thấy rõ ràng mức độ nghiêm trọng của nhiễm vi bào tử Thelohania sp. ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng và sự sống còn của tôm thẻ chân trắng. Một mối nguy hại mới đối với ngành công nghiệp nuôi tôm trên thế giới bởi khả năng lan truyền của chúng là rất rộng.

Bài báo cáo: ThailandResearch

Đăng ngày 28/09/2017
TRỊ THỦY Lược dịch
Dịch bệnh

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 11:29 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là là vi bào tử trùng hoặc ký sinh trùng gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 10:03 26/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:44 01/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 18:44 01/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 18:44 01/12/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 18:44 01/12/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 18:44 01/12/2024
Some text some message..