Tái cơ cấu nông nghiệp: Doanh nghiệp là nhân vật trung tâm

TS Đặng Kim Sơn - Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn. Vùng nuôi Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 11/6/2013.

Chế biến tôm FIMEX
Chế biến tôm XK tại Công ty FIMEX Sóc Trăng

Cuộc đối thoại giữa TS . Đặng Kim Sơn - Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Phát triển Nông nghiệp Nông thôn với PGS .TS Nguyễn Hữu Dũng – Phó Chủ tịch Hiệp hội VASEP vào một ngày cuối tháng 8/2013 góp phần làm rõ hơn nội hàm chủ yếu và những vướng mắc trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và thủy sản nói riêng từ nay đến 2020.

PGS. TS Nguyễn Hữu Dũng (NHD): Trong Đề án này, có một phần quan trọng đề cập việc tái cơ cấu lĩnh vực thủy sản. Điều tôi băn khoăn là những gạch đầu dòng trong phần này nêu những định hướng chung, như tập trung sản xuất thâm canh, đầu tư thiết bị hiện đại,… nhưng không chỉ ra ai là đối tượng đầu tư? Ai là chủ thể của quá trình thâm canh sản xuất? Quan điểm của anh về vấn đề này?  

Mr Sơn
TS Đặng Kim Sơn - Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn.

TS Đặng Kim Sơn (ĐKS): Theo tôi, điểm quan trọng nhất trong chương trình tái cơ cấu lần này là đưa DN vào cuộc. DN chính là đối tượng trung tâm, chủ công trong mọi lĩnh vực, từ lựa chọn công nghệ đến đầu tư, thị trường, v.v... Nhà nước chỉ giữ vai trò tạo môi trường thuận lợi, như tạo cơ sở hạ tầng, cơ sở pháp lý, khuyến khích chính sách để đưa DN vào cuộc. Một khi DN vào cuộc, họ cần phải gắn với nông dân để trở thành chủ thể đầu tư của quá trình thâm canh sản xuất.

Nếu có thể, chúng ta cần tạo ra động lực mạnh hơn nữa. Trước đây, chúng ta đã có những hỗ trợ nhất định cho DN, như hỗ trợ về đào tạo hay miễn thuế NK một số thiết bị... Tuy nhiên, sự hỗ trợ đó chỉ tương đương với mức những DN ưu tiên ở ngành công nghiệp và đô thị được hưởng (như những DN XK, DN trong lĩnh vực IT, phần mềm,...).

Do đó, tôi đề nghị cần xem xét miễn, giảm tối đa thuế thu nhập DN đối với những DN thuộc những ngành, lĩnh vực trọng điểm như những DN sản xuất, chế biến thủy sản…Tất cả những đầu vào của vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản cần được cắt giảm hoặc miễn thuế giá trị gia tăng (VAT). Bên cạnh đó, cần phải có chính sách đất đai và tín dụng phù hợp hơn. Ngoài ra, cần phải có những chính sách vĩ mô, đặc biệt là chính sách về tỷ giá thuận lợi cho XK...

NHD. . Tôi rất tán đồng ý kiến với anh, rằng DN kết hợp với tổ chức của nông dân sẽ là đội quân chủ lực trong tái cơ cấu lần này. Tuy nhiên, tôi còn băn khoăn, liệu những chính sách này có là sự chuyển biến mang tính cơ bản không? Hay vẫn chỉ là làm thử?

ĐKS. Quan điểm của Bộ Nông nghiệp là kiên quyết đột phá. Trong thời gian qua, chính sách đã được đưa ra tại Nghị định 61, Quyết định 80,…tuy nhiên, quá trình thực hiện đã cho kết quả hạn chế. Theo tôi, chênh nhau giữa điều kiện đầu tư ở nông thôn và đô thị như khoảng cách giữa nhà tầng 2 và nhà tầng 1, mà chính sách chỉ tương đương như kê thêm một vài viên gạch. Điều kiện về cơ sở hạ tầng và dịch vụ cũng như điều kiện về thiên tai, thị trường và bất lợi về kinh doanh đã tạo cho nông thôn chi phí rất cao, rủi ro rất lớn.

Vì vậy, để thúc đẩy tiến trình đưa DN và nông dân trở thành đội quân chủ lực cần phải có những “đòn quyết định” về cơ sở hạ tầng và thuế. Đây mới chỉ là giả định, nhưng chúng tôi nghĩ rằng, nếu tính toán hẳn hoi, phần thiệt hại do giảm thuế không ăn thua gì so với phần tăng thu do phát triển sản xuất đem lại cho cả người nông dân lẫn cho Nhà nước. 

TS Đặng Kim Sơn (ĐKS): Theo tôi, điểm quan trọng nhất trong chương trình tái cơ cấu lần này là đưa DN vào cuộc. DN chính là đối tượng trung tâm, chủ công trong mọi lĩnh vực, từ lựa chọn công nghệ đến đầu tư, thị trường, v.v... Nhà nước chỉ giữ vai trò tạo môi trường thuận lợi, như tạo cơ sở hạ tầng, cơ sở pháp lý, khuyến khích chính sách để đưa DN vào cuộc. Một khi DN vào cuộc, họ cần phải gắn với nông dân để trở thành chủ thể đầu tư của quá trình thâm canh sản xuất.  Nếu có thể, chúng ta cần tạo ra động lực mạnh hơn nữa. Trước đây, chúng ta đã có những hỗ trợ nhất định cho DN, như hỗ trợ về đào tạo hay miễn thuế NK một số thiết bị... Tuy nhiên, sự hỗ trợ đó chỉ tương đương với mức những DN ưu tiên ở ngành công nghiệp và đô thị được hưởng (như những DN XK, DN trong lĩnh vực IT, phần mềm,...).  Do đó, tôi đề nghị cần xem xét miễn, giảm tối đa thuế thu nhập DN đối với những DN thuộc những ngành, lĩnh vực trọng điểm như những DN sản xuất, chế biến thủy sản…Tất cả những đầu vào của vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản cần được cắt giảm hoặc miễn thuế giá trị gia tăng (VAT). Bên cạnh đó, cần phải có chính sách đất đai và tín dụng phù hợp hơn. Ngoài ra, cần phải có những chính sách vĩ mô, đặc biệt là chính sách về tỷ giá thuận lợi cho XK...  NHD. . Tôi rất tán đồng ý kiến với anh, rằng DN kết hợp với tổ chức của nông dân sẽ là đội quân chủ lực trong tái cơ cấu lần này. Tuy nhiên, tôi còn băn khoăn, liệu những chính sách này có là sự chuyển biến mang tính cơ bản không? Hay vẫn chỉ là làm thử?  ĐKS. Quan điểm của Bộ Nông nghiệp là kiên quyết đột phá. Trong thời gian qua, chính sách đã được đưa ra tại Nghị định 61, Quyết định 80,…tuy nhiên, quá trình thực hiện đã cho kết quả hạn chế. Theo tôi, chênh nhau giữa điều kiện đầu tư ở nông thôn và đô thị như khoảng cách giữa nhà tầng 2 và nhà tầng 1, mà chính sách chỉ tương đương như kê thêm một vài viên gạch. Điều kiện về cơ sở hạ tầng và dịch vụ cũng như điều kiện về thiên tai, thị trường và bất lợi về kinh doanh đã tạo cho nông thôn chi phí rất cao, rủi ro rất lớn.  Vì vậy, để thúc đẩy tiến trình đưa DN và nông dân trở thành đội quân chủ lực cần phải có những “đòn quyết định” về cơ sở hạ tầng và thuế. Đây mới chỉ là giả định, nhưng chúng tôi nghĩ rằng, nếu tính toán hẳn hoi, phần thiệt hại do giảm thuế không ăn thua gì so với phần tăng thu do phát triển sản xuất đem lại cho cả người nông dân lẫn cho Nhà nước.
Vùng nuôi cá tra của công ty Thủy sản Bình An

Tái cơ cấu nông nghiệp lần này cần phải thực hiện quyết liệt theo hướng tạo động lực thực sự cho DN và nông dân.

NHD. Cũng từ việc bỏ ngỏ chủ thể trong những “gạch đầu dòng” của Đề án tái cơ cấu, mà những bất cập từ thực tế sản xuất sẽ khó có hy vọng được giải đáp. Ví dụ như tín dụng. Vốn là vấn đề lớn của người nuôi trồng thủy sản nhưng việc tiếp cận được nguồn vốn vay hợp lý cũng đang là vấn đề đặt ra cho DN và cả nông dân. Ý kiến của anh về vốn cho nông nghiệp?

ĐKS. Từ trước tới nay, vốn dành cho nông nghiệp chưa được đầu tư đúng mức, đa số ngân hàng chỉ rót vốn lưu động hạn chế cho các DN, vốn dành cho các DN đầu tư cơ bản hầu như không có, vốn đầu tư dài hạn thì các DN không được vay. Trên thực tế, ngân hàng không cho những hộ nông dân quá nhỏ lẻ vay, còn DN chỉ được vay với điều kiện phải có thế chấp. Nếu coi việc đầu tư vào ngành thủy sản là mục tiêu chiến lược thì việc tái cơ cấu cần phải tập trung vào những việc sau đây:

Thứ nhất, đối với những DN hiện đang rơi vào tình cảnh rất khó khăn về sản xuất, đặc biệt là các DN và trang trại ngành tôm và cá tra, Nhà nước cần đưa ra các biện pháp giải cứu cấp bách về tín dụng như khoanh nợ, giãn nợ, v.v...

Tôi đã từng kiến nghị, tại sao không áp dụng biện pháp giải cứu ngành thủy sản như đã từng áp dụng đối với ngân hàng? Tức là ngân hàng sẽ cho DN vay một khoản tiền để DN giải chấp khoản tiền còn nợ ngân hàng và tiếp tục quay vòng vốn đầu tư, sau đó ngân hàng lùi thời gian nợ lại cho DN. Thay vì phải trả nợ ngay thì DN có thể trả nợ trong vòng 4-5 năm. Đấy là một biện pháp tháo gỡ khó khăn, giúp cho những DN đang đứng trên bờ phá sản và những người nuôi đang phải treo ao vượt qua giai đoạn đầy cam go này.

Thứ hai, đối với những DN đã quyết tâm đầu tư lớn, cũng cần có chính sách tín dụng phù hợp hơn nhằm khuyến khích họ. Trở lại câu chuyện đất mà tôi vừa đề cập. Theo tôi, đất của thủy sản phải được xử lý khác với đất nông nghiệp, bởi đất thủy sản mang tính chất rất đặc thù. Tôi lấy ví dụ như ngành cá tra, những DN cá tra chỉ tập trung vào địa bàn 3 tỉnh chính, quy mô vài ngàn hecta. Tôi nghĩ các DN có chủ trương tự đầu tư xây dựng lấy vùng nguyên liệu của họ, tự xây dựng cơ sở vật chất để chủ động nguồn hàng thì rất tốt, như thế ta vừa khuyến khích nông dân hợp tác với DN, vừa khuyến khích DN. Đương nhiên có chuyện rút lao động ra khỏi sản xuất nông nghiệp, đó là bài toán khác mà cả Nhà nước và DN phối hợp cùng làm.

Sản phẩm cá tra xuất khẩu của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn
Sản phẩm cá tra xuất khẩu của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn

Để thực hiện được điều đó, đương nhiên Nhà nước phải có chính sách cho vay tập trung. Thực ra, ta có thể huy động nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới các khoản vốn lớn để đầu tư. Theo tôi, có rất nhiều nguồn vốn trong xã hội không biết đầu tư đi đâu, vấn đề là ta phải có quyết tâm, có định hướng, có cơ chế để họ đầu tư vào đó. Hiện nay, trong công nghiệp, xây dựng và dịch vụ không có lối thoát nào thật rõ ràng. Tôi nghĩ, nếu được tổ chức lại hợp lý thì chính thủy sản và chăn nuôi là 2 lĩnh vực có hướng đầu tư lâu dài tốt nhất.

NHD. Rất có thể là tôi sai, nhưng tôi vẫn cảm thấy lòng tin của Ngân hàng và Nhà nước vào DN Nhà nước trong khu vực nông nghiệp hình như vẫn lớn hơn thành phần kinh tế khác? Khi giao vốn cho các DN Nhà nước, các Ngân hàng Nhà nước hình như vẫn cảm thấy yên tâm hơn khi giao cho các DN tư nhân hay cổ phần. Có đúng thế không, thưa anh?

ĐKS. Không nghi ngờ gì, định hướng chính trị của mình từ trước tới nay vẫn luôn là như thế. Tuy nhiên, trong mấy năm nay, quan niệm này đã thay đổi rất nhiều. Trong lĩnh vực nông nghiệp, tôi nhận thấy, có chăng may ra một số DN Nhà nước làm ăn tốt như các DN sữa hay cao su,…là vẫn còn giữ được niềm tin của Ngân hàng, còn những DN khác như cà phê hay mía đường thì đã khác rồi. Khi đánh giá một DN để quyết định cho vay hay không, Ngân hàng đã không còn dựa vào việc DN đó có phải là DN Nhà nước hay không, bởi nếu DN làm ăn không hiệu quả, không một cơ quan quản lý Nhà nước nào dám đứng ra bảo lãnh, kể cả Chính phủ hay các Bộ, dù DN đó thuộc thành phần kinh tế nào.

NHD. . Tư duy theo chuỗi giá trị là điều mà Đề án muốn hướng tới, nhưng hình như Đề án vẫn chưa thoát khỏi “ách tư duy” cũ, phân biệt “rạch ròi” giữa công nghiệp với nông nghiệp và thương mại, trong đó nông nghiệp chỉ tập trung vào sản xuất ra nguyên liệu, còn chế biến và thương mại nông sản là việc của bộ ngành khác, hoặc chỉ là “nghề phụ” mà ngành nông nghiệp làm thêm. Điều này thể hiện ở chỗ, mục “Công nghiệp chế biến và ngành nghề nông thôn” (Điểm 6, Mục II, Phần thứ 2) vừa nghèo nàn vừa sơ lược, được đặt tách rời hoàn toàn khỏi 5 ngành sản xuất chính (Trồng trọt, Chăn nuôi, Thủy sản, Lâm nghiệp, Muối)?

ĐKS. Rõ ràng tư duy quản lý Nhà nước của chúng ta vẫn bị tách rời. Ví dụ như Bộ Nông nghiệp phụ trách sản xuất, Bộ Công thương phụ trách thương mại, chế biến, sau này có phần “Sạch từ con giống, vùng nuôi đến bàn ăn”…, những vấn đề liên quan đến VSATTP thì Bộ Y tế phải lo. Chuyện này xảy ra ở rất nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, không riêng gì nông nghiệp.

Ao nuôi tôm
Ao nuôi tôm

Theo số liệu thống kê, GDP của ngành nông nghiệp chỉ tính đến phần sản xuất thô, còn phần chế biến, thương mại - là phần GTGT cao hơn - không được tính đến. Nhìn ra thế giới, tại nhiều quốc gia, GDP nông nghiệp được tính đến cả phần sản xuất cuối cùng. Tôi lấy ví dụ, trong thống kê của Thụy Điển, con số thống kê của ngành gỗ tính đến cả các ngành công nghiệp sản xuất giấy, bìa carton... Chính vì thế mà GDP ngành gỗ Thụy Điển đóng góp cho đất nước rất cao. Tương tự như thế, những ngành chiến lược của các nước như rau, hoa ở Hà Lan, dầu cọ ở Malaixia, cà phê ở Braxin,... đều tính đến khâu cuối cùng. Tôi nghĩ, chúng ta nên làm theo thông lệ quốc tế, đây cũng là khâu đột phá mà Chính phủ cần phải tháo ra.

Theo tôi, rất cần có cách thức phối hợp triệt để về mặt quản lý Nhà nước, trên cơ sở đó chính sách mới đồng bộ được. Trong quản lý ngành, Nhà nước phải bớt thò tay vào, các thành phần kinh tế phải làm là chính. Người quyết định liên kết ngành phải là các tác nhân trong chuỗi giá trị, không phải Nhà nước. Hiện nay, chúng ta vẫn lấy Nhà nước làm trọng trong quá trình xây dựng chính sách quản lý thị trường, chính vì thế nên mới có cắt đoạn rõ rệt như thế.

NHD. Một vấn đề lớn đang đặt ra đối với ngành nông nghiệp Việt Nam là cho đến nay, đã có quy hoạch tổng thể cấp quốc gia và cấp tỉnh, nhưng lại thiếu sự phối hợp giữa các tỉnh, chưa có chính sách, cơ chế, chế tài để kiểm soát, chấn chỉnh việc thực hiện các quy hoạch đó trên phạm vi vùng kinh tế sinh thái, nhằm kiểm soát cân bằng cung - cầu, phát triển sản xuất một cách bền vững. Là một nhà chiến lược, theo anh, vì sao lại có sự chậm trễ này?

ĐKS. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp là sản xuất mang tính chất sinh thái, về nguyên tắc, quy hoạch phải phân chia theo vùng kinh tế sinh thái. Ví dụ như thủy lợi, phòng chống thiên tai, thú y, bảo vệ thực vật,… là hoàn toàn mang tính vùng sinh thái. Ở các nước khác, có thể các tỉnh vẫn làm hành chính, tuy nhiên, các vùng sinh thái bao giờ cũng có hình thức tổ chức riêng theo chuyên môn, đó chính là tổ chức vùng gồm nhiều tỉnh. Thậm chí các dịch vụ công lớn như giáo dục, y tế cũng làm theo vùng chứ không làm theo tỉnh.

Còn tại nước ta, sự thiếu phối hợp giữa các tỉnh gây lãng phí rất nhiều, nhất là cơ sở hạ tầng và dịch vụ… Vậy chúng ta phải xử lý việc này như thế nào?

Hiện nay, ở nước ta có 3 ban chỉ đạo vùng (Tây Bắc, Tây Nam Bộ và Tây Nguyên), nhưng các ban này đóng vai trò chỉ đạo chính trị, an ninh nhiều hơn kinh tế. Nhiều tỉnh, đặc biệt là các tỉnh khu vực ĐBSCL đang cố phối hợp với nhau để làm theo vùng. Tôi nghĩ, trong ngành nông nghiệp, chúng ta cần lấy quy hoạch theo vùng sinh thái làm nền tảng để điều hành, chỉ đạo các tỉnh thống nhất với nhau. Về lâu dài, cần có tổ chức chuyên môn của vùng. Đầu tiên, có thể triển khai theo từng ngành một, sau đó sẽ phát triển thành một cấp hẳn hoi về mặt kinh tế.

NHD. Một điểm nữa trong Đề án này là cơ chế hỗ trợ người nghèo tham gia bảo hiểm nông nghiệp. Từ thực tế thí điểm triển khai bảo hiểm nông nghiệp thì nông dân chưa được hưởng lợi nhiều. DN bảo hiểm gần như “bỏ của chạy lấy người”… Theo tôi, DN bảo hiểm cũng là DN, nên nếu sản xuất của các DN trong ngành NN và nông dân có mức rủi ro quá cao mà yêu cầu DN bảo hiểm phải bán bảo hiểm cho họ thì chắc chắn sẽ không thực hiện được. Vì vậy, Nhà nước cần đưa ra biện pháp giảm rủi ro đến mức thấp có thể chấp nhận được cho cả hai bên. Theo anh, cơ chế nào để giúp cho bảo hiểm nông nghiệp, đặc biệt là với NTTS, thực sự phát huy hiệu quả?

ĐKS. Tôi đồng ý với anh, rõ ràng ngành thủy sản có rủi ro cao, vì vậy để hỗ trợ ngành, Nhà nước cần giảm rủi ro đến mức thấp nhất có thể được. Ở những nước khác, nhà nước tham gia hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp rất nhiều, ít nhất là tham gia tái bảo hiểm. Nhà nước phải đưa các hình thức tài chính khác nhau để gánh đỡ cho những ngành trọng điểm có nguy cơ xảy ra thiệt hại nặng nề, nhằm vực các DN dậy.

Vậy phải làm thế nào để giảm rủi ro?

Theo tôi, đối với ngành tôm, do rủi ro tập trung chủ yếu ở khâu nuôi, nên Nhà nước cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi chuyên dụng cho thủy sản, quy hoạch vùng nuôi… Một quy định ngặt nghèo về quản lý quy mô sản xuất, quản lý vùng sản xuất phải được thực hiện, có thể giao cho hiệp hội việc này, cần áp dụng chế tài chặt chẽ cho các DN để giữ sản xuất trong phạm vi an toàn. Còn đối với ngành cá tra, do rủi ro tập trung ở khâu thị trường, nên tôi nghĩ, Nhà nước phải thúc đẩy dịch vụ bảo vệ và nghiên cứu phát triển thị trường, như phòng trừ dịch bệnh, xúc tiến thương mại, quản lý chất lượng, cân đối thị trường, bảo đảm VSATTP… Ít nhất là trong giai đoạn đầu, cho đến khi DN và hiệp hội đủ lớn mạnh để giao dần lại cho họ. Còn trong thời điểm hiện tại, người dân không biết trông đợi vào ai ngoài Nhà nước.

NHD. Tại cuộc Hội thảo Outlook 2013 về ngành nông nghiệp, anh đã phát biểu về đổi mới căn bản cơ cấu, chức năng, phương thức hoạt động và bộ máy của Bộ NN&PTNT. Theo anh, để thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, việc tái cơ cấu bộ máy và phương thức quản lý Nhà nước của Bộ NN có phải là điều kiện tiên quyết không?

ĐKS. Theo tôi, Bộ Nông nghiệp về quy mô phải nhỏ đi và về chất lượng phải mạnh lên. Cần phải đổi mới căn bản cơ cấu, chức năng, phương thức hoạt động và bộ máy của Bộ NN&PTNT. Bộ nên chuyển một loạt cục, vụ từ chỉ đạo các khâu trước sản xuất sang quản lý các khâu sau sản xuất, sang hỗ trợ bảo vệ sản xuất và nghiên cứu, phát triển thị trường. Ví dụ: đối với ngành cá tra, cần nghiên cứu xem cung-cầu trong nước và nước ngoài là bao nhiêu, sản lượng nuôi bao nhiêu là vừa, giá thành bao nhiêu là tối ưu, thông báo cho DN và người nuôi, và họ sẽ tự điều chỉnh giá thành. 

sản phẩm tom xk
Sản phẩm tôm XK của công ty HAVICO

Các chuyên viên của Bộ phải đi ra thế giới, chốt tại các mặt trận trên trường quốc tế để tìm hiểu về chính sách, xu hướng tiêu dùng, đặc điểm của từng thị trường, giúp nông dân và DN đấu tranh kiện chống bán phá giá, kiện chống hàng rào kỹ thuật, v.v... như thế mới tạo giá trị gia tăng, giảm rủi ro về thị trường cho DN.

Ngoài ra, cũng cần phải có chính sách tài chính phù hợp. Các cơ quan quản lý Nhà nước tập trung làm quy hoạch, chính sách luật lệ, nên cần buông tay khỏi việc quản lý, phân chia kinh phí. Ngân sách cần rót thẳng xuống các địa phương. Ngân hàng cho vay thẳng đến DN. Tiền của dịch vụ công phải cấp phát qua các quỹ như khuyến nông thành quỹ khuyến nông, khoa học thành quỹ khoa học,… với sự tham gia quản lý của các đối tượng trực tiếp hưởng lợi.

Nhà nước và hiệp hội sẽ cùng điều hành. Chính các hiệp hội, kể cả tổ chức nông dân, sẽ quyết định nên nghiên cứu cái gì, nên khuyến nông cái gì, thậm chí sẽ đánh giá các viện, trường xem họ có hoạt động hiệu quả hay không?

NHD. Tôi thấy mô hình Bộ Nông nghiệp đã quá cũ, nên mô hình cán bộ, mô hình tổ chức sẽ cần phải thay đổi căn bản theo hướng xã hội hóa quản lý và đầu tư. Trên thực tế, cơ chế PPP (mô hình hợp tác công-tư) áp dụng vào ngành mình còn xa vời?

ĐKS. Từ trước đến nay, nhà nước khi gọi tư nhân vào hợp tác đầu tư thường chú ý đến vấn đề kinh tế. Tuy nhiên, theo tôi, sức mạnh của các thành phần kinh tế không hẳn là vốn, mà còn là trí tuệ, khả năng quản lý, tinh thần làm chủ của họ.

Về chính sách khuyến khích công-tư, Nhà nước nên đầu tư một số chính sách chính và nguồn vốn mang tính chất xúc tác, sau đó sẽ khuyến khích tư nhân phối hợp cùng làm hoặc nhà nước và tư nhân cùng đầu tư, sau đó khi tư nhân đủ mạnh thì Nhà nước nên giao lại cho tư nhân quản lý. Tư nhân ở đây không phải là cá nhân mà là tổ chức mang tính chất cộng đồng, đó chính là các hiệp hội. Ở các nước khác, việc cấp bằng, kiểm tra chất lượng, giám sát tiêu chuẩn là chức năng của hiệp hội, không phải của Nhà nước, song những quy chuẩn, quy chế đó là do Nhà nước đưa ra.

Thực ra, theo tôi, càng phân cấp thì Nhà nước càng nắm quyền cao nhất; những vấn đề liên quan đến dịch vụ công, cơ sở hạ tầng nên giao mạnh hơn cho các thành phần kinh tế. Xã hội hóa không mang tính chất tư nhân hóa như mình vẫn hiểu là huy động tiền của mọi người, mà là giao quyền cho cộng đồng, thực sự là cho “toàn dân” mà là để họ tham gia quản lý chứ không phải kiểu “vô chủ” như nhiều cơ quan quản lý của Nhà nước vẫn lạm quyền.

NHD. Cảm ơn anh đã có buổi trao đổi rất thẳng thắn và bổ ích. Chúc anh và Viện sẽ giúp Bộ NN&PTNT thực hiện thành công Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Vietfish.org
Đăng ngày 29/09/2013
Nguyễn Thị Hồng Hà ghi
Kinh tế

Đại diện ngành tôm tham gia vào hội nghị Thủ tướng và doanh nghiệp tư nhân

Việc phát triển ngành tôm luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản Việt Nam, không chỉ bởi sản lượng xuất khẩu lớn mà còn bởi giá trị kinh tế và việc làm mà nó mang lại cho hàng triệu người dân ven biển. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động, hội nghị giữa Thủ tướng và các doanh nghiệp tư nhân ngày 21/9 đã trở thành sự kiện quan trọng, thu hút sự chú ý của nhiều ngành công nghiệp.

Không khí hội nghị
• 10:05 26/09/2024

Nhập khẩu sò điệp Nhật Bản về Việt Nam tăng đột biến

Sò điệp Nhật Bản, một loại hải sản cao cấp, đã trở thành món ăn quen thuộc với những người sành ăn tại Việt Nam. Với hương vị đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao, sò điệp Hokkaido được xem là "tinh hoa từ biển cả" của Nhật Bản. Tuy nhiên, sự gia tăng đột biến trong lượng nhập khẩu sò điệp Nhật Bản vào Việt Nam thời gian gần đây đã tạo ra nhiều biến động trên thị trường. Điều gì đã dẫn đến hiện tượng này và cơ hội nào đang mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam? Cùng khám phá sâu hơn về xu hướng nhập khẩu hải sản Nhật Bản đặc biệt là sò điệp vào Việt Nam và những cơ hội đến thị trường trong nước.

Sò điệp
• 10:20 23/09/2024

Giá tôm toàn cầu tháng 9: Ecuador tăng mạnh, Việt Nam và Thái Lan ổn định

Tin tức thủy sản tháng 9 đã chứng kiến những biến động đáng chú ý trên thị trường tôm toàn cầu. Với sự gia tăng mạnh mẽ về giá tại Ecuador, trong khi giá tôm ở Việt Nam và Thái Lan lại giữ được sự ổn định. Điều này không chỉ phản ánh tình hình cung cầu trong từng quốc gia mà còn ảnh hưởng đến các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tôm thẻ
• 09:48 20/09/2024

Dự đoán giá tôm tăng cao ở size 40 con/kg trở xuống do nghịch vụ

Trong thời gian gần đây, một xu hướng đang dần rõ nét là giá tôm có size 40 con/kg trở xuống có khả năng tăng cao, đặc biệt là do ảnh hưởng của tình trạng nghịch vụ. Nghịch vụ là khi chu kỳ sinh trưởng của tôm và điều kiện thời tiết không khớp với nhu cầu thị trường, dẫn đến sản lượng không đạt yêu cầu.

Thu hoạch tôm
• 09:56 19/09/2024

Tại sao người Nhật ăn cá sống mỗi ngày mà không sợ bị nhiễm ký sinh trùng?

Văn hóa ăn cá sống ở Nhật Bản không chỉ là một nét đặc trưng độc đáo mà còn nổi tiếng trên toàn thế giới qua các món ăn như sushi và sashimi. Điều thú vị là mặc dù ăn cá sống, người Nhật ít lo lắng về nguy cơ nhiễm ký sinh trùng hay các mầm bệnh từ thực phẩm sống.

sashimi
• 13:31 30/09/2024

Vi khuẩn phát sáng Vibrio harveyi

Vibrio harveyi là một loại vi khuẩn phát sáng thuộc họ Vibrionaceae, được tìm thấy phổ biến trong môi trường nước biển.

Vi khuẩn
• 13:31 30/09/2024

Sau mưa bão khí độc trong ao thường tăng cao

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

tôm thẻ
• 13:31 30/09/2024

Vai trò của rong và cá nuôi ghép với nuôi tôm theo hình thức sạch nước

Nuôi tôm theo hình thức sạch nước là một phương pháp thân thiện với môi trường và bền vững. Trong mô hình này, việc kết hợp với rong (tảo) và cá nuôi ghép đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và cải thiện chất lượng nước ao nuôi. Cả rong và cá đều có những chức năng cụ thể giúp tối ưu hóa quá trình nuôi tôm.

Cá rô phi
• 13:31 30/09/2024

Khuyến khích người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, trong đó có Đồng Nai.

Ao tôm
• 13:31 30/09/2024
Some text some message..