Tái diễn nạn tận diệt cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè

Hằng ngày nhóm “cá tặc” vẫn ngang nhiên chích điện, bắt cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (TP.HCM) giữa ban ngày như thách thức cơ quan chức năng.

Chích điện
Dụng cụ chích cá bị cơ quan chức năng thu giữ

Thay vì lén lút, hiện nhóm người này dùng vỏ lãi dàn hàng ngang, chích điện tận diệt cá như chốn không người!

Lộng hành giữa ban ngày

Để giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi trồng thủy sản, người dân các địa phương cần chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống rét ở các đối tượng nuôi.

Trưa 19.12, dưới chân cầu Lê Văn Sỹ (Q.3) một “cá tặc” ngang nhiên chích điện bắt cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Dù cá lớn hay bé, người này cũng chẳng tha. Chiếc vợt được thiết kế hình tròn, miệng bao lưới, cá bị dính điện cứ thế trôi thẳng vào vợt. “Cá tặc” đều tay khua chèo, vớt cá bỏ vào khoang vỏ lãi. Công việc cứ thế lặp đi lặp lại thì “cá tặc” này đột nhiên dừng tay, rồi tiến về chỗ bình ắc quy chỉnh sửa, kẹp lại các đường dây điện. Xong đâu vào đấy, người này xuôi vỏ lãi hướng về Q.Phú Nhuận để tiếp tục hành trình tận diệt cá dưới kênh mà không hề có lực lượng chức năng nào can thiệp.

Khoảng 14 giờ cùng ngày, một nhóm 3 “cá tặc” còn phối hợp rất nhịp nhàng: người chặn đầu này, kẻ chặn khúc kia... cứ thế tà tà chích điện trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Đến khu vực cầu số 8 (Q.3), cả 3 chia nhau ra phục kích ở 2 bên bờ kênh. Lúc này, phía bờ kênh trên đường Hoàng Sa, một “cá tặc” tha hồ vớt những con cá to tướng cho vào khoang vỏ lãi. Người này đúng là một tay sát cá thứ thiệt, theo quan sát của chúng tôi, cá trê, cá rô to bằng bàn tay người lớn liên tục giãy đành đạch vì trúng điện. Nhưng khó có con nào trốn thoát vì nguồn điện dường như quá mạnh. Trong khi đó, bên phía bờ đối diện, 2 “cá tặc” cũng đang ung dung vớt chiến lợi phẩm cho lên vỏ lãi.

Khoảng 16 giờ ngày 19.12, một nhóm khác gồm 4 người còn ngang nhiên dàn hàng ngang chèo vỏ lãi lừ lừ chích điện dọc trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (đoạn thuộc Q.Phú Nhuận). Theo quan sát của chúng tôi, khu vực này nước khá sâu, khi nước ở kênh cạn dần thì cá lớn tập trung tại đây nhiều. Vì thế, đội quân này muốn “truy cùng diệt tận” nhiều nhất số cá có thể.


Nhóm “cá tặc” dàn hàng ngang, chích điện bắt cá giữa ban ngày trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè

Lên kế hoạch truy bắt “cá tặc”

Bà Võ Thị Mộng Thu, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản TP.HCM (Sở NN-PTNT), khẳng định: “Chi cục sẽ phối hợp với lực lượng công an phường để đảm bảo không tái diễn đánh bắt cá trái phép. Vừa rồi Chi cục cũng phối hợp với Công an P.13 (Q.Bình Thạnh) xử lý nhưng các đối tượng rất manh động. Đặc biệt, mùa cao điểm sắp tết, những đối tượng này sẽ đánh bắt ráo riết nhằm tăng thu nhập”. Sau khi nghe phóng viên đề nghị cùng phối hợp với Chi cục Thủy sản TP.HCM truy bắt đội quân chích điện, bắt cá trái phép trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, bà Thu đồng ý và cho biết sẽ làm công văn khẩn, gửi cho công an địa phương nhằm phối hợp, xử lý.

Sáng 26.12, phóng viên cùng ông Nguyễn Đức Định, Trưởng phòng Thanh tra - Pháp chế (Chi cục Thủy sản TP.HCM), có mặt ở kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè để theo dõi nhóm “cá tặc”. Bên cạnh đó, một tổ công tác của Trạm thủy đội Phòng CSGT đường thủy Công an TP.HCM chuẩn bị đầy đủ phương tiện, mật phục chờ khi chúng tôi báo hiệu, sẽ điều khiển ca nô vào kênh truy bắt “cá tặc”.

Khoảng 8 giờ 30, nhóm “cá tặc” lần lượt chạy vào kênh. Theo quan sát, có khoảng 8 chiếc vỏ lãi đã lọt vào tầm ngắm. Ngay sau đó, ông Nguyễn Đức Định liên lạc với tổ CSGT đường thủy để họ di chuyển vào kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Khoảng 9 giờ cùng ngày, tổ CSGT đường thủy gồm 3 người mặc thường phục di chuyển trên 1 ca nô tăng tốc, áp sát 1 “cá tặc”. “Người này lấy mái chèo định chống trả nên chúng tôi giương súng lên, yêu cầu hợp tác thì người này mới chịu đến”, một cán bộ CSGT nói.

Ngay sau đó, tổ công tác tiếp cận một chiếc vỏ lãi khác, “cá tặc” nổ máy tăng tốc bỏ chạy nhưng không thoát. Lúc này, nhiều người dân hiếu kỳ tập trung trên bờ kênh theo dõi, vui mừng vỗ tay, đề nghị tổ công tác tiếp tục di chuyển hướng về Q.Tân Bình, vì còn rất nhiều “cá tặc” đang hoạt động...

Sau đó, tổ công tác đưa 2 “cá tặc” vi phạm và lai dắt vỏ lãi (trên có bình ắc quy, bộ kích điện, cá bị bắt...) về trụ sở để làm rõ.


Cán bộ Chi cục Thủy sản TP.HCM lập biên bản xử lý 2 người chích cá

Cá dưới kênh được đưa ra chợ, phòng trọ

Làm việc với tổ công tác (gồm cán bộ của Chi cục Thủy sản TP.HCM và Trạm thủy đội Phòng CSGT đường thủy), hai “cá tặc” khai tên Lê Văn Thảo (33 tuổi, quê Bạc Liêu, tạm trú Q.Thủ Đức), Lê Ngọc Viên (quê Bến Tre, tạm trú Q.Bình Thạnh).

“Cá dưới kênh dạo này cũng ít lắm, một ngày kiếm cỡ mười mấy hai mươi ký, sau đó đem về bán cho người dân ở các khu nhà trọ, chợ nhưng mình nói cá bắt dưới sông chứ không dám nói cá bắt dưới kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè”, Viên trình bày.

Trả lời câu hỏi vì sao tình trạng tận diệt cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè vẫn tái diễn, ông Nguyễn Đức Định cho rằng mức xử phạt về hành vi chích điện bắt cá vào khoảng 4 triệu đồng; tịch thu dụng cụ chích điện. Nếu vi phạm nhiều lần cũng chỉ áp dụng biện pháp xử phạt lên... 5 triệu đồng. Để xử lý hình sự phải chứng minh hành vi của đối tượng “gây hậu quả nghiêm trọng”. Mà để chứng minh việc này phải thành lập hội đồng đánh giá.

“Từ trước đến giờ chúng tôi chưa xử lý hình sự với đối tượng có hành vi chích điện, bắt cá trên kênh. Các đối tượng bị bắt, xử phạt xong lại tiếp tục quay lại nghề cũ, vì việc bắt cá dưới kênh đem lại thu nhập lớn. Chỉ cần đi vài chuyến trót lọt, đối tượng đã “huề vốn” so với số tiền bị phạt”, ông Định nói và bức xúc: “Các đối tượng “cá tặc” rất manh động, vì thế nếu đơn vị độc lập truy bắt sẽ gặp nhiều rủi ro. Họ sẵn sàng chống trả cả công an, nên chi cục phải phối hợp cùng CSGT đường thủy và công an địa phương mới làm được. Những đối tượng chích điện trên kênh sử dụng bình ắc quy, bộ kích điện để tạo ra dòng điện lên tới hàng trăm vôn, vì thế bắt 1 con cá nhưng có thể chết cả trăm con khác. Điện mạnh đến cả con... trâu còn chết, huống gì con cá!”.


Thanh Niên
Đăng ngày 30/12/2019
Trác Rin
Đánh bắt
Bình luận
avatar

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 8 năm 2024 tăng 614 tấn (tăng 2,2%) so cùng kỳ năm 2023

Theo Cục Thống kê Bình Định, tổng sản lượng thủy sản tháng 8 năm 2024 ước đạt 28.738,6 tấn, tăng 2,2% (tăng 614 tấn) so với cùng kỳ. Tính tổng cộng 8 tháng năm 2024, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 201.433,1 tấn, tăng 2,7% (tăng 5.366,8 tấn) so với cùng kỳ.

Tàu thuyền
• 10:36 09/09/2024

Bình Định tăng cường các biện pháp chống khai thác IUU

Mặc dù tỉnh Bình Định đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp nhằm gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC), nhưng sau 7 năm, tình trạng ngư dân vi phạm khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài vẫn chưa chấm dứt.

Tàu thuyền
• 10:46 06/09/2024

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 7/2024 tăng 574 tấn (tăng 2,2%) so cùng kỳ năm 2023

Theo Cục Thống kê Bình Định, tổng sản lượng thủy sản tháng 7 năm 2024 ước đạt 26.226,7 tấn, tăng 2,2% (tăng 574 tấn) so cùng kỳ. Tính tổng cộng 7 tháng năm 2024, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 172.723,1 tấn, tăng 2,9% (tăng 4.786,4 tấn) so với cùng kỳ.

Tàu thuyền
• 09:48 12/08/2024

Áp dụng chế tài khi ngư dân khai thác thủy sản trái phép từ 1/8/2024

Từ ngày 1/8/2024, một số hành vi vi phạm trong khai thác thủy sản trước đây chỉ bị xử phạt hành chính sẽ bị xử lý hình sự theo Nghị định số 42/2019/NĐ-CP. Điều này nhằm tăng cường sức răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm và thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc gỡ thẻ vàng IUU của Ủy ban châu Âu (EC).

Tàu cá Việt Nam
• 10:40 23/07/2024

Nghiên cứu các quy định để giảm thiểu tình trạng kháng thuốc

Nhu cầu toàn cầu về sản phẩm thủy hải sản ngày càng tăng lên đã thúc đẩy sự phát triển đáng kể của hoạt động nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất thâm canh đã tạo ra những thách thức về sức khỏe cho vật nuôi, dẫn đến việc sử dụng kháng sinh bừa bãi để phòng ngừa và điều trị bệnh ở động vật thủy sản.

Kiểm kháng sinh
• 18:54 19/09/2024

ShellBank - Công cụ truy xuất nguồn gốc rùa biển

Ngày 17.9, tại thủ đô Hà Nội, Cục Kiểm ngư ( Bộ NN&PTNT) phối hợp cùng TRAFFIC Việt Nam tổ chức Tập huấn “Giới thiệu ShellBank – Công cụ truy xuất nguồn gốc rùa biển và hiệu quả sử dụng góp phần thực hiện Kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển tại Việt Nam.

Tiến sĩ Christine Madden
• 18:54 19/09/2024

Đặc điểm các loài cá hường ở đồng bằng sông Cửu Long

Cá được cho là loài di nhập, nhưng không có tài liệu nào đề cập vấn đề này. Ở ĐBSCL, chúng thường được nuôi ghép trong ao với một số loài khác. Cá cũng tìm thấy ở khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (Long An), chúng sống thành bầy đàn và một số cá thể có kích thước lớn hơn 500 g, trong khi cá ở các ao nuôi thường có khối lượng nhỏ hơn 200g.

Đồng bằng sông Cửu Long
• 18:54 19/09/2024

Dự đoán giá tôm tăng cao ở size 40 con/kg trở xuống do nghịch vụ

Trong thời gian gần đây, một xu hướng đang dần rõ nét là giá tôm có size 40 con/kg trở xuống có khả năng tăng cao, đặc biệt là do ảnh hưởng của tình trạng nghịch vụ. Nghịch vụ là khi chu kỳ sinh trưởng của tôm và điều kiện thời tiết không khớp với nhu cầu thị trường, dẫn đến sản lượng không đạt yêu cầu.

Thu hoạch tôm
• 18:54 19/09/2024

Dự đoán giá thủy sản tăng mạnh vào cuối năm 2024: Xu hướng và cơ hội cho người nuôi

Nửa cuối năm 2024, ngành thủy sản dự kiến sẽ chứng kiến một đợt tăng trưởng mạnh mẽ, mang lại nhiều cơ hội quý báu cho người nuôi. Sự khôi phục nhu cầu toàn cầu, đặc biệt là tại các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc và EU, cùng với những thay đổi về chính sách thương mại và biến động giá, hứa hẹn sẽ thúc đẩy giá trị xuất khẩu thủy sản lên một tầm cao mới.

Xuất khẩu thủy hải sản
• 18:54 19/09/2024
Some text some message..