Tái mô tả hộp sọ xưa nhất của loài cá heo

Cá heo thuộc về gia đình động vật biển đa dạng nhất trong lòng đại dương. Hộp sọ được coi là cổ xưa nhất của cá heo đã từng được nghiên cứu vào những năm 1970 nhưng chưa chi tiết, đến nay công việc lại tiếp tục.

hộp sọ cá heo
Ảnh: Mizuki Murakami/ScienceDaily

Trong gia đình cá heo có những loài rất kỳ lạ như cá voi sát thủ, cá heo với chiếc mũi như bình sữa trẻ em (bottlenose)… Tuy nhiên, nghiên cứu về sự tiến hóa của chúng vẫn còn mù mờ vì thiếu những mẫu hóa thạch tốt.

Mới đây một bài báo được công bố trên tạp chí Journal of Vertebrate Paleontology tái mô tả loài cá heo lâu đời nhất được con người biết đến với cái tên mới: Eodelphis kabatensis. Hồi thập kỷ 70 của thế kỷ trước các nhà khoa học đã từng mô tả hóa thạch của hộp sọ này nhưng lại bỏ sót những chi tiết quan trọng.Vì vậy, lần tái mô tả này bổ sung thêm dữ liệu giúp làm rõ lịch sử tiến hóa của loài cá heo.

Hộp sọ của Eodelphis kabatensis được thu thập từ một nhánh nhỏ của sông Oshirakira vùng Hakaido, Nhật Bản, từ lộ hình địa chất Mashike. Các nhà nghiên cứu đã làm việc với mẫu hóa thạch này thu hẹp trong độ tuổi thuộc kỷ Miocen (10,3 - 8,5 triệu năm trước). Vì vậy, họ coi đây là loài cá heo cổ xưa nhất lần đầu tiên được mô tả. Nhưng tạp chí ScienceDaily dẫn lời nhà khoa học Mizuki Murakami cho rằng sự tiến hóa thưở xa xưa của cá heo vẫn còn bị bao phủ trong bí ẩn vì mô tả Eodelphis kabatensis lúc đó quá sơ sài.

Eodelphis là một mắt xích quan trọng trong lịch sử tiến hóa của cá heo. Trước nghiên cứu này đã có sự không thống nhất giữa các mẫu hóa thạch của các heo dựa trên mức độ nghiên cứu phân tử. Hồi đó có ý kiến cho rằng hóa thạch cá heo chừng 6 triệu năm tuổi, trong khi nghiên cứu ở mức độ phân tử cho thấy cá heo bắt đầu đa dạng hóa từ 9 - 12 triệu năm trước.

Tạp chí ScienceDaily dẫn lời giáo sư Jonathan Geisler cho biết Eodelphis kabatensis được phát hiện trong trầm tích có từ 8,5 - 13 triệu năm trước đã cung cấp những chi tiết quý báu khi tái nghiên cứu hộp sọ này.

Ngoài tầm quan trọng là nghiên cứu giai đoạn phát triển sớm của cá heo, còn có sự kết hợp phân tích toàn diện nhất về các mối quan hệ của Delphinoidea trong đó bao gồm cả cá voi có răng về sự tiến hóa của chúng.

Sự hiện diện của mẫu hóa thạch Eodelphis tại Thái Bình Dương còn gợi ý cho các nhà khoa học về lịch sử địa lý của cá heo.

Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Otago (New Zealand), căn cứ vào hóa thạch của một loài cá heo, được đặt tên là Papahu taitapu, sống cách đây từ 19 - 22 triệu năm trước, thì đây mới là thủy tổ của loài cá heo, theo tờ Otago Daily Times.

Báo Thanh Niên, 07/05/2014
Đăng ngày 08/05/2014
Tạ Xuân Quang
Khoa học

Top các phần mềm quản lý trang trại NTTS (Phần 1)

Mới đây, trang web NeuroSYS đã xếp hạng các công ty hàng đầu cung cấp phần mềm quản lý trang trại dựa trên công nghệ cho ngành NTTS, xem xét tính hiệu quả, sự đổi mới và tác động của sản phẩm đối với ngành.

Công nghệ nuôi trồng thủy sản
• 17:24 04/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Loài cá xém tuyệt chủng- Nay đã được nhân giống thành công!

Nuôi cá hiếm trên sông không chỉ vì lợi ích kinh tế, một người đàn ông ở miền Tây có mong muốn bảo tồn và nhân giống những loài cá có nguy cơ tuyệt chủng.

Cá chốt chuột và cá trạch lửa
• 09:50 09/02/2023

Lưu giữ con cua lớn nhất tại hội Cua Cà Mau

Phân viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản Nam Sông Hậu lưu giữ chú cua khủng đạt giải nhất trong cuộc thi “Cua Cà Mau lớn nhất - Cua Sumo”.

cua sumo
• 11:03 01/01/2023

Liệu công nghệ có thật sự cần thiết trong thủy sản

Công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi tôm hiện nay, đặc biệt là đối với các mô hình nuôi thâm canh và siêu thâm canh. Nếu áp dụng công nghệ tiên tiến mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm.

Ao nuôi công nghê
• 10:05 22/04/2024

Các công nghệ đếm con giống hiệu quả bạn nên biết

Trong ngành nuôi tôm, việc đếm số lượng tôm giống có vai trò vô cùng quan trọng, bởi sự thiếu sót hoặc dư thừa đều có thể gây tổn thất kinh tế đối với cả người bán và người mua. Cũng như điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất sản xuất trong tương lai.

Đếm con giống
• 08:00 15/04/2024

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn cái

Trong ngành nuôi tôm hiện đại, việc tối ưu hóa quy trình nuôi trồng không chỉ là một mục tiêu mà còn là một thách thức. Trong số các mô hình nuôi phổ biến, mô hình nuôi tôm toàn cái đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu và nhà nuôi.

Tôm càng xanh
• 09:55 11/04/2024

Môi trường dinh dưỡng và chu kỳ chiếu sáng đến sự phát triển của tảo

Tảo là nguồn thức ăn tự nhiên không thể thiếu trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của động vật thân mềm hai mảnh vỏ, giai đoạn ấu trùng của một số loài giáp xác và cá. Đồng thời chúng còn là nguồn thức ăn của động vật phù du, những đối tượng này lại được sử dụng làm thức ăn cho giai đoạn ấu trùng của giáp xác và cá.

Nuôi tảo
• 10:43 05/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 10:17 27/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 10:17 27/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 10:17 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 10:17 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 10:17 27/04/2024