Tại sao cá biển chậm lớn?

Các nhà khoa học tại Đại học Sydney phát hiện rằng, loài cá tiếp xúc với hóa chất công nghiệp BPA ở những vùng nước ấm thường cần nhiều thức ăn hơn để lớn lên và đạt được kích thước nhất định.

cá biển
Cá sẽ cần nhiều năng lượng hơn để phát triển trong vùng nước có nhiệt độ cao. Ảnh exotictime

Nghiên cứu mới cũng chỉ ra, loài cá khi tiếp xúc với nhiệt độ cao hơn và một chất hóa học phổ biến trong nhựa sẽ bị chậm phát triển. Nó cũng cho thấy sự kết hợp của ô nhiễm nhựa và sự nóng lên toàn cầu tạo ra những tác động xấu rất lớn đến các quần thể biển. Trong môi trường có chứa hóa chất công nghiệp bisphenol A - thường được gọi là BPA - loài cá sẽ cần nhiều năng lượng hơn để phát triển trong vùng nước có nhiệt độ cao.

BPA là một hóa chất phổ biến được sử dụng trong sản xuất nhựa và đã được chứng minh là làm gián đoạn tín hiệu hormone, tác động đến quá trình trao đổi chất và tăng trưởng ở động vật biển. Còn ở người, BPA liên quan trực tiếp đến chức năng sinh sản và phát triển, đáng buồn là hiện hàng triệu tấn hợp chất này vẫn được sản xuất trên toàn cầu mỗi năm

Các nhà khoa học đã thực hiện một thí nghiệm cho loài cá ngựa vằn tiếp xúc với mức BPA thường thấy trong các tuyến đường thủy. Họ phát hiện hóa chất làm giảm năng lượng cần thiết để phát triển của cá ở 24 độ C, nhưng khi nhiệt độ nước ở mức 30 độ C lại cản trở rất lớn để sự phát triển của chúng. Mức 30 độ C là nhiệt độ các loài động vật có thể gặp phải thường xuyên trong môi trường sống tự nhiên, do tác động của sự nóng lên toàn cầu.

cá ngựa vằn
Cá ngựa vằn. Ảnh unibe.ch

Kết quả này cũng chỉ ra sự cần thiết của việc can thiệp để giảm thiểu biến đổi khí hậu và rác thải nhựa trên toàn cầu, Frank Seebacher, giáo sư sinh học tại Đại học Sydney, tác giả nghiên cứu cho biết. Ông cũng nói thêm: "Sự kết hợp giữa nhiệt độ cao và BPA làm tăng chi phí năng lượng cho quá trình tăng trưởng, có nghĩa là động vật cần ăn nhiều hơn để sinh sôi và phát triển, vấn đề này tác động nhiều nhất đến các loài cá lớn và động vật ăn thịt".

"Trong môi trường biển, tồn tại một tầng dinh dưỡng khác đến từ các động vật nhỏ, nhưng số lượng của chúng sẽ ngày càng ít đi do ô nhiễm nhựa và nóng lên toàn cầu. Đó chính là một vấn đề tiềm ẩn đối với tính bền vững trong tỷ lệ đánh bắt, khi trữ lượng cá biển giảm đi. "Hóa chất BPA được thải vào môi trường biển từ nước thải sản xuất, giống như việc phân hủy chất dẻo. "Bất cứ nơi nào có nhiều nhà máy sản xuất, nhiều ô nhiễm nhựa, bạn sẽ thấy mức BPA cao hơn".

Các nhà nghiên cứu cũng đã thử lập mô hình nguy cơ nóng lên và ô nhiễm nhựa ở các khu vực ven biển kết hợp với cường độ đánh bắt hiện nay. Phân tích này dự đoán rằng khu vực Đông Nam Á có nguy cơ giảm sinh khối cá cao nhất ảnh hưởng trực tiếp từ sự ấm lên và ô nhiễm. Ngoài ra Nam Bắc Mỹ và bắc Nam Mỹ cũng sẽ thực sự bị ảnh hưởng.

Một hạn chế trong phát hiện này chính là mẫu thí nghiệm mà các nhà khoa học sử dụng là cá ngựa vằn vì chúng là loài cá nhỏ sống trong môi trường nước ngọt. Tuy nhiên Seebacher hy vọng những phát hiện này cũng sẽ đúng với các loài cá khác, mặc dù sẽ cần nhiều nghiên cứu hơn để chắc chắn điều này.

Ông cho biết: "Tất cả các hệ thống nội tiết đều được bảo tồn cao giữa các động vật có xương sống, và vẫn có sự khác biệt giữa các động vật có xương sống về cách chúng phản ứng với ô nhiễm nhựa, nhưng khả năng tồn tại và phát triển ở tất cả các loài phải được chứng minh là sẽ bị ảnh hưởng".

Khoahoc.tv
Đăng ngày 18/03/2022
Khoa học
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Tương lai của nghề nuôi cá là ở... trên cạn

Các hệ thống mới giúp cắt giảm lượng nước và ô nhiễm đã cho phép nuôi cá ở mọi nơi trên thế giới.

Cá hồi
• 14:26 06/06/2023

Dự đoán giá tôm thông qua thiết bị máy học

Dự đoán xu hướng giá xuất nhập khẩu tôm Việt Nam bằng thiết bị máy học nghe tưởng chừng như “phi thực tế”.

Tôm thẻ
• 09:00 19/05/2023

Một số giải pháp công nghệ trong quản lý sức khỏe tôm nuôi

Từ những vấn đề về quản lý sức khỏe tôm nuôi và những thành tựu đã đạt được trong công nghệ kỹ thuật số hiện nay, thì việc ứng dụng các công nghệ AI, IoT trong nuôi trồng thủy sản nói chúng và trong quản lý sức khỏe tôm nói riêng là việc cần thiết.

AI
• 11:00 01/05/2023

Nhiệt độ và sự sống của cua biển

Một kết quả được công bố gần đây về sự tương quan giữa nhiệt độ với sự sống sót của cua biển (Scylla paramamosain) bởi nhóm nghiên cứu người Trung Quốc.

Cua biển
• 11:03 24/04/2023

Người nuôi tôm Nghệ An sử dụng máy phát điện "khủng" đối phó với mất điện

Vào mùa Hè nắng nóng đòi hỏi hệ thống quạt nước hoạt động liên tục để cung cấp đủ ô xy trong ao tôm, do đó việc mất điện lưới liên tục khiến người nuôi tôm thấp thỏm lo âu. Chủ động phương án cứu tôm mỗi khi mất điện, có những chủ đầm đã phải sử dụng máy phát điện "khủng".

Máy phát điện
• 21:43 10/06/2023

Nhiều loại cá nuôi bán được giá

Nhiều loại cá nuôi như cá lóc, cá sặc rằn, cá thát lát, cá bống kèo… đang bán mức giá khá cao, người nuôi khá phấn khởi.

Bán cá
• 21:43 10/06/2023

Danh sách 5 quốc gia xuất khẩu tôm dẫn đầu thế giới

Trai qua những biến động và dịch bệnh và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Thứ hạng xuất khẩu tôm ở các nước cũng vì thế mà có sự thay đổi vị trí. Dưới đây là danh sách 5 quốc gia xuất khẩu tôm dẫn đầu thế giới (Tính đến 2021).

Tôm thẻ
• 21:43 10/06/2023

Liên minh cần thiết và cấp bách trong ngành tôm

Trong bối cảnh ngành tôm đang khó trong lẫn ngoài, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận đã chủ động ngồi lại để tìm cách nâng cao tỷ lệ nuôi tôm thành công.

Ao tôm
• 21:43 10/06/2023

Bình Định: Chú trọng đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản là một trong những giải pháp được UBND tỉnh Bình Định chú trọng thực hiện nhằm tăng cường vai trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Theo đó đến nay tỉnh đã gặt hái được nhiều kết quả tích cực

San hô
• 21:43 10/06/2023