Tại sao Mỹ mất vị trí số 1 về nhập khẩu thủy sản Việt Nam?

VASEP dự báo xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ hồi phục dần từ quý III/2023 sau khi diễn ra các chương trình hội chợ quốc tế tại Mỹ và EU và hội chợ Vietfish vào tháng 8 tại TP.Hồ Chí Minh.

Thu hoạch tôm
Nông dân Bạc Liêu thu hoạch tôm. Ảnh: T.C

Xuất khẩu thủy sản giảm mạnh

Theo báo cáo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong quý I/2023, xuất khẩu thủy sản sang hầu hết các thị trường và khối thị trường chính đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

Cụ thể, Mỹ đã mất vị trí số 1 về nhập khẩu thủy sản Việt Nam vì giảm mạnh nhất trong top thị trường nhập khẩu, giảm 50%, chỉ đạt khoảng 290 triệu USD. Kinh tế Mỹ sa sút và lạm phát tăng cao khiến chi tiêu của người dân cho các sản phẩm thủy sản bị sụt giảm mạnh. Thị trường Mỹ tiêu thụ chủ yếu ở phân khúc hàng đông lạnh. Với phân khúc này Việt Nam chịu sức ép cạnh tranh lớn về cả nguồn cung và giá bán với các nước khác như Ấn Độ, Ecuador, Indonesia

Trong khi đó, Nhật Bản đã vượt Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của thủy sản Việt Nam, mặc dù xuất khẩu sang thị trường này giảm 11%, đạt trên 310 triệu USD trong quý I/2023. 

Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc trong quý I đạt gần 255 triệu USD, giảm 22%. Nhờ việc chấm dứt chính sách zero Covid, mở cửa thị trường trở lại, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đã hồi phục dần từ tháng 2. Cá tra chiếm tỷ trọng lớn nhất, 61% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc.

Đáng chú ý, xuất khẩu cá tra sang Hàn Quốc tăng 24%. Hàn Quốc và Nhật Bản đều là những thị trường tiêu thụ lớn đối với các mặt hàng chế biến giá trị gia tăng của Việt Nam, đồng thời cũng là thị trường cung cấp nguyên liệu hải sản cho doanh nghiệp Việt Nam gia công, chế biến để tận dụng công suất chế biến và tạo việc làm ổn định cho người lao động. 

VASEP dự báo, xuất khẩu tôm sẽ hồi phục chậm vì cạnh tranh gay gắt với Ấn Độ, Ecuador, Indonesia. Xuất khẩu cá tra sẽ khả quan hơn trong bối cảnh lạm phát và kinh tế suy giảm ở nhiều thị trường và có thêm cơ hội lớn sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại hoàn toàn sau Covid. 

Trung Quốc sẽ trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất, nhưng áp lực cạnh tranh rất lớn vì các nhà xuất khẩu và các thương gia các nước khác cũng tập trung vào thị trường này sau mở cửa. 

"Dự báo xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ hồi phục dần từ quý 3/2023 sau khi diễn ra các chương trình hội chợ quốc tế tại Mỹ và EU và hội chợ Vietfish vào tháng 8 tại TP.HCM, sẽ thu hút thêm các bạn hàng đến với Việt Nam", VASEP dự báo.

Đầu tư cho phát triển giống thủy sản

Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Tập đoàn thủy sản Minh Phú – một đơn vị xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam đưa ra một con số, ngành tôm Việt Nam mỗi năm tốn khoảng 10.000 tỷ đồng vì thói quen nuôi tôm dùng kháng sinh.

Chi phí này được ông Quang tính toán dựa trên các chi phí kiểm soát của doanh nghiệp khi đưa tôm ra các thị trường nước ngoài trong điều kiện Việt Nam vẫn bị nhìn nhận chưa kiểm soát được dư lượng kháng sinh trong con tôm.

Về ngành hàng cá tra, bà Nguyễn Ngô Vi Tâm - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, đơn vị hàng đầu trong xuất khẩu cá tra Việt Nam cũng cho hay các doanh nghiệp cá tra cũng rất khó khăn khâu sản xuất giống.

Bà Tâm cho biết, ngành cá tra hiện nay có khoảng 200 cơ sở nuôi cá tra bố mẹ để cung cấp cho khoảng 4.000 hộ cá tra giống mỗi năm. Hiện nay việc nuôi cá tra giống chưa có được liên kết với doanh nghiệp nuôi cá thương phẩm.

Chế biến tômTôm được đưa vào chế biến trong các nhà máy. Ảnh: T.L

Trước thực tế này, ông Lê Văn Quang cho rằng, cần đẩy mạnh cơ chế chính sách hợp tác công tư giữa doanh nghiệp và các viện nghiên cứu. Cụ thể, ông Quang đề xuất việc hợp tác giữa doanh nghiệp và Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 về các vấn đề cải thiện giống, gen di duyền tôm sú giống, tôm bố mẹ chân trắng để tạo ra tôm giống có khả năng chống chịu thời tiết, kháng bệnh thích nghi từng vùng miền để đưa tỷ lệ nuôi tôm thành công lên trên 80% vào năm 2035 ( tỷ lệ thành công hiện nay tầm 40%).

Ông Quang cho biết hiện giá tôm Việt Nam đang hơn 30% tôm Ấn Độ và gấp đôi giá tôm Ecuador, nếu hợp tác nghiên cứu thành công thì theo ông trong một thời gian ngắn sẽ giảm được giá thành tôm Việt Nam và sớm đuổi kịp các nước bạn.

Về lĩnh vực cá tra, bà Nguyễn Ngô Vi Tâm cũng cho biết các khâu trong thực hiện việc làm tốt giống cá tra như chọn lọc gen cá, tiêm vacine cho cá giống… cần đội ngũ có chuyên môn cao nên thực sự cần những doanh nghiệp nó năng lực tài chính vào cuộc và tạo thành động lực phát triển cho ngành.

Bà Tâm nhìn nhận các quy định, chính sách và chủ trương dành cho ngành nông nghiệp nói chung và đầu tư cho nông nghiệp công nghệ cao nói riêng đã khá đầy đủ. "Tuy nhiên, nhiều địa phương chưa mạnh dạn vận dụng tối đa các chủ trương này khiến các doanh nghiệp làm cá tra giống vất vả hơn các doanh nghiệp làm cá tra thành phẩm hơn nhiều. Nhiều khi chưa cảm nhận được sự chào đón đầu tư trong lĩnh vực này"-bà Tâm chia sẻ.

Liên quan đến việc này bà Tâm cũng đưa ra sự mong muốn các địa phương cần có tầm nhìn kiên định và dài hạn trong quy hoạch. Bà Tâm cho biết: "Chúng tôi rất khó cạnh tranh với những áp lực như nguồn lực về đất đai dùng cho bất động sản hay du lịch khi phát triển nóng. Các dự án phát triển giống nếu không có cam kết lâu dài thì không thể mở rộng đầu tư". 

Dân Việt
Đăng ngày 19/04/2023
Khánh Nguyên
Thế giới

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Thủy sản Việt Nam tiếp tục nhận tín hiệu tốt từ Mỹ

Thủy sản Việt Nam trong đó có sản phẩm tôm tiếp tục nhận được tin khả quan khi xuất khẩu sang thị trường trường Mỹ.

Chế biến tôm
• 11:10 24/10/2023

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 03:30 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 03:30 29/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 03:30 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 03:30 29/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 03:30 29/03/2024