Tại sao sản lượng cá ngừ Việt Nam nhập khẩu vào EU giảm mạnh?

Theo số liệu thống kê của VASEP – Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, lượng cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trở lại trong năm nay – 2016 sau ba năm suy giảm.

cá ngừ xuất khẩu

Trong tám tháng đầu năm 2016, giá trị kim ngạch xuất khẩu cá ngừ Việt Nam tăng 2,1 % so với cùng kì năm ngoái đến 309.800.000 USD (281.600.000 EUR). Cụ thể, có một sự gia tăng doanh số đáng kể mỗi tháng tại các thị trường quốc tế kể từ tháng hai năm nay. Cá ngừ tươi và cá ngừ đông lạnh chiếm 58,3 % tổng lượng xuất khẩu, trong khi cá ngừ chế biến từ 45,6% (2015) giảm xuống còn 41,7%. Phần lớn lượng cá ngừ (88,2 %) xuất khẩu đi các thị trường: Hoa Kỳ, EU, các nước ASEAN, Israel, Nhật Bản, Canada và Mexico. Lượng xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 68,5%, sang các nước ASEAN tăng 26,7% và Israel tăng 18%, trong khi đó, lượng cá ngừ xuất khẩu sang EU lại giảm đi 11,5 % do các lo ngại về việc cá ngừ nhiễm kim loại nặng, đặc biệt là catmi và thủy ngân.

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Việt Nam (NAFIQAD) đã nhận được thông báo từ Ủy ban Châu Âu Tổng cục về Sức khỏe và An toàn thực phẩm về việc cá ngừ nhập khẩu từ Việt Nam có chứa dư lượng kim loại nặng quá mức cho phép. Sau khi kiểm tra bằng hệ thống cảnh báo nhanh đối với mặt hàng thực phẩm (RASFF - Rapid Alert System for Food and Feed) - công cụ để đối phó với các rủi ro an toàn thực phẩm ở EU, 11 lô hàng sản phẩm thủy hải sản, chủ yếu là cá ngừ, xuất khẩu từ Việt Nam sang Liên minh Châu Âu từ giữa tháng giêng đến tháng 9 năm 2016, có chứa hàm lượng kim loại nặng vượt quá giới hạn cho phép.

Giám đốc của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) Việt Nam –  ông Nguyễn Như Tiệp cho biết, trên thực tế, số lượng các lô hàng bị phát hiện có chứa dư lượng kim loại nặng quá mức đã tăng lên kể từ ngày 24/05/2016 sau khi các nhà chức trách EU chỉ đạo các nước thành viên tiến hành kiểm tra dư lượng kim loại nặng trong các sản phẩm thủy hải sản có nguồn gốc từ Việt Nam. Để khắc phục và giải quyết tình trạng trên, NAFIQAD đã gửi công văn yêu cầu các nhà máy chế biến thủy hải sản xem xét lại chương trình đảm bảo và kiểm soát chất lượng của mình về việc kiểm tra dư lượng kim loại nặng trong các sản phẩm, đồng thời phải đặc biệt kiểm tra mức độ an toàn của nguyên liệu nhập từ ven biển của bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. NAFIQAD cũng chỉ đạo các trung tâm kiểm tra trên khắp cả nước để thắt chặt các quy trình kiểm tra và cấp giấy chứng nhận của họ đối với thủy hải sản được xuất khẩu và đặc biệt ưu tiên kiểm tra dư lượng kim loại nặng.

Các loài thủy hải sản, đặc biệt là các loài cá lớn sống ở tầng sâu (cá ngừ đại dương, cá thu,…) thường sẽ có chứa một hàm lượng nhất định các kim loại nặng (thường là thủy ngân và catmi) trong nội tạng, xương do quá trình tích lũy sinh học. Hai chất hóa học catmi và thủy ngân đều độc hại. Nếu cơ thể tích lũy đủ lượng thì sẽ xảy ra các tác động tiêu cực đến sức khỏe. Catmi, dù là chất độc ở mức độ thấp nhưng lại có thể tác động đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể, bao gồm hệ thống tim mạch, bộ phận sinh dục, thận, mắt và thậm chí là cả não bộ. Thủy ngân gây ra các tổn thương đến não, thận và phổi. Phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên tránh hoặc hạn chế ăn các loại thủy hải sản, bao gồm cá và các động vật có vỏ, có chứa hàm lượng thủy ngân cao vì điều đó sẽ gây hại cho thai nhi hoặc hệ thần kinh đang phát triển của đứa trẻ.

Seafoodsource
Đăng ngày 03/01/2017
Hồng Cẩm
Chế biến

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 20:24 14/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:24 14/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 20:24 14/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 20:24 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 20:24 14/01/2025
Some text some message..