Tam Hải ký sự: Đảo thiêng của cá ông

Hòn đảo nhỏ Tam Hải (H.Núi Thành, Quảng Nam) không chỉ có cảnh quan thiên nhiên với vẻ đẹp nguyên sơ hiếm có mà còn mang trong mình nhiều câu chuyện về văn hóa, phong tục thú vị.

lễ cúng cá ông
Lễ cúng cá ông hằng năm vào ngày 20 tháng giêng - Ảnh: Hoàng Sơn

Thiên nhiên kiến tạo nên Tam Hải với bốn bề sóng nước, ưu ái cho mảnh đất này những bãi cát dài mịn màng, cảnh quan đẹp kỳ vĩ chẳng kém những thắng cảnh du lịch nổi tiếng trên cả nước. Có ví von Tam Hải như một “hòn ngọc xanh” chưa được mài dũa cũng không hề quá.

Khen ai khéo dựng Bàn Than

Khách thập phương đến Tam Hải thường tìm đến núi Bàn Than để chiêm ngưỡng cảnh đẹp hùng vĩ của khối núi này. Khối núi đã đi vào một bài thơ Nôm khuyết danh được người dân nơi đây lưu truyền: “Khen ai khéo dựng núi Bàn Than/Dãi gió dầm mưa với thế gian...”.

Sách lịch sử địa phương Tam Hải giới thiệu rằng, hòn đảo do phần lớn đất cát từ sông và biển bồi đắp mà thành. Do hứng chịu những trận gió biển thường xuyên mà hình thành nên nhiều gò, đồi cát ven biển. Đặc biệt núi Bàn Than qua quá trình kiến tạo, xâm thực của sóng biển trở thành nét đẹp riêng của địa phương. Cuốn Di tích và danh thắng xứ Quảng (in năm 2010) dẫn tư liệu từ sách Đại Nam nhất thống chí như sau: “Núi Phú Xuân còn có tên là núi Bàn Than nằm kề cửa biển Đại Áp; mạch núi nguyên từ núi Chủ Sơn kéo về chia ra, quanh co qua các xã Hòa Vấn và Phú Hòa đến thôn Phú Xuân Hạ thì nổi lên một ngọn lớn mà tròn, sắc đen như than, đứng xa thấy đỉnh như một cái mâm than nên gọi tên như thế”.

Cái tên Bàn Than cũng có nhiều giả thuyết với những tên gọi khác nhau nhưng đa phần nghiêng về lý giải theo cách nhìn trực quan với đỉnh núi bằng phẳng tựa mặt bàn. Cấu tạo địa chất của hòn núi cũng lạ với phần đá ong và đất đỏ áp sát đất liền và phần đá đen tại vùng tiếp xúc sóng biển.

Nơi yên nghỉ của hơn 500 “ông”

Có lẽ không nơi nào dọc dải miền Trung có được một nơi chôn cất cá ông quy mô và bài bản như ở thôn Thuận An, đến mức người dân địa phương lập riêng thành một khu đất mà họ gọi đó là nghĩa địa. “Một điều lạ là dọc bờ biển Quảng Nam có rất nhiều làng chài nhưng cứ mỗi lần lụy bờ dường như “ông” chỉ muốn vào mảnh đất quê hương chúng tôi. Tục an táng cá ông cứ thế nối tiếp hàng trăm năm qua”, ông Nguyễn Hữu Khoa, Bí thư Chi bộ thôn nói.

Công trạng cứu người của cá ông được nhiều người dân Tam Hải lưu truyền. Đặc biệt có cả chuyện cá ông vùng Tam Hải được một vị vua nhà Nguyễn ban sắc phong vì có công cứu vua thoát nạn.

Cụ Trần Toàn (88 tuổi) chậm rãi kể: “Chuyện rằng, năm đó có một vị vua vào chi viện cho quân mình đang bị quân địch vây hãm ở phía nam thì hết nước ngọt để uống. Khi đi ngang qua đảo Tam Hải, nhà vua đã khấn cầu cá ông hiển linh để xin nước uống. Đoạn các tàu thả vòng dây xuống biển thì được cá ông phun nước ngọt vào để cả vua lẫn binh lính sử dụng. Từ đó, vị vua ghi ân cá ông rồi ban tước phong mà ngày nay trong văn tế vẫn còn nhắc đến. Đó là “Trừng trạm dực bảo trung hưng tôn thần” và “Đông Hải cự tộc ngọc long chư vị”. Hàng trăm năm qua, làng chài này đã chôn cất ít nhất 500 cá ông và khi lụy bờ tuyệt nhiên các “ông” chỉ tìm vào bãi Bấc.

Tuy không có quy định nào buộc người phát hiện cá ông lụy bờ phải chịu tang nhưng theo tập tục, người Tam Hải luôn xem đó là “điều luật” bất thành văn và không ai nề hà. Ai thấy cá ông dạt vào đầu tiên thì người đó trở thành “trưởng nam” của “ông”, đứng ra lo hậu sự và chít khăn, thậm chí kiêng cữ một số điều như chính để tang cho cha mẹ mình. Đối với người dân xã đảo, “thấy ông vào làng như vàng vào tủ” và chắc chắn sẽ đem lại điềm lành, tôm cá đầy khoang.

Theo nhiều người, tại Tam Hải từng ghi nhận cá voi lớn nhất dạt vào bờ nặng đến hàng chục tấn, chiều dài thân lên đến 30 m. Hàng trăm người dân tìm cách đưa “ông” trở lại đại dương nhưng bất thành. Vì không thể đem vào bờ làm lễ táng nên người dân đã dùng tre đan thành cỗ quan bao bọc cá ông lại. Đến hơn một năm sau, khi chỉ còn lại khung xương, người xã đảo mới đem vào nghĩa trang cải táng. Khi chôn cất, mộ của cá ông thường được đặt thêm 2 viên đá tổ ong ở 2 đầu như tấm bia trên mộ phần có hình chữ nhật. “Cá ông nặng vài tấn nhiều kể không xuể. Còn cá ông nặng hàng chục tấn thì chỉ đếm trên đầu ngón tay. Có thời điểm những bộ xương cá ông cỡ lớn đã nằm vào tầm ngắm của một số tay buôn hàng hiếm”, ông Khoa tiết lộ thông tin về một vụ trộm xương cá ông cách đây mấy chục năm: “Có người định đào mộ để lấy xương cá ông đem bán cho một đại gia trưng bày làm cảnh hay phục vụ tham quan gì đó. Nhưng may mắn người dân phát hiện kịp thời nên đã ngăn chặn. Sau đó, chúng tôi đã tổ chức nhiều cách để bảo vệ những bộ cốt được an toàn”.

Ai thấy cá ông dạt vào đầu tiên thì người đó trở thành “trưởng nam” của “ông”,  đứng ra lo hậu sự và chít khăn, thậm chí kiêng cữ một số điều như chính để tang cho cha mẹ mình.

Báo Thanh Niên, 25/09/2015
Đăng ngày 26/09/2015
Hoàng Sơn
Nông thôn

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 – 2030

Ngày 19/12/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1598/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nuôi lồng bè
• 10:50 10/02/2025

Giải pháp để phát triển thủy sản bền vững

Phát triển thủy sản bền vững là một mục tiêu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo nguồn lợi thủy sản lâu dài và nâng cao thu nhập cho ngư dân. Dưới đây là một số giải pháp chính để phát triển thủy sản bền vững.

Khai thác thủy sản
• 10:23 06/02/2025

Làng cá bè đa sắc vào Xuân

Rực rỡ màu đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím nối nhau trải dài hơn cây số trên sông Châu Đốc, một nhánh của sông Hậu, thuộc thị trấn Đa Phước (An Phú, An Giang), làng cá bè truyền thống đang rộn ràng vào Xuân với dập dìu du khách bốn phương.

Làng cá
• 10:02 04/02/2025

Bình Định: Sản lượng thủy sản năm 2024 tăng 2,7% (tăng 7.647,7 tấn) so với năm 2023

Trong năm 2024, tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường công tác nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

Cá ngừ
• 09:47 20/01/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 04:40 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 04:40 17/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 04:40 17/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 04:40 17/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 04:40 17/02/2025
Some text some message..