Tam Nông: Nâng cao giá trị nuôi trồng thủy sản

Tam Nông (Phú Thọ) là nơi hợp lưu của 3 con sông (sông Hồng, sông Đà và sông Bứa) với tổng chiều dài hơn 50 km2 và có nhiều suối, ao, hồ, đập thuận lợi cho việc phát triển thủy sản. Huyện có hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy thuận tiện nối liền các tỉnh miền núi phía Bắc và thủ đô Hà Nội, là đầu mối giao thông quan trọng trong việc trung chuyển hàng hóa giữa các tỉnh trung du miền núi phía Bắc với thành phố Hà Nội. Thấy được lợi thế đó, Chương trình phát triển thủy sản được huyện quan tâm và xác định là một trong 4 chương trình kinh tế trọng điểm của huyện.

nuôi cá lồng ở Quang Húc
Nuôi cá lồng tại xã Quang Húc đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong những năm gần đây, các chương trình dự án đầu tư cho công tác phát triển thủy sản trên địa bàn ngày càng tăng như: Trợ giá giống, cải tạo diện tích trồng trọt kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, mô hình trình diễn đưa các giống mới, áp dụng TBKT vào nuôi trồng thủy sản. Tam Nông đã xây dựng Đề án “Nuôi cá lồng trên sông Bứa tại các xã Quang Húc, Hùng Đô, Tề Lễ giai đoạn 2013-2015”. Huyện cũng đã hỗ trợ được 3 ha đào đắp bờ vùng bờ thửa với mức hỗ trợ 10 triệu đồng/ha. Hỗ trợ gần 7.000 con cá giống để xây dựng mô hình nuôi xen ghép cá trắm cỏ. Công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; khuyến ngư, thông tin tuyên truyền tiếp tục được đẩy mạnh. Huyện giao cho Phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Chi cục Thủy sản chỉ đạo triển khai thực hiện nuôi ghép cá rô phi đơn tính với chép lai tại thị trấn Hưng Hóa. Huyện cũng đã phối hợp với Chi cục thủy sản tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi và phòng bệnh cho cá ở 2 xã: Hương Nộn và Quang Húc. Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới hỗ trợ 3 mô hình thủy sản tại xã Thượng Nông, Thọ Văn và Xuân Quang; hỗ trợ mô hình nuôi cá lồng và mở 2 lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi cá lồng tại xã Quang Húc. Các hộ sản xuất trên địa bàn huyện đã tích cực đầu tư cơ sở vật chất mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản. Diện tích thủy sản năm 2013 của huyện đạt hơn 1.145 ha, tăng hơn 3% so với cùng kỳ; năng suất nuôi bình quân đạt 21,3 tạ /ha, sản lượng thủy sản đạt 2.543 tấn tăng 10% so với cùng kỳ. Ngoài diện tích nuôi ao hồ, huyện còn mở rộng loại hình nuôi cá luân canh 1 vụ cá 1vụ lúa và nuôi cá lồng. Trên địa bàn huyện đến nay đã có 43 lồng cá, dự kiến thu vài trăm tấn cá. Anh Vũ Văn Hợp ở khu 5 xã Quang Húc cho biết: Gia đình đầu tư nuôi 5 lồng cá, dự kiến mỗi lồng thu 5-7 tấn cá. Cá được đem đi nhiều nơi như: Việt Trì, Hà Nội, Vĩnh Phúc… Đầu tư nuôi cá lồng phải chi phí nhiều hơn các loại cá truyền thống nhưng thu về một khoản tiền không nhỏ. Nuôi cá lồng đang là hướng vươn lên làm giàu của một số hộ dân nơi đây.

Trong những năm gần đây ngoài các loài thủy sản truyền thống như: Trôi, mè, trắm… các giống thủy sản mới như: Cá chép lai V1, rô phi đơn tính, tôm càng xanh… chiếm 30-40% đem lại giá trị kinh tế cao đáp ứng yêu cầu của thị trường. Tuy nhiên hiện nay diện tích nuôi quảng canh trên địa bàn huyện còn nhiều, tập trung ở đầm, hồ lớn khó quản lý như các đầm: Dị Nậu, Thọ Văn, Thanh Uyên, Tứ Mỹ… Vốn đầu tư ngân sách cho chương trình thủy sản còn thấp. Trang thiết bị phục vụ nuôi thủy sản còn thiếu và chưa đồng bộ như: Máy bơm nước, máy chế biến thức ăn… Các dịch vụ về thủy sản như: Kinh doanh thức ăn, tiêu thụ, dịch vụ thú y thủy sản chưa phát triển.

Để phát triển thủy sản trong thời gian tới Tam Nông tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ giống, máy chế biến thức ăn thủy sản của tỉnh và các chính sách khuyến khích phát triển thủy sản theo đề án của huyện. Đa dạng hóa các đối tượng nuôi, chú trọng đưa các giống mới có năng suất cao vào nuôi thương phẩm. Tăng cường tập huấn, chuyển giao TBKT cho người dân về nuôi trồng thủy sản.

Báo Phú Thọ, 30/12/2013
Đăng ngày 31/12/2013
Trịnh Hà
Nuôi trồng

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 20/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 10:19 19/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:55 19/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 11:35 18/11/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 01:24 21/11/2024

Tự tin thể hiện ý tưởng cùng Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới

Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới là cuộc thi viết được tổ chức bởi Tép Bạc. Cuộc thi dành cho tất các các đối tượng sinh viên đam mê ngành thủy sản tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các bạn tự do thể hiện mọi góc nhìn và ý tưởng của mình đối với ngành thủy sản.

Cuộc thi viết
• 01:24 21/11/2024

Đặc điểm sinh sản kỳ thú của rồng lá biển

Rồng lá biển (Phyllopteryx) là một trong những loài sinh vật biển kỳ thú bậc nhất với vẻ ngoài vô cùng độc đáo, khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với thực vật hơn là động vật.

Rồng lá biển
• 01:24 21/11/2024

Niềm tự hào của người ươm mầm tương lai

Thuở còn đi dạy, tôi thường lên mạng tìm kiếm tài liệu bổ sung cho các bài giảng của mình. Một lần tình cờ tôi tìm đến trang web có tên rất ngộ nghĩnh và dễ thương: Tepbac.

Anh Trần Duy Phong
• 01:24 21/11/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 01:24 21/11/2024
Some text some message..