Tầm quan trọng của di truyền đối với tốc độ tăng trưởng tối đa của tôm

Tốc độ tăng trưởng tôm được coi là yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ao nuôi tôm trong điều kiện sản xuất bình thường. Mặc dù tầm quan trọng của nó, ít người sản xuất tôm thực sự biết tiềm năng tăng trưởng tối đa của tôm mà họ nuôi.

Tầm quan trọng của di truyền đối với tốc độ tăng trưởng tối đa của tôm
Tất cả các sinh vật sống là kết quả tương tác của di truyền (gen) và môi trường sống của chúng.

Khi tôm phát triển nhanh hơn, chúng được nuôi trong ao trong thời gian ngắn hơn, làm giảm đáng kể yếu tố nguy cơ và có cơ hội để nuôi tôm với quy mô lớn hơn hoặc tăng số lần luân canh/năm nhiều hơn. Thời gian nuôi trong ao rút ngắn có thể dẫn đến tỷ lệ sống sót cao hơn và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn thấp hơn,đồng thời tổng chi phí vận hành cũng sẽ giảm, góp phần mang lại kết quả tốt hơn và lợi nhuận cao hơn đáng kể.

Tốc độ tăng trưởng tôm

Để quản lý được tốc độ tăng trưởng của tôm một cách hiệu quả, điều quan trọng đầu tiên cần hiểu là nuôi tôm như thế nào, và một ví dụ giả thuyết được trình bày ở hình 1. Có ba giai đoạn có thể được xác định trong đường cong tăng trưởng của tôm.

Thứ nhất, từ khoảng 1, hoặc PL1 đến 3-4 gram, các động vật phát triển theo cấp số nhân, trong đó tăng trọng lượng gia tăng với tốc độ rất cao.

Trong giai đoạn thứ hai, từ khoảng 3 - 4 gram đến khoảng 25 gam, tốc độ tăng trưởng của tôm là tuyến tính, trong đó tốc độ tăng trọng là hằng số trên một đơn vị thời gian.

Và trong giai đoạn thứ ba, ở khoảng 25 gam hoặc khi các con vật bắt đầu đạt đến sự trưởng thành về giới tính, con cái vẫn tiếp tục phát triển nhưng tỷ lệ tăng trưởng của con đực giảm.

di truyền tôm, chất lượng tôm giống, tăng trưởng tôm, nuôi tôm, tốc độ tăng trưởng tôm,

Hình 1: Đường cong tăng trưởng giả định cho tôm nuôi

Tất cả các sinh vật sống là kết quả tương tác của di truyền (gen) và môi trường sống của chúng. Để xác định tốc độ tăng trưởng tối đa của tôm được xác định bởi di truyền của chúng, chúng ta phải cung cấp cho chúng cơ hội để phát triển trong những điều kiện tối ưu, đó là một môi trường mà các điều kiện không hạn chế dưới bất kỳ hình thức nào.

Hình 2 trình bày dữ liệu nơi một dòng tôm cụ thể được nuôi thả ở mật độ rất thấp và được cho ăn thức ăn có chất lượng rất cao trong một môi trường nước rất thuận lợi. Số lượng mẫu được thu xấp xỉ bảy ngày một lần. Các dữ liệu được phân tích bằng phân tích hồi quy và tốc độ tăng trưởng trung bình được tính là 2,59 gram mỗi tuần, đây là ước tính rất tốt về tốc độ tăng trưởng tối đa của những động vật đặc biệt này, được xác định bởi di truyền của chúng.

di truyền tôm, chất lượng tôm giống, tăng trưởng tôm, nuôi tôm, tốc độ tăng trưởng tôm,

Hình 2. Tốc độ tăng trưởng của tôm tăng trưởng rất nhanh trong điều kiện tối ưu.

Cơ hội cho động vật phát triển nhanh hơn

Hình minh hoạ về cơ hội từ các loài động vật đang phát triển nhanh được trình bày trong Hình 3. Nếu tăng trưởng bình thường theo các điều kiện trang trại là 1gram/tuần, như được thể hiện bằng đường dưới cùng và tốc độ tăng trưởng tối đa từ di truyền của động vật là 2,5 gram/tuần được thể hiện bằng đường trên cùng thì cơ hội được thể hiện bằng khu vực màu vàng.

Trong phạm vi này chúng ta có thể kết luận rằng một hoặc nhiều yếu tố môi trường đang bị hạn chế. Nó có thể là một hoặc nhiều yếu tố, bao gồm dinh dưỡng, kỹ thuật cho ăn, bất kỳ thông số chất lượng nước nào (nhiệt độ, oxy hòa tan, các chất khác...), bệnh tật và các yếu tố khác. Nghiên cứu những yếu tố hạn chế này là gì và cách quản lý đúng cách hiệu quả hơn là chìa khóa để cải thiện sản xuất, năng suất và lợi nhuận.

di truyền tôm, chất lượng tôm giống, tăng trưởng tôm, nuôi tôm, tốc độ tăng trưởng tôm,

Hình 3: minh hoạ về cơ hội tăng trưởng tiềm năng cho việc phát triển tôm nhanh hơn.

Quan điểm

Trong 15 năm trở lại đây, ngành nuôi tôm toàn cầu đã di chuyển hầu như chỉ phụ thuộc vào hậu bị tôm giống, sau nhiều năm phụ thuộc vào và sử dụng các con giống đánh bắt tự nhiên. Một số nhà sản xuất giống đã phát triển các chương trình có chọn lọc hoặc dựa vào các giống bố mẹ có chọn lọc từ các công ty khác.

Kết quả là, tăng trưởng đáng kể tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi và đã có báo cáo về trường hợp đã phát triển 7-10 gram mỗi tuần. Khi nói đến di truyền học và nuôi tôm, điểm mấu chốt là hiểu được tiềm năng di truyền của động vật cho tốc độ tăng trưởng tối đa như thế nào.

Thomas R. Zeigler, Ph.D đăng trên www.advocate.gaalliance.org

Đăng ngày 21/11/2017
TRỊ THỦY Lược dịch
Kỹ thuật

Tổng quan về công nghệ MBBR trong nuôi trồng thủy sản

MBBR là Moving Bed Biofilm Reactor, hứa hẹn là công nghệ xử lý nước thải ưu việt trong nuôi trồng thủy sản.

công nghệ MBBR
• 18:17 25/09/2021

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP không chỉ loại bỏ hiệu quả nồng độ Ammonium mà còn xử lý đến 90% chất hữu cơ.

Chế biến cá tra
• 07:00 22/04/2020

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản bằng cảm biến nano

Sử dụng được cả trên bờ, dưới nước để quan trắc chất lượng nước, hệ thống cảm biến nano do Viện Công nghệ nano (INT) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu giúp người nuôi trồng thủy sản yên tâm khi chất lượng nước nuôi được cảnh báo tự động kịp thời khi có sự cố.

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản
• 14:35 05/02/2020

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ

Quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ là khâu quan trọng, đòi hỏi người nuôi có sự hiểu biết cần thiết về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường và biến động của chúng.Từ đó, có biện pháp điều chỉnh phù hợp, giảm nguy cơ thiệt hại, góp phần vào thành công của vụ nuôi.

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ
• 08:46 30/10/2019

Nhu cầu oxy cho tôm thẻ chân trắng và các vấn đề liên quan

Nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình thâm canh, thâm canh công nghệ cao, siêu thâm canh, do bà con thả nuôi mật độ cao, nên hàm lượng oxy hoà tan trong ao nuôi rất cần cho hoạt động sống, trao đổi chất, bắt mồi, tăng trưởng, khả năng đối phó dịch bệnh, thay đổi thời tiết, biến động thông số môi trường. Nhu cầu oxy của tôm thẻ chân trắng trong ao nuôi từ ≥ 6 mg/lít trở lên, trong quá trình nuôi, bà con đáp ứng đủ nhu cầu trên tôm phát triển tốt, tăng trưởng nhanh, ít bệnh, tỷ lệ sống cao. Ngược lại, oxy không đủ cung cấp theo nhu cầu, tôm còi cọc, chậm lớn, dễ nhiễm bệnh, tỷ lệ sống thấp.

Ao nuôi tôm
• 10:21 22/04/2025

Gan tôm như thế nào gọi là xấu?

Gan tụy là cơ quan nội tạng quan trọng của tôm, đóng vai trò trong tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng và giải độc. Sức khỏe của gan tụy phản ánh trực tiếp tình trạng tổng thể của tôm nuôi. Gan tụy bị tổn thương không chỉ làm giảm tốc độ tăng trưởng mà còn khiến tôm dễ mắc các bệnh nguy hiểm như hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS).​

Tôm thẻ chân trắng
• 09:40 22/04/2025

Gan tôm như thế nào mới gọi là “chuẩn”?

Trong hành trình nuôi tôm, ai cũng mong muốn tôm mau lớn, khỏe mạnh, ít bệnh, năng suất cao và đầu ra ổn định. Tuy nhiên, có một cơ quan cực kỳ quan trọng trong cơ thể con tôm mà nhiều bà con còn ít chú ý tới hoặc chưa thật sự hiểu rõ – đó chính là lá gan tụy.

Gan tôm
• 09:46 17/04/2025

Thả tôm giống với các bước cần lưu ý điều gì?

Thả tôm giống là một trong những công đoạn quan trọng nhất, quyết định đến 60–70% sự thành công của vụ nuôi. Dù bạn là người nuôi tôm truyền thống hay đang áp dụng mô hình nuôi công nghệ cao, thì việc thả giống đúng kỹ thuật luôn là điều kiện tiên quyết để tôm phát triển khỏe mạnh, hạn chế bệnh tật và đạt năng suất cao. Vậy khi thả tôm giống, cần lưu ý những gì?

Thả tôm giống
• 10:07 16/04/2025

Cộng đồng mạng thích thú trước món cua Dương Quá độc lạ

Gần đây, cộng đồng mạng (CĐM) không khỏi xôn xao khi một món ăn độc đáo, "cua cùi," trở thành chủ đề nóng được chia sẻ rầm rộ. Với tên gọi nghe có vẻ lạ lẫm, món cua này đã khiến không ít người ngạc nhiên bởi không chỉ là món ăn độc đáo mà còn chứa đựng một câu chuyện thú vị và đầy bất ngờ.

Cua
• 00:27 27/04/2025

Siết chặt quản lý khai thác thủy sản năm 2025

Việt Nam là một trong những quốc gia ven biển có ngành thủy sản phát triển mạnh mẽ tại khu vực Đông Nam Á.

Tàu cá
• 00:27 27/04/2025

Ảnh hưởng của bọt khí siêu nhỏ lên tôm thẻ chân trắng

Nuôi tôm tại Việt Nam đối mặt với thách thức lớn từ bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Nghiên cứu này đánh giá tiềm năng ứng dụng công nghệ bong bóng nano oxy và ozone trong kiểm soát bệnh, thông qua thí nghiệm so sánh hiệu quả giữa bong bóng thường và bong bóng nano trên tôm thẻ chân trắng. Mục tiêu nhằm tìm giải pháp thay thế kháng sinh, cân bằng giữa hiệu quả diệt khuẩn và an toàn cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:27 27/04/2025

Tình hình nuôi trồng và quy hoạch thủy sản Việt Nam năm 2025

Ngành thủy sản Việt Nam từ lâu đã đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn tạo ra hàng triệu việc làm và đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, trước những thách thức của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, và yêu cầu ngày càng cao từ các thị trường quốc tế, ngành thủy sản nói chung và lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói riêng đang đứng trước yêu cầu phải chuyển đổi mạnh mẽ theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 00:27 27/04/2025

Cá Mó - Chiến binh bảo vệ rạn san hô

Trong bức tranh sinh thái biển rộng lớn, cá Mó (Parrotfish) không chỉ là một sinh vật biển rực rỡ sắc màu, mà còn là một mắt xích quan trọng giúp bảo vệ và duy trì sự sống cho các rạn san hô. Tuy nhiên, trước thực trạng đánh bắt quá mức và nhận thức chưa đầy đủ từ cộng đồng, loài cá đặc biệt này đang đứng trước nguy cơ suy giảm nghiêm trọng. Việc hiểu rõ vai trò sinh thái của cá Mó là bước đầu tiên để gìn giữ đại dương.

Cá mó
• 00:27 27/04/2025
Some text some message..