“Tận thế kháng sinh”: lời cảnh báo đáng sợ!

Các chuyên gia cảnh báo, nhân loại đang đối diện một viễn cảnh đáng sợ: không thể thực hiện được ngay cả một ca phẫu thuật thông thường vì sự lan tràn của một gen kháng thuốc.

“Tận thế kháng sinh”: lời cảnh báo đáng sợ!
Từ một chứng bệnh có thể chữa trị dễ dàng, nay bệnh lao kháng nhiều thuốc (MDR-TB) giết chết khoảng 190.000 người mỗi năm. Ảnh: Humanosphere.org

Trong tuần giữa tháng 10, các nhà khoa học, chuyên gia y tế, lãnh đạo các công ty dược và quan chức chính phủ sẽ tham dự một hội nghị quốc tế quan trọng ở Berlin, CHLB Đức, để bàn các biện pháp ngăn chặn sự lan tràn của tình trạng kháng thuốc. Hội nghị do Liên hiệp quốc, Chính phủ Anh, tổ chức Wellcome Trust cùng một số chính phủ quốc gia khác tổ chức khẩn cấp sau khi các nhà khoa học liên tiếp đưa ra những lời cảnh báo về tình trạng kháng thuốc kháng sinh trên toàn cầu và những hậu quả khủng khiếp mà nó gây ra.

Những cảnh báo đáng sợ

Tại một hội nghị gần đây của Hiệp hội Vi sinh học Mỹ, các nhà khoa học thông báo đã phát hiện một chủng vi khuẩn có chứa một gen đặc biệt, đặt tên là mcr-1 có khả năng chống lại thuốc kháng sinh colistin. Vi khuẩn này đang lan truyền khắp thế giới với tốc độ chóng mặt sau khi được phát hiện lần đầu tiên vào 18 tháng trước. Ở một khu vực tại Trung Quốc, các bác sĩ xác định có tới 25% số bệnh nhân đang nằm bệnh viện có mang trong người loại gen này.

Thuốc colistin được coi là “giải pháp kháng sinh cuối cùng” mà bác sĩ phải dùng đến sau khi bệnh nhân không còn thích ứng với tất cả các loại thuốc chống vi khuẩn khác. Giờ đây tình trạng “nhờn” thuốc kháng sinh, kể cả thuốc colistin, đang lan rộng khắp thế giới, đe dọa tước bỏ nhiều loại “vũ khí” quan trọng mà các thầy thuốc sử dụng trong cuộc chiến chống lại bệnh tật.

“Thế giới đang đối mặt với ngày tận thế kháng sinh (an antibiotic apocalypse)”, bà Sally Davies, quan chức y tế cao cấp nhất của Anh, nhận xét. Theo bà, nếu thế giới không hành động để ngăn chặn sự lan tràn tình trạng nhờn thuốc kháng sinh và nếu không tìm ra cách phát triển những loại kháng sinh mới, chúng ta có thể quay trở lại thời kỳ mà ngay cả những cuộc phẫu thuật thông thường, những vết thương đơn giản, thậm chí sự nhiễm trùng nhẹ cũng có thể đe dọa nghiêm trọng tới sinh mạng con người.

Theo các nhà khoa học, trong một thế giới kháng thuốc, nhiều thành tựu của y học hiện đại sẽ không thể thực hiện được. Một ví dụ là chuyện ghép tạng. Khi được phẫu thuật ghép tạng/thay tạng, hệ miễn dịch của bệnh nhân sẽ bị ức chế để ngăn chặn phản ứng thải loại chống lại bộ phận tạng mới, do vậy bệnh nhân rất dễ bị nhiễm trùng. Nếu không có thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng hiệu quả thì việc cấy ghép nội tạng sẽ không tiến hành được. Ngay cả việc đơn giản là mổ ruột thừa, nếu không có thuốc kháng sinh bảo vệ bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật thì nhiều người sẽ chết vì viêm màng bụng và các chứng nhiễm trùng khác. Thế giới mà chúng ta sống sẽ đối mặt với những rủi ro giống như thời trước khi bác sĩ Alexander Fleming khám phá ra thuốc penicillin năm 1928.

Trong thực tế, từ năm ngoái khi “nhờn thuốc” được Liên hiệp quốc công nhận là mối đe dọa lớn nhất đối với nhân loại, đến nay đã có hơn 700.000 người chết vì nhiễm “siêu vi khuẩn” (superbug) nhờn các loại thuốc. Cuối năm ngoái ở bang Nevada (Mỹ) một bà lão 70 tuổi chết do bị nhiễm một siêu vi khuẩn “nhờn” 26 loại kháng sinh! Ở Anh, một chủng bệnh lậu không chữa được đang lây lan. Các chuyên gia y tế dự báo hiện mỗi năm đã có 1 triệu người chết vì vi khuẩn kháng thuốc và với tốc độ lây lan hiện nay thì số tử vong sẽ là 10 triệu người mỗi năm vào năm 2050, nhiều hơn số người chết vì ung thư và làm tổng sản lượng toàn cầu giảm sút từ 2-3,5%.

Nguyên nhân là sự lạm dụng

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng bi đát này, theo các nhà khoa học, là việc dùng sai và lạm dụng rộng rãi thuốc kháng sinh và thất bại của các công ty dược trong việc nghiên cứu và phát triển các nguồn dược phẩm mới cho tương lai. Các bác sĩ phương Tây hầu như sẵn sàng kê toa thuốc kháng sinh cho bất kỳ chứng bệnh nào. Ở nhiều nước, nhất là các nước đang phát triển, có thể mua và dùng thuốc kháng sinh rất dễ dàng, không cần cả toa bác sĩ.

Và cũng ở nhiều nước, nông dân sử dụng thuốc kháng sinh làm thuốc kích thích tăng trưởng cho gia súc, gia cầm và thủy sản; dẫn tới hiện tượng chất kháng sinh thấm vào đất đai sông suối với xu thế đáng báo động, đặc biệt là ở châu Á. “Trên sông Hằng (Ấn Độ) vào mùa hành hương, hàm lượng chất kháng sinh trong nước sông gần ngang mức mà chúng tôi tiêm vào mạch máu bệnh nhân. Thật đáng ngại, đáng ngại”, bà Davies than thở.

Nước sông đẫm chất kháng sinh cùng với đất bờ sông cũng đầy chất kháng sinh là môi trường lý tưởng để sinh ra các loại superbug, nương tựa vào hệ thống chăn nuôi gia súc gia cầm trong môi trường nhân tạo để lan ra với tốc độ nhanh. Một ví dụ điển hình là bệnh lao (tuberculosis), một chứng bệnh có thời được chữa trị dễ dàng, nhưng nay có tình trạng kháng nhiều thuốc, trở thành bệnh lao kháng thuốc MDR-TB (multi-drug-resistant tuberculosis) mỗi năm cướp đi mạng sống của hơn 190.000 người.

Theo bác sĩ Matthew Avison, giảng viên về sinh học phân tử Đại học Bristol, thuốc colistin được bào chế lần đầu từ thập niên 1950, được coi là kháng sinh có dược lực mạnh nhất, nhưng do nó gây ra những tác dụng phụ độc hại nên không được các bác sĩ dùng cho con người, mà chỉ bác sĩ thú y sử dụng để chữa nhiễm trùng cho vật nuôi. Nhưng do tình trạng kháng thuốc ở con người, các loại kháng sinh khác đều vô hiệu, các bác sĩ phải quay lại dùng colistin với hy vọng “có còn hơn không”. “Colistin là thứ thuốc mà chúng ta đã bỏ đi, thế mà bây giờ bỗng nhiên chúng ta lại sử dụng nó. Dù vậy, thần đèn đã ra khỏi cái chai rồi!”, ông Avison nói. Với phát hiện gen mcr-1 kháng cả colistin thì tương lai sẽ ra sao là điều khó nói.

Một yếu tố góp phần lan truyền vi khuẩn kháng thuốc là du lịch. “Một nghiên cứu ở Thụy Điển đã theo dõi một nhóm khách trẻ đi du lịch “bụi” nhiều nơi trên thế giới. Khi ra đi chưa ai có vi khuẩn kháng thuốc trong bụng nhưng khi trở về một phần tư trong số họ bị nhiễm vi khuẩn kháng thuốc. Điều đó cho thấy tính chất rộng khắp của vấn đề mà chúng ta đang đối mặt”, bà Davies của Anh Quốc, cho biết.

Khó khăn ở lối hành xử của con người

“Siêu vi khuẩn ngày càng mạnh bởi vì chúng ta tiếp tục lãng phí những loại thuốc quý thông qua sự lạm dụng trong chữa bệnh cho người và như một công cụ sản xuất rẻ tiền trong chăn nuôi gia súc”, ông Lance Price, nhà nghiên cứu về kháng sinh tại Đại học George Washington ở thủ đô Washington, tóm tắt tình hình.

Để ứng phó, yêu cầu đầu tiên là các bác sĩ hãy chấm dứt tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh khi kê toa cho bệnh nhân. Ở Mỹ, 30% lượng thuốc kháng sinh được sử dụng bị coi là không cần thiết. “Thật không thể tin được là bác sĩ vẫn kê toa thuốc kháng sinh chỉ dựa vào cảm nhận về triệu chứng ở người bệnh, giống như thời kháng sinh mới được đưa ra dùng rộng rãi trong thập niên 1950”, Lord Jim O’Neill, chuyên gia về kháng thuốc chống vi khuẩn, thừa nhận trong báo cáo “Review on Antimicrobial Resistance” gửi Chính phủ Anh năm ngoái.

Biện pháp cấm sử dụng thuốc kháng sinh như colistin trong nông nghiệp đã được ban hành ở các nước châu Á, nhưng còn lâu mới có hiệu quả, theo báo cáo của ông O’Neill. “Khi chúng tôi viết báo cáo vào năm ngoái, hiện tượng kháng colistin đã được coi là một vấn đề một lúc nào đó sẽ tác động tới chúng ta trong tương lai, nhưng nay chúng tôi thấy nó đã lan tràn khắp nơi”, ông O’Neill nói.

Ông Jim O’Neill - sẽ đọc tham luận tại hội nghị Berlin cuối tuần này - cũng đưa ra một số đề nghị như cho rằng các công ty dược phẩm cần đầu tư mạnh cho việc phát triển các loại thuốc kháng sinh mới mà người bệnh không được phép sử dụng khi chưa được xét nghiệm để bảo đảm rằng họ cần loại thuốc đó. Một ưu tiên hàng đầu, theo báo cáo, là cần có ngay bộ công cụ (kit) xét nghiệm nhanh - cho biết liệu bệnh nhân có cần thuốc kháng sinh hay không, nếu cần thì loại kháng sinh nào - để hỗ trợ các bác sĩ.

Du lịch, vệ sinh cá nhân, chăn nuôi và dịch vụ y tế - tất cả đều bị ảnh hưởng bởi vấn đề nhờn thuốc kháng sinh. Mục tiêu của hội nghị quốc tế Berlin cuối tuần này là tìm ra những giải pháp hiệu quả nhất, nhanh chóng nhất để xử lý cuộc khủng hoảng. “Vấn đề mà hiện tượng kháng thuốc chống vi khuẩn đặt ra cũng không phải là quá khó hay không giải quyết được. Tất cả những gì cần thiết là mọi người phải hành xử theo cách khác. Làm sao đạt được điều đó thì chưa rõ”, ông O’Neill nói.

TBKTSG
Đăng ngày 21/10/2017
The Guardian
Dịch bệnh

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 10:48 22/01/2025

Xử lý nấm đồng tiền trên ao bạt

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, là một loại địa y, có mùi tanh khó chịu, khi xuất hiện trong ao nuôi sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường ao và sức khỏe tôm nuôi, nghiêm trọng hơn là có thể gây thiệt hại lớn đến nguồn kinh tế của người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:08 21/01/2025

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 11:34 22/01/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 11:34 22/01/2025

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 11:34 22/01/2025

Vai trò dinh dưỡng của thủy sản trong bữa ăn hằng ngày và lợi ích bất ngờ

Thủy sản từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn của nhiều gia đình. Với sự phong phú về chủng loại và giá trị dinh dưỡng, các món ăn từ thủy sản không chỉ ngon miệng mà còn mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe.

Thủy sản
• 11:34 22/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:34 22/01/2025
Some text some message..