Tăng 20% tỉ lệ sống của tôm thẻ chân trắng nhờ chế phẩm từ hạt bơ

Chế phẩm polyphenol từ hạt bơ ở dạng bột, công thức phối trộn đơn giản, dễ sử dụng, giúp tăng cường hệ miễn dịch ở tôm thẻ chân trắng chống lại các bệnh liên quan tới vi khuẩn Vibrio parahaematolycus.

Tăng tỷ lệ sống tôm thẻ chân trắng nhờ chế phẩm từ hạt bơ. Ảnh: es-c.ru
Tăng tỷ lệ sống tôm thẻ chân trắng nhờ chế phẩm từ hạt bơ. Ảnh: es-c.ru

Vi khuẩn Vibrio parahaematolycus được xem là một trong những nguyên nhân chính có liên quan đến hiện tượng bệnh dẫn đến tôm nuôi chết hàng loạt, gây thất thoát, thiệt hại cho nghề nuôi tôm. Trong những năm gần đây, đã có xu hướng nghiên cứu bổ sung các chất giàu polyphenol có nguồn gốc tự nhiên nhằm cải thiện tăng trưởng, sức khỏe và phòng chống bệnh cho vật nuôi, thủy sản.

Từ những nguyên nhân nói trên nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM do TS. Phan Thị Anh Đào đã nghiên cứu thành công chế phẩm polyphenol từ hạt bơ, thử nghiệm sử dụng chế phẩm này bổ sung vào thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng.

Tôm thu hoạch sau 60 ngày nuôiTôm thu hoạch sau 60 ngày nuôi với chế phẩm polyphenol từ hạt bơ (Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp)

Kết quả thử nghiệm trên các mô hình nuôi tôm trong bể composit, bể kính đã cho thấy: Tôm ăn thức ăn phối trộn chế phẩm polyphenol có tỷ lệ sống cao hơn 20% so với tôm đối chứng (sử dụng thức ăn thông thường) khi bị cảm nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaematolycus.

Chế phẩm polyphenol từ hạt bơ của nhóm nghiên cứu TS. Anh Đào có những ưu điểm như tổng hàm lượng polyphenol cao (TPC > 2.000 mgGAE/100 g DW) có hoạt tính sinh học như ức chế gốc tự do DPPH (IC50 <30 µg/mL), ức chế Vibrio parahaematolycus (MIC, <150 µg/mL), đạt chỉ tiêu kim loại nặng và vi sinh (QCVN 02-31-2:2019/BNNPTNT, theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thức ăn thủy sản).

Sau 60 ngày nuôi thử nghiệm, tôm đạt trọng lượng từ 7,96 – 9,15 gam/con, tăng trọng từ 6,91 – 8,10 gam/con. Riêng về tỷ lệ sống, việc bổ sung 500 - 750 - 1.000 ppm polyphenol đã cho hiệu quả khá tốt (ở mức 76%), giúp tăng tỉ lệ sống từ 9 - 10% so với đối chứng và có hiệu quả tương đương với sản phẩm BM.

TS. Phan Thị Anh Đào cho biết hạt bơ chứa nguồn polyphenol cao với các nhóm hợp chất đa dạng, thể hiện nhiều hoạt tính sinh học có giá trị cao và có thể sử dụng như các phụ gia thực phẩm, thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, hạt bơ trong nước là nguồn phụ phẩm chưa được tận dụng, và là "phiền toái" ở các nhà máy chế biến bơ đông lạnh, dầu bơ, mỹ phẩm.

Báo Người lao động
Đăng ngày 15/11/2022
Đức Huy
Kỹ thuật

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Một số kỹ thuật chọn và thả tôm giống

Trong nuôi tôm việc chọn và thả giống là một kỹ thuật hết sức quan trọng, có thể quyết định tới thành bại của vụ nuôi. Khi chọn tôm giống, người nuôi cần nắm thông tin về nguồn gốc bố mẹ của con giống, quy trình nuôi và các loại thức ăn đã sử dụng để đảm bảo chúng là những con giống chất lượng, khỏe mạnh, có khả năng sống tốt.

Thả giống
• 10:12 28/10/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 04:53 09/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 04:53 09/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 04:53 09/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 04:53 09/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 04:53 09/11/2024
Some text some message..