Tăng cường đầu tư, quản lý các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tàu thuyền

Tỉnh Nam Định hiện có 2.051 tàu thuyền đánh cá với tổng công suất 214.317CV và khoảng 5.562 lao động trực tiếp trên tàu cá. Việc quản lý cũng như quy hoạch, đầu tư hệ thống cảng cá, bến cá, khu neo đậu tàu thuyền có vai trò rất quan trọng trong phát triển ngành thủy sản.

Ngư dân thu hoạch cá.
Ngư dân huyện Hải Hậu thu hoạch cá.

Cảng cá, bến cá, khu neo đậu tàu thuyền là nơi chuyên dùng cho tàu cá ra vào neo đậu, bốc dỡ thủy sản, tiếp nhận các dịch vụ hậu cần nghề cá; sửa chữa tàu thuyền, cung cấp ngư cụ, nhiên liệu, bảo quản sản phẩm… Ngoài ra còn là nơi quản lý tàu thuyền khai thác, cung cấp thông tin về ngư trường, thiên tai, cứu nạn.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là trong khi các phương tiện khai thác đang phát triển nhanh về số lượng cũng như công suất máy thì việc quy hoạch, đầu tư cảng cá, khu neo đậu lại chưa thể theo kịp. Số lượng bến cá, cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão còn hạn chế, toàn tỉnh chưa có bến cá nào được xây dựng đạt tiêu chuẩn, chủ yếu vẫn chỉ là các bến cá tự phát. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất phục vụ cho việc thu mua, bảo quản thủy sản, vấn đề vệ sinh môi trường tại các cảng cá vẫn chưa hoàn toàn được đảm bảo; chưa xây dựng được mô hình liên kết giữa nhà chế biến, xuất khẩu với ngư dân khai thác, dịch vụ thủy sản.

Vì vậy các cảng cá rất cần được đầu tư về quy mô, cơ sở vật chất để có thể nâng cao năng lực tiếp nhận tàu thuyền, đảm bảo an toàn cho tàu thuyền mỗi khi ra, vào cũng như phục vụ cho việc mua bán, sơ chế hải sản. Hơn nữa, vào thời điểm mùa bão lũ, dù ít hay nhiều thì cơ sở hạ tầng tại cảng cá cũng bị ảnh hưởng nên luôn phải đầu tư, gia cố lại cơ sở hạ tầng như kè sạt lún, mái tôn tốc, nạo vét phù sa... Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận người dân thiếu ý thức, chưa tuân thủ các nội quy, quy định tại cảng cá, xả nước thải, vứt rác thải sinh hoạt, đồ nhựa, túi ni-lon bừa bãi xuống vùng nước đậu tàu, gây ảnh hưởng đến môi trường cảng cá.

Trước những bất cập trên, nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tàu thuyền; đảm bảo an toàn sản xuất và đáp ứng nhu cầu thương mại, dịch vụ; tạo sự an tâm cho ngư dân thực hiện tốt việc sản xuất, đánh bắt và chế biến thủy sản, Sở NN và PTNT đã tổ chức rà soát các hạng mục hạ tầng thiết yếu cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền; triển khai xây dựng các khu neo đậu tàu thuyền đã được phê duyệt đầu tư xây dựng; nâng cấp, hoàn thiện các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão cho tàu cá nhằm bảo đảm đồng bộ và từng bước hiện đại. Bên cạnh đó, Sở NN và PTNT tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quy chế quản lý cảng cá và quy chế quản lý khu neo đậu tàu thuyền.

Một số dự án đã được các cơ quan chức năng phê duyệt và đang trong quá trình triển khai như dự án xây dựng Khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão kết hợp bến cá cửa Hà Lạn (Giao Thủy), với tổng mức đầu tư là 249,6 tỷ đồng. Dự án đầu tư xây dựng công trình khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão cửa sông Ninh Cơ (Nghĩa Hưng) với tổng mức đầu tư là 214,8 tỷ đồng, hiện nay đã hoàn thành và đưa vào sử dụng nhà điều hành và âu neo đậu số 1, đang tiếp tục triển khai các hạng mục còn lại.

Bên cạnh đó, các Ban quản lý bến cá, cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền cũng chủ động thu hút các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư sản xuất, kinh doanh dịch vụ hậu cần, huy động các nguồn kinh phí xã hội hóa để đầu tư cơ sở hạ tầng. Tổ chức lực lượng nhân viên đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ trong khu vực cảng cá; tăng cường hướng dẫn, tập huấn, diễn tập kỹ thuật neo đậu tàu thuyền an toàn cho ngư dân.

Thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình thời tiết trên các hệ thống truyền thanh của cảng; chủ động khắc phục, giải quyết tại chỗ hậu quả tai nạn, ô nhiễm môi trường; xác nhận nguồn gốc, xuất xứ thủy sản khai thác cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu. Phối hợp với cơ quan đảm bảo an toàn hàng hải thông báo tình hình luồng lạch, phao tiêu báo hiệu, tình hình an toàn cầu, bến cho các tàu cá ra vào cảng. Phối hợp với thanh tra chuyên ngành trong quản lý cảng và phối hợp với các cơ quan Nhà nước khi có yêu cầu.

Tăng cường công tác duy tu, bảo dưỡng các hạng mục công trình cảng để khắc phục những hư hỏng, xuống cấp của các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tàu thuyền. Đối với các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động trong khu vực cảng cá, bến cá, khu neo đậu tàu thuyền cũng cần nâng cao trách nhiệm khi tham gia khai thác và sử dụng cũng như giữ gìn, bảo vệ và sử dụng an toàn cơ sở hạ tầng cảng cá, khu neo đậu. Chấp hành các quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường và đảm bảo an toàn lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm trong khu vực cảng cá, khu neo đậu.

Việc đầu tư, xây dựng, nâng cấp và quản lý cảng cá, bến cá, khu neo đậu tàu thuyền sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá, phục vụ khai thác thủy sản, phát huy hiệu quả về phát triển kinh tế, an sinh xã hội cho những người dân vùng biển.

Báo Nam Định
Đăng ngày 20/04/2017
Thanh Hoa
Nông thôn

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:33 26/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 14:06 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 14:06 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 14:06 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 14:06 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 14:06 26/11/2024
Some text some message..